-Moscow đang chi 755 tỉ USD trong 10 năm để tăng cường sức mạnh quân sự. "Trong khi các nước cắt giảm chi tiêu quốc phòng thì Nga làm điều ngược lại".

Diễn ra hàng năm tại thị trấn Nizhny Tagil ở khu vực Ural, Triển lãm Vũ khí Nga rất đông người tới thăm, ồn ào và nhiều màu sắc.

Những tùy viên quân sự nghiêm trang đóng vai người cha dẫn con thăm hội chợ, trẻ em chỉ chỏ những khí tài mới nhất. Người bán hàng từ các nhà máy quốc phòng xa xôi ở Nga ra sức cung cấp sách hướng dẫn cho các hệ thống mới trong gian hàng, từng đoàn đại biểu ăn vận trang nhã đến từ những nước vùng Vịnh... đều có mặt.

{keywords}
Ảnh: Theo FT

Có hẳn riêng một chủ đề Trung Đông trong triển lãm lần này. Loại xe tăng mới BMPT-72 “Terminator” được sơn màu nắng sa mạc, bên cạnh là đồ họa thể hiện xe tăng trên chiến trường của những cây cọ và đụn cát. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khi tới thăm triển lãm đã hỏi vui vị chỉ huy về mô hình này rằng: "Vì thế, các ông đang định tới Kuwait?”. Các nhà sản xuất vũ khí của Nga thường quá tập trung vào phân khúc khách hàng Trung Đông. Thậm chí, họ còn đặt tên cho loại tên lửa hành trình mới nhất là Iskander (tiếng Ảrập).

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là giờ đây, họ đang có ưu tiên cho khối khách hàng mới: chính bản thân nước Nga. Năm ngoái, chi tiêu quốc phòng của Nga tăng tới 25% và năm nay, dự kiến con số của Moscow sẽ vượt qua cả Anh, Nhật Bản (theo phân tích của Tạp chí quốc phòng IHS. Thực tế này khiến Nga trở thành nước mua vũ khí lớn thứ ba thế giới, chi tiêu 68,8 tỉ USD trong năm 2013, đứng sau Trung Quốc (131,7 tỉ USD) và Mỹ (637,8 tỉ USD) và hơn cả 10 quốc gia kế tiếp cộng lại.

{keywords}
Ảnh: Theo FT

Thể hiện quyết tâm phục hưng thể diện nước Nga với vị trí đáng giá về mặt ngoại giao và quân sự, năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố đầu tư rộng tay trong vòng một thập niên để phát triển vũ khí với mức 755 tỉ USD. Trong khi các chính phủ phương Tây tập trung vào việc xuất khẩu vũ khí của Nga sang Syria, thì quy mô xây dựng và phát triển hệ thống vũ khí nội địa cũng làm dấy lên nhiều quan ngại về dụng ý của Moscow nếu họ định tận dụng hỏa lực của mình.

Kế hoạch chi tiêu nói trên không chỉ làm phục hưng lại sức mạnh quân sự mà còn cứu vãn danh tiếng Nga vốn bị sụt giảm trong hai thập niên qua khi hàng loạt sự cố mất mặt xảy ra như cuộc chiến Chechnya năm 1996, thảm họa tàu ngầm Kursk năm 2000. Công cuộc tái vũ trang, sau 20 năm ngân sách quốc phòng bị trì trệ, là một phần trong nỗ lực mới để thay đổi quân đội thành một lực lượng chuyên nghiệp như Anh hay Mỹ, phá vỡ các mô hình kiến tạo cho những trận đánh quy mô lớn kiểu như của Napoleon hay Hitler.

