Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.

Bí mật của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch 

Trong cuộc trò chuyện tiếp theo với Tuần Việt Nam, nhà báo Kavi Chongkittavorn đã nói về chuyện VN bỏ mất thời cơ cải cách. Đồng thời, ông cũng phân tích sâu hơn về triển vọng cải cách ở một nước lân cận khác, là Myanmar - một đề tài mà Kavi đã từng có những bài báo thành công.

Chọn đúng thời điểm

Ông nhìn nhận thế nào về bài báo ông viết cuối năm 2010 về kết quả Hội nghị ASEAN tại Việt Nam, "Vai trò lãnh đạo ASEAN của Việt Nam để lại nhiều bài học cho tất cả", đặc biệt là với Myanmar?

Việt Nam ngay từ 2004 đã giúp Myanmar gia nhập ASEM, và tiếp tục vào năm 2010, khi nước này chịu nhiều sức ép quốc tế về dân chủ và nhân quyền. Việt Nam đã xuất sắc trong vai trò này, khi hạ thấp những cuộc tranh luận về Myanmar trong ASEAN và ASEAN+ bằng cách nêu rõ câu chuyện về Biển Đông. Điều này giải thích tại sao trong Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF) vào tháng 7.2010, vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được quốc tế hóa.

Tất nhiên Việt Nam, với tư cách chủ nhà, không dại gì tự tay làm việc này, mà khéo léo chuyển vai trò này cho Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã nêu tại ARF vấn đề tự do và an toàn hàng hải, gây ra tranh luận lớn, và Ngoại trưởng Trung Quốc là Dương Khiết Trì đã phải bỏ phòng họp ra ngoài.

{keywords}

Nhà báo Kavi Chongkittavorn Ảnh Hoàng Ngọc

Việt Nam muốn giúp Myanmar thực hiện quá trình cải cách chỉ để bảo đảm cho ASEAN 2010, do Việt Nam làm chủ nhà, thành công, nhưng không ngờ Myanmar cải cách nhanh như vậy...

Không ai đoán trước được, nói gì tới Việt Nam. Mọi chuyện chỉ hiển hiện với mọi người vào tháng 4.2012, khi diễn ra phiên bầu cử bổ sung ở Quốc hội Myanmar.

Chứ còn trước đó, vào năm 2011, những thay đổi ngấm ngầm chỉ có Mỹ biết. Có thể nói những cải cách ở Myanmar là để đáp ứng những đòi hỏi chủ yếu từ Mỹ, và Myanmar đã làm mọi thứ để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Và điều quan trọng là người Mỹ tin rằng Myanmar tiến hành cải cách là thực tâm chứ không phải đối phó.

Và mọi chuyện ở Myanmar đã chuyển biến rất mạnh: Phóng thích tù chính trị, trả tự do và quyền ứng cử cho bà San Suu Kyi, dàn xếp sự mâu thuẫn với các bộ tộc thiểu số... Trong khi đó, Mỹ dần dần nới lỏng cấm vận, rồi gặp đại diện Myanmar ở New York... Sau đó, bất thình lình, tháng 11.2011, Ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố sẽ thăm Myanmar. Gần một năm sau, đến lượt Tổng thống Barack Obama đã thăm Myanmar.

Cải cách ở Myanmar diễn ra rất nhanh và không hề chùn bước, không giống ở những nước khác. Trên thế giới, người ta có thể chọn cải cách nhanh hay chậm, nhưng, theo tôi, Myanmar đã đúng khi chọn hướng giải quyết nhanh và kiên quyết.

Ông giải thích thế nào về việc Myanmar duy trì chế độ độc tài quân sự trong hơn 30 năm, rồi bỗng nhiên cải cách dân chủ trong vỏn vẹn có 2 năm?

Tôi nghĩ họ đã chọn đúng thời điểm. Họ đã nhìn ra khu vực, ra thế giới, với những thay đổi, và tự xác định là mình có thể tự thay đổi như thế nào để thế giới và khu vực chấp nhận họ. Họ nhích xa Trung Quốc ra, và xích lại gần Mỹ. Họ là nước đầu tiên trong khu vực dám nói không với đầu tư của Trung Quốc vào dự án thủy điện Mystone.

Ông đánh giá Tổng thống Thein Sein thế nào?

Tuy là nhà quân sự, ông ấy vẫn là người ôn hòa, và, quan trọng hơn, ông ấy biết cơ hội mở ra không phải là vô hạn. Nếu không sử dụng bây giờ, và sử dụng quyết liệt, cơ hội sẽ qua đi.

Việt Nam cũng từng có cơ hội đó trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1996, trước khi khủng hoảng tài chính khu vực nổ ra, và khu vực lại rơi vào trì trệ. Đó là lý do tại sao kinh tế Việt Nam có giai đoạn phát triển ngoại mục từ năm 1988 đến đầu những năm '90, trước khi cải cách bị khựng lại.

{keywords}

Dân tị nạn Hồi giáo Rohingya - một thách thức của Myanmar trong năm Chủ tịch ASEAN. Ảnh Internet

Việt Nam để mất thời cơ

Ông nghĩ tại sao Việt Nam lại bị khựng lại trong cải cách?

Một trong những lý do là Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.

Thế còn bà San Suu Kyi đã hành động như thế nào, trong sự tương ứng với ông Thein Sein?

Một trong những lý do là Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.

Bà San Suu Kyi ý thức rõ rằng Tổng thống Thein Sein là người trung thực, bởi vì bà có quan hệ khá tốt với Phu nhân Tổng thống Thein Sein. Đó là lý do ta thấy ngày nay đảng đối lập và đảng cầm quyền làm việc cùng nhau vì tương lai đất nước, chứ không chỉ trích lẫn nhau, như kiểu Thái Lan, Malaysia, hay Indonesia.

Một lý do nữa mà San Suu Kyi có thể bắt tay với phái quân sự là vì cha bà ấy, Tướng Aung San, đã thành lập ra quân đội Myanmar.

Theo ông, quá trình cải cách ở Myanmar sẽ được tiếp tục như thế nào?

Bây giờ, điều bà San Suu Kyi chờ đợi là Hiến pháp Myanmar được sửa đổi, để bà có thể tranh cử Tổng thống. Nhưng tôi nghĩ vấn đề này vẫn còn sớm, nếu so với những chuyện khác mà Myanmar phải ưu tiên là trước. Chẳng hạn, năm tới Myanmar sẽ là Chủ tịch ASEAN.

Ông đánh giá thế nào về những khó khăn khi Myanmar làm Chủ tịch ASEAN?

Tôi nghĩ có một số vấn đề mà Myanmar phải đương đầu.

Thứ nhất là vấn đề người tị nạn Hồi giáo Rohingya, liệu Myanmar có dám đem ra bàn thảo tại diễn đàn ASEAN hay không. Myanmar đã từng không cho ASEAN thảo luận vấn đề này ở Căm-pu-chia và ở Brunei, khi coi đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar. Nhưng khi là chủ nhà, Myanmar hoàn toàn có thể đưa vấn đề này ra bàn thảo.

Và nếu Myamar đưa vấn đề này ra ASEAN, uy tín nước này sẽ tăng thêm. Bởi vì, Indonesia tăng uy tín của mình vào năm 2012 đã đưa ra vấn đề lực lượng gìn giữ hòa bình đối với Đông Timor, kể từ cuộc cải cách theo hướng dân chủ từ năm 1998.

Thứ hai, liệu Myanmar có phải là nước yêu cầu Ủy ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền kiểm điểm lại hoạt động sau 5 năm.

Thứ ba là Myanmar có thể thúc đẩy việc kiểm điểm lại hoạt động liên quan đến xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN trong 5 năm qua, và những gì mà việc xây dựng cộng đồng này đạt được.

Xin cám ơn ông.

Huỳnh Phan (thực hiện)

Bài cùng tác giả:

Sóng Biển Đông giữa lòng Hà Nội

Myanmar - một con đường với ba góc quan sát

Hàn Quốc đã thành công, ta vẫn loay hoay

Sau khi trả giá đắt, mới nhớ ra... bài học