Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết, nguyên là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII, từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Trước khi tham gia nghị trường ông là giảng viên cao cấp, Phó hiệu trưởng Đại học KHXH &NV thuốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong thời gian tham gia nghị trường ông đã khá nổi bật với nhiều ý kiến thẳng thắn, được dư luận cử tri cả nước chú ý và đồng tình. Tuần Việt Nam giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc trao đổi của ông với báo Văn hóa Nghệ An.
Thưa giáo sư, trước khi trở thành chính khách, ông là một nhà khoa học,một trí thức. Một lần ghé thăm và nói chuyện với chúng tôi tại tạp chí Văn hóa Nghệ An, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có nói rằng đã từng đặt rất nhiều hy vọng vào ông với tư cách một nhà ngôn ngữ học tài năng. Ông có thể cho biết tại sao từ giảng đường lại rẽ ngang sang chính trường, từ một nhà khoa học trở thành một chính khách?
- Cho đến bây giờ tôi vẫn tự coi mình và vẫn được giới khoa học coi là một nhà nghiên cứu khoa học. Còn bản thân tôi tự đánh giá mình chỉ là một chính khách nghiệp dư thôi, tôi vẫn là một nhà giáo, nhà khoa học. Còn về con đường rẽ ngang của tôi, thực ra nó cũng rất là bất ngờ. Tôi tham gia làm công tác lãnh đạo tại trường từ năm 1990 nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ có ngày mình sẽ rời trường để trở thành một Đại biểu Quốc hội.
Duyên do của việc này là năm 2002 khi chuẩn bị nhân sự cho Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (UBKHCN&MT) thì GS.TSKH Vũ Đình Cự -Phó Chủ tịch QH kiêm Chủ nhiệm UBKHCN&MT thấy Thường trực UB toàn những người làm trong lĩnh vực KHTN thôi, không có người nào làm trong lĩnh vực KHXH&NV. Chính vì vậy, tôi đã được giới thiệu ra ứng cử ĐBQH khóa XI và điều lên công tác ở UBKHCN&MT. Trong cuộc đời công tác của mình, tôi có chuyển công tác nhiều lần. Có thể nói lần này mình không chủ động. Những lần trước mình đều chủ động.
Ông có suy nghĩ gì về sự thay đổi này? Và đến bây giờ ông có thấy tiếclà mình đã sang ngang?
- Lúc mới về QH phải nói là tôi cũng khá hoang mang, không biết có làm tròn trách nhiệm. Bởi vì mình bị tách ra khỏi môi trường quen thuộc từ trẻ, mấy chục năm tôi chỉ có giảng dạy và NCKH. Thứ hai, phải nói thế này, khi về UBKHCN&MT và làm đại biểu chuyên trách thì anh em người ta đã nói ĐB chuyên trách là 5 không. Bây giờ tôi chỉ nhớ được 3 không: Không quân, không quyền, không tiền. Ở trường ít nhất là có hơn 10 nghìn sinh viên và hơn 600 cán bộ, tôi là lãnh đạo nhà trường cho nên các việc anh chị em sinh viên và cán bộ phản ánh, thấy hợp lý trong quyền hạn của mình, tôi có thể giải quyết được ngay. Việc gì khó,tôi báo cáo BGH, báo cáo Thường vụ Đảng ủy nhà trường rồi giải quyết. Ở trường, người giúp việc có, tiền có, gần 100 tỉ/ năm, cả UB chỉcó 1,5 tỉ để hoạt động thôi, bây giờ chắc là hơn.
Lên đến QH thì tôi chỉ là một cái đinh ở trong bộ máy, không có thẩm quyền gì. Và cần nói thêm là một bộ phận anh em ở Vụ KHCN&MT giúp cho công việc chung của UB, chứ không có làm thư ký cho mình. Những công việc cụ thể tôi phải tự giải quyết lấy: Định phát biểu ý kiến gì thì phải tự nghiên cứu lấy, tự viết lấy và phải tự chịu trách nhiệm. Có đơn thư của dân gửi lên khiếu nại, tố cáo,tôi phải nghiên cứu, chuyển đơn giải quyết cho dân, đấu tranh với các cơ quan để bảo vệ quyền lợi của dân... Tất cả các việc đó tôi đều phải tự làm.
Khi chuyển sang QH tôi xác định ngay: Mình không được phép để lãng phí thời gian công tác QH, mình phải làm được việc. Có thể nói thế này, qua thời gian làm việc ở QH thì nếu mình có tâm huyết thì công việc nào cũng thú vị, việc chung cũng như việc riêng đều có ích với cử tri. Đối với việc chung của cả nước thì làm ở QH tôi có đóng góp trực tiếp hơn. Nếu ý kiến của tôi về một điều lệnh, về một chính sách mà đúng đắn, được QH tiếp thu thì nó sẽ trở quy định của pháp luật, trở thành chính sách. Từ quy định của pháp luật, từ chính sách ấy sẽ giúp chúng ta cải tạo thực tiễn, phát triển đất nước được tốt hơn.
Vì thế, tôi không ân hận khi mình chuyển làm việc tại QH. Phải nói thêm rằng dù làm ĐBQH chuyên trách nhưng thực sự là tự bản thân tôi thấy mình chưa bao giờ dừng công tác chuyên môn chứ chưa phải là cắt đứt hẳn chuyên môn. Trong suốt thời gian ở QH, hàng năm tôi vẫn viết báo, viết sách hàng vài trăm trang.
|
GS Nguyễn Minh Thuyết khi là Đại biểu Quốc hội, Ảnh Lê Anh Dũng |
Một số bạn bè của chúng tôi ở khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp [xưa]nói rằng họ vẫn rất nhớ ông là một nhà giáo, một nhà ngôn ngữ học, một đồng nghiệp thân thiết của họ. Và họ đã tự hào vì có một đồng nghiệp là ông nghị có những tiếng nói trung thực và hữu ích ở chính trường, đã nói hộ được cho họn hiều điều. Ông có suy nghĩ gì về điều này?
- Tôi rất là cảm ơn các bạn bè, các cựu sinh viên của tôi ở trường ĐHTH HN, sau này là ở hai trường ĐHKHXH&NV, ĐHKHTN cũng như các trường ĐH khác trong ĐHQG HN đã giúp đỡ, rèn luyện cho tôi trong quá trình công tác ở trường. Có thể nói kinh nghiệm những năm công tác ở trường, với sự giúp đỡ của anh em đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong công tác QH. Vì sao tôi lại nói như vậy? Bởi vì, trước hết kinh nghiệm của một nhà giáo, một người nghiên cứu khoa học giúp tôi rất nhiều trong hoạt động ở QH. Là một nhà khoa học, tôi có thói quen nghiên cứu tài liệu, tôi đọc tài liệu QH nhanh hơn, khái quát vấnđề trúng hơn và là một nhà giáo tôi có khả năng diễn đạt thuận lợi hơn.
Thứ hai, trong thời gian ở trường, tôi cũng học hỏi được ở các thầy và ở anh em rất nhiều, không chỉ những kinh nghiệm về NCKH mà cả đối nhân xử thế, cách nhìn nhận vấn đề đời sống xã hội...
Có một số bạn ở QH, một số anh em báo chí, một số anh em bạn bè nhận xét tôithường nói vấn đề gì là nói chuẩn và nói trúng. Tôi nghĩ đấy chính là quá trình công tác đã xây dựng cho tôi quan điểm nhìn nhận vấn đề đúng với cương vị của mình là đại biểu của dân, mình cứ nhìn những gì là quyền lợi của dân sẽ trúng(cười).
Đặc biệt tôi cảm ơn tình cảm của anh em đã dành cho tôi trong suốt thời giantôi xa trường để làm ĐBQH cũng như đến tận bây giờ. Ở QH mỗi khi tôi tham gia cuộc họp mà có được những ý kiến đáng chú ý thì bạn bè đều nhắn tin hoặc gọi điện động viên. Và có những việc mà tôi cần đến sự giúp đỡ của họ thì anh em cũng sẵn sàng giúp đỡ tôi. Ví dụ lần phát biểu ý kiến về khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi cũng đọc vài trăm trang tài liệu về vấn đề này, và cũng nắm được nhiều vấn đề nhưng có những chuyện tôi chưa sát lắm. Ví dụ, tạo ra Alumin thì đã phải là sản phẩm tinh chưa hay vẫn là sản phẩm thô? Giá Aluminso với giá nhôm như thế nào? Việc vận chuyển quặng bô-xít như thế nào? Tất cả những chuyện đó tôi phải gọi điện xin gặp một chuyên gia đầu ngành ở khoa địa lý. Anh ấy nói với tôi là: Thôi, anh rất là bận, tôi rất thông cảm, anh cứ nói chuyện qua điện thoại với tôi, anh không phải đến nhà tôi. Nếu anh cần nữa thì tôi sẽ gửi tài liệu cho anh thông qua email... Có thể nói tất cả những sự giúp đỡ ấy tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Sau nhiều năm là đại biểu Quốc hội và là Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của QH, ông thấy môi sinh văn hóa dân tộc,đất nước, quốc gia [theo nghĩa rộng là không gian tồn tại của mỗi người và mọi người, của cả dân tộc] đang nổi lên những vấn đề gì đáng quan tâm nhất, thậm chí nghiêm trọng nhất?
- Nếu nói văn hóa theo nghĩa cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần, nghĩa là những giá trị được thể hiện trong phần hữu hình và trong phần vô hình thì có thể nói về văn hóa vật chất điều chúng ta thấy đáng lo lắng nhất là tiến bộ KHKT của nước ta rất chậm.
Trong số hàng chục nghìn GS, PGS của nước ta, mỗi năm chúng ta chỉ có một vài đăng ký phát minh sáng chế ở nước ngoài. Ví dụ năm 2011 chúng ta chỉ có 5sáng chế, cho đến nay không có nữa. Trong khi đó, các nước phát triển ở châu Á như Hàn Quốc có hàng nghìn, Philippines là nước có trình độ phát triển gần chúng ta, dân số gần chúng ta, họ cũng có vài trăm sáng chế/ năm.
Còn những phát minh, sáng chế trong nước có thể nói là cũng không đáng bao nhiêu. Những điều này cho thấy tiến bộ về văn hóa vật chất ở nước ta rất chậm.
Đặc biệt đáng lưu tâm là văn hóa xã hội, tức là vấn đề thuộc về tư tưởng,lối sống, đạo đức đang sa sút nghiêm trọng. Tôi lấy ví dụ, hiện nay có thể nói là cả nước ta bị một căn bệnh nói một đằng làm một nẻo. Đây là căn bệnh chung của đã có từ lâu lắm rồi nhưng nay thể hiện quá rõ, từ trong cơ quan, với hàng xóm láng giềng, với việc quốc gia...
Đấy là điều đau lòng mà hậu quả chắc chắn là rất lớn. Nên nhiều khi tôi có những phát ngôn, những phát biểu, những hành động mà nhiều người nói là anh quá bạo. Thậm chí những người có trách nhiệm có hi vẫn trách tôi vì những phát ngôn ấy. Nhưng tôi vẫn phải nói, hiện nay cả xã hội người ta không dám nói thật ý của mình. Bây giờ tôi cũng không dám nói thật ý của mình hay các trí thức cũng không dám nói thật ý của mình thì làm sao các cấp lãnh đạo biết được người dân đang nghĩ gì? Cho nên đánh giá thế nào thì tôi cũng chấp nhận nhưng mà tôi nghĩ rằng phải có một số người nói nên suy nghĩ ít nhất là của cá nhân, hoặc của những người thân để cho người khác và lãnh đạo biết để xử lý.
Những người có trách nhiệm có trách ông? Vậy có đồng chí lãnh đạo nào phản hồi ý kiến lại với ông không?
Có một số vị Bộ trưởng, trưởng ngành, khi tôi chất vấn họ trên hội trường,thì họ cũng gửi văn bản đến giải thích hoặc giờ giải lao họ tìm gặp tôi để giải thích tại sao vấn đề lại như vậy... Nhưng cấp cao hơn thì không có (cười).
Phan Thắng – Kiều Mai Sơn thực hiện
Theo Văn hóa Nghệ An
Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt lại