Đối lập với những chiếc xe tăng Terminator dành cho xuất khẩu, việc khai trương loại xe tăng tác chiến mới Armata hầu như được chỉ định cho chính nước Nga, nó được giữ bí mật tới mức chỉ ông Medvedev được phép tham dự. Armata là một trong những loại vũ khí thế hệ mới của Nga không chỉ để cho xuất khẩu mà còn mang trọng trách duy trì vị thế toàn cầu của Moscow. Được biết loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của Nga Armata sẽ được trang bị một tháp pháo không người lái, được điều khiển từ xa bằng hệ thống điều khiển kỹ thuật số, toàn bộ kíp xe sẽ ngồi trong một khoang bọc thép tách biệt. Nguyên nhân xe tăng Armata chỉ được giới thiệu giới hạn được Phó Tổng Giám đốc Rosoboronexport Igor Sevastyanov lý giải do "tính chất bí mật" của dự án.

Ngoài ra, Nga còn sở hữu một số hệ thống khác như máy bay chiến đấu Su 35 và phiên bản mới T50; hệ thống phòng không S-350 được một số chuyên gia coi là để loại bỏ tên lửa Patriot Mỹ; trực thăng tấn công Mi-28 để đối trọng với Apache của Mỹ.

Những người bảo thủ lập luận rằng, đầu tư vào công nghiệp vũ khí Nga mang ý nghĩa kinh tế: "Tổ hợp công nghiệp quân sự là một đầu máy cho sự tiến bộ công nghệ của chúng tôi", Vladimir Yakunin, người đứng đầu công ty đường sắt quốc gia Nga nói.

Công cuộc hiện đại hóa

Công cuộc hiện đại hóa đang thay đổi mọi thứ trong quân đội Nga. Theo chỉ thị ban hành trong tháng 7, các doanh trại bộ đội phải buồng vệ sinh kèm vòi sen riêng biệt, căn cứ có căng tin tự chọn thay thế chế độ ăn truyền thống của lính Nga là lúa mạch, cháo và thịt xông khói. Trong tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thậm chí còn muốn có phiên bản pop quốc ca để thay thể khiến "tạo ra tâm trạng phấn khích và yêu nước". Có nhiều cải cách thực sự đáng kinh ngạc: binh lính được mang tất thay cho portyanki, kiểu vải lót chân dùng từ thế kỷ 16.

{keywords}
Ảnh: Theo FT

Dĩ nhiên, theo các quan chức chính phủ, những cải tổ này rẻ hơn nhiều so với việc đại tu hệ thống vũ khí. "Chúng tôi đã phải trả giá vì 20 năm qua không có bất kỳ nguồn tài chính nào hơn cho quân đội", Dmitry Rogozin, phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quân sự Nga nhấn mạnh. "Cuộc chiến ở nam Caucasus đã phơi bày những yếu điểm của chúng tôi”. Tuy nhiên, dòng tiền quốc gia đổ vào quốc phòng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Đơn hàng 37 chiếc Su35 đã bị hoãn lại hai năm tới năm 2016; vụ nổ tên lửa Proton ngay trên bệ phóng hồi tháng 7, phá hủy ba vệ tinh Glonass do quân đội chế tạo đã khơi dậy sự hoài nghị rằng, Nga có thể phục hưng lại chiến công ấn tượng về mặt công nghệ quốc phòng như kỷ nguyên Xô Viết.

Ông Rogozin trả lời trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh rằng, những thất bại thực sự không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chương trình cải cách không chỉ dừng lại ở hệ thống vũ khí hay nhân sự, nó còn là chuyện giải quyết vấn đề với Voenno Promyshlenny Kompleks -tổ hợp sản xuất vũ khí quốc gia trong nhiều thập niên quen tồn tại kiểu cũ. Những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga từ lâu quen với kiểu "thái ấp", ra điều kiện cho chính phủ.

Kremlin lo lắng và đau đầu để cải tổ lĩnh vực này trước khi mở rộng cửa để dòng tiền chính phủ đổ vào các nhà máy sản xuất vũ khí - phần lớn phụ thuộc vào xuất khẩu trong hai thập kỷ qua. Sự gia tăng lượng đơn đặt hàng được dự báo sẽ châm ngòi cho cuộc đụng độ giữa quân đội và công nghiệp vũ khí Nga. Trong năm 2011, nhà máy sản xuất xe tăng Ural Wagon đã cố gắng tăng giá loại tăng T-90 - con ngựa thồ của quân đội. Tướng Alexander Postnikov, tư lệnh các lực lượng mặt đất của Nga đã buông lời chỉ trích công khai chưa từng có trong tiền lệ, rằng T-90 giống như "loại T72 cải biên thời Xô Viết" sản xuất năm 1973. Ông nhấn mạnh rằng "sẽ là tốt hơn nếu mua ba xe tăng Leopard của Đức".

Trong năm 2011, Bộ Quốc phòng đã tranh cãi kịch liệt về hợp đồng mua vũ khí lớn từ nước ngoài gồm hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Pháp giá 1,7 tỉ USD. Động thái này được thúc đẩy bởi cựu bộ trưởng Anatoly Serdyukov để trừng phạt ngành công nghiệp địa phương và khiến nó trở nên cạnh tranh tốt hơn. Nhưng cuối cùng, bộ này đã chiến thắng trong cuộc chiến giá. ÔNg Serdyukov bị sa thải do vụ bê bối tham nhũng năm 2012. Tướng Vyacheslav Khalitov, chỉ huy kỳ cựu trong các chiến dịch tác chiến tại Abkhazia và Chechnya, giờ đây là phó tổng giám đốc phụ trách chế tạo xe tăng ở nhà máy Ural Wagon cho rằng, ít nhất vào thời điểm hiện tại, các nhà máy quốc phòng đã giành phần thắng.

ông nói. "Bộ Quốc phòng nói nhiều hơn tới khía cạnh công nghệ chứ không phải giá cả. Họ quan tâm nhiều hơn tới việc thực hiện các thông số kỹ thuật".

{keywords}
Ảnh: Theo FT

“Giờ đây mọi thứ đã được giải quyết",

Chấm dứt cuộc chiến giá không phải là điều mà chương trình cải cách Kremlin hướng tới. Các nỗ lực trước đây chẳng đi tới đâu. Năm 2007, một số doanh nghiệp quốc phòng nhà nước trở thành công ty cổ phần kiểu như Tập đoàn Công nghệ Nga, số khác được tư nhân hóa một phần. “Mỗi công ty cổ phần lại là phiên bản khôi hài của công nghiệp quốc phòng Xô Viết, tất cả đều kém hiệu quả, quan liệu và tham nhũng", Alexander Golts, một chuyên gia quân sự Nga và phó tổng biên tập Tạp chí trực tuyến Ezhednevny Zhurnal cho biết.

Hiện tại, công nghiệp quốc phòng Nga dường như đi theo hướng tư nhân nhiều hơn. Gần đây, nhà nước đã bán 49% cổ phần tại Tập đoàn Kalashnikov nhưng quá trình tư nhân hóa cũng khiến các cổ đông tư nhân gặp khó khăn hơn khi cạnh tranh với quốc doanh.

Nhiều người cho rằng, Nga không đủ sức trang trải để trở thành một siêu cường quân sự. Nhiều nhân vật đối lập trong và ngoài chính phủ lập luận, dự kiến tăng chi tiêu quốc phòng mà ông Putin đưa ra trong chiến dịch tái cử là quá đắt đỏ và ảnh hưởng tới những lĩnh vực cấp bách khác như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giáo dục. Theo thống kê của Renaissance Capital, tỉ lệ chi tiêu y tế sẽ giảm từ gần 4% năm 2013 xuống còn 2,2% trong năm 2016. Tương tự như vậy, chi tiêu giáo dục được cho cũng giảm xuống còn 3,9% năm 2016 so với mức 5,1% năm 2013 (tỉ lệ so với sản lượng kinh tế).

Alexei Kudrin, nguyên bộ trưởng tài chính Nga, người đã từ chức năm 2011 cho rằng: "Trong khi các nước cắt giảm chi tiêu quốc phòng thì Nga làm điều ngược lại".

  • Minh Tâm (theo FT)