Thời điểm Ấn Độ tổ chức hạ thủy chiếc Vikrant (12/8/2013), một tàu sân bay hoàn toàn tự đóng trong nước đầu tiên sau nhiều thời gian trì hoãn, họ không phải là quốc gia châu Á duy nhất tham vọng tăng cường tiềm lực không chiến trên biển.

>>Bí mật về vũ khí mới của Trung Quốc

Giữa lúc các cường quốc phương Tây gặp khó khăn duy trì các đội tàu sân bay hiện có của mình, thì nhiều cường quốc hàng đầu châu Á đang ráo riết đầu tư thời gian, công sức vào không lực biển.

Ấn Độ còn đang lên kế hoạch trong những năm tới sẽ xây dựng thêm một tàu sân bay tự chế thứ hai, lớn hơn chiếc đầu tiên. Trong khi đó, họ cũng vừa tiến hành những thử nghiệm thực tế đối với hàng không mẫu hạm Vikramaditya (tên cũ là Đô đốc Gorshkov), được tân trang tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở miền bắc nước Nga, dự kiến bàn giao cho Ấn Độ vào mùa thu này. Theo dự kiến đến cuối thập niên, hải quân Ấn Độ sẽ hoàn tất giấc mơ vận hành 3 tàu sân bay. Nhưng Ấn Độ, quốc gia châu Á đầu tiên mua tàu sân bay sau chiến tranh thế giới thứ hai, sẽ không còn nắm thế độc quyền về không lực hải quân trong khu vực.

Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Australia đều đang tích cực tăng cường sức mạnh trên. Tàu sân bay, cho tới gần đây, vẫn đang là biểu tượng cho ưu thế vượt trội của hải quân Mỹ ở châu Á. Nhưng không lực biển sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân quân sự khu vực châu Á. Khi tham vọng hải quân của các cường quốc khu vực va chạm nhau ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, sẽ có nhiều cuộc chạy đua tranh giành vị trí và lợi thế tại các vùng biển châu Á.

{keywords}

Mối lo ngại của Bắc Kinh về sự tăng cường tiềm lực hải quân của Nhật Bản và Ấn Độ cũng không kém quan ngại của New Delhi về sự hiện diện ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Cán cân trên biển ở châu Á sẽ được định hình không chỉ bởi tiềm lực của riêng từng cường quốc châu Á, mà còn cả những dạng liên kết mà chúng có thể tạo ra giữa bản thân các nước với nhau và với Mỹ.

Những hàng không mẫu hạm châu Á

Trung Quốc, quốc gia đang tích cực xây dựng một lực lượng hải quân biển khơi mạnh, cũng đã biên chế chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu Liêu Ninh, vào năm ngoái. Giống như Vikramaditya, tàu Liêu Ninh là phiên bản tân trang của một tàu sân bay, nguyên do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag và được Trung Quốc mua lại từ Ukraina vào năm 1998. Giống như Ấn Độ, Trung Quốc muốn sở hữu không chỉ một tàu sân bay, và thực tế họ đang trong quá trình chế tạo chiếc tàu sân bay riêng. Các báo cáo cũng cho biết, Bắc Kinh đang lên kế hoạch đóng một chiếc tàu sân bay chạy nhiên liệu hạt nhân.

Cùng với đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng ra sức thúc đẩy sực mạnh trên không của lực lượng hải quân. Cả hai nước đều có những tàu sân bay đang hoạt động. Nhật Bản đưa vào vận hành hai chiếc tàu khu trục mạnh mẽ hạng Hyuga có khả năng chở máy bay phản lực vào năm 2009 và 2011. Hàn Quốc thì có một tàu sân bay có tên gọi Dokdo hoạt động từ năm 2005 và đang trong quá trình xây dựng chiếc thứ hai. Nga cũng đang hợp tác cùng với Pháp xây dựng một tàu sân bay có tên Vladivostok. Nếu tàu này tham gia vào hạm đội Thái Bình Dương của Nga, nó sẽ đánh dấu quyết tâm mới của Moscow trong việc khẳng định sức mạnh hải quân của mình ở các vùng biển châu Á. Australia cũng đang trong quá trình sản xuất hai tàu sân bay Canberra và Adelaide, dự kiến hoàn thành và bàn giao trong vài năm tới.

Tàu sân bay có thể không có sức mạnh như những chiến đấu hạm khác, nhưng chắc chắn sẽ có một ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường an ninh biển ở châu Á.

Hàng không mẫu hạm Izumo của Nhật Bản

Việc Nhật Bản đưa vào sử dụng tàu sân bay thứ 3, tàu Izumo, vào đầu tháng 8, đã gây ra không ít bối rối ở Đông Á. Izumo lớn hơn nhiều so với hai tàu khu trục hạng Hyuga, lượng giãn nước 24.000 tấn, hiện là tàu lớn nhất của hải quân Nhật Bản. Nhật Bản cho biết, nhiệm vụ của tàu Izumo bao gồm cứu trợ thiên tai và cứu hộ kiều dân Nhật mắc kẹt trong các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, Trung Quốc không chấp nhận lý do nhân đạo liên quan đến việc sử dụng tàu Izumo trên của Nhật. Các chuyên gia phân tích Trung Quốc gọi Izumo là “tàu sân bay ngụy trang” và cho rằng nó được sử dụng để triển khai sức mạnh. Trong một phát ngôn chính thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi Tokyo cân nhắc về lịch sử đế quốc của mình và không đi quá giới hạn tự vệ.

Do những ký ức còn ăn sâu về cuộc đô hộ thực dân Nhật, một số nước châu Á tỏ ra quan ngại sâu sắc về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản và nỗ lực thoát ra khỏi những ràng buộc chính trị của bản hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh thế giới. Còn đối với giới lãnh đạo Nhật Bản hiện nay, họ có cách tư duy khác. Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và do quan ngại về sự sẵn sàng tham gia vào xung đột giữa Tokyo với Bắc Kinh của đồng minh duy nhất là Mỹ, Nhật Bản không có lựa chọn nào khác là phải đẩy mạnh tiềm lực quân sự.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào ở châu Á cũng quan ngại về Nhật Bản. Một số nước đang tìm kiếm sự hỗ trợ của quân đội Nhật Bản nhằm đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc, đặc biệt là Philippine.

Đình Ngân (Theo Indianexpress)