Lịch sử dạy chúng ta rằng khi kinh tế đi xuống, chỉ cần vài năm để phục hồi, song một nền kinh tế bị mất, lòng người không yên, nhân tâm ly tán thì ngay cả vài thập kỷ cũng không biết có đủ để khôi phục hay không?
2013 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nổi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007- 2008 hay 201, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay ngừng hoạt động mỗi tháng.
Cũng trong năm, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy rằng ưu tiên hàng đầu trong trương trình nghị sự của chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Trong khi bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, người ta có thể không đánh giá hết được hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã đặc biệt trở nên nhức nhối trong mấy năm gần đây.
Biểu hiện của các vấn đề này một nhiều, không những thế càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn vào những nghành, những lĩnh vực vốn được coi là có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ "lương tâm của xã hội" như thầy giáo thầy thuốc, tôn giáo, tâm linh, tòa án, công an, báo chí thì cũng có thấy rõ tình trạng này.
Một số ít có thế vội vàng quy kết những vấn nạn xã hội này cho kinh tế thị trường. Nhưng nếu suy xét kỹ thì chúng ta sẽ thấy sự quy kết này là thiếu cơ sở. Một nền kinh tế thị trường đích thực sẽ không dễ dàng làm hại rồi ngang nhiên quẳng xác khách hàng xuống sông để phi tang. Rồi những sai trái trong giao dịch (như tìm hài cốt liệt sỹ hay điều tra thủ phạm giết người) hay ít tính thị trường (như đào tạo ở bệnh viện công) hiển nhiên cũng không thể đỗ tại kinh tế thị trường mà chỉ có thể bất guồn từ lòng tham và sự bất nhân.
Mặc dù lòng tham có thể là một tính xấu phổ biến của con người, nhưng sự bất nhân không hề có tính phổ quát, trái lại nó đến từ sự sa đọa của bản thân con người và/ hoặc nếu bị phát hiện thì cũng không bị trừng phạt một cách tương xứng - tất cả đều không phải là hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường.
Lịch sử dạy chúng ta rằng khi kinh tế đi xuống, chỉ cần vài năm để phục hồi, song một nền kinh tế bị mất, lòng người không yên, nhân tâm ly tán thì ngay cả vài thập kỷ cũng không biết có đủ để khôi phục hay không? |
Một số người cho rằng nhiều vấn nạn xã hội, đặc biệt liên quan đến tội phạm, đơn giản chỉ là "bần cùng sinh đạo tặc".Tất nhiên là có một phần sự thật trong câu nói được lưu truyền trong dân gian này. Tuy nhiên cần nhớ rằng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2008 - 2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng trung bình 10% năm theo giá cố định.
Như vậy nếu quả thực " bần cùng sinh đạo tặc" thì vấn đề không phải do mức sống chung của xã hội thấp đi, mà do kết quả kinh tế đã bị phân bổ không công bằng giữa các nhóm dân cư trong xã hội .
Một số người khác lại cho rằng những vấn đề xã hội bắt nguồn từ hệ thống thể chế - mà theo GS Douglass North, người được giải Nobel Kinh tế năm 1993 - bao gồm hệ thống quy tắc bất thành văn (bao gồm Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật , các quy tắc bất thành văn (như phong tục ,tập quán) và các cơ chế cưỡng chế thì hành các quy tắc này.
Rất tiếc là cho đến nay chúng ta có quá ít các điều tra và nghiên cứu xã hội nghiêm túc để có thể chỉ ra ngọn nguồn của những vấn đề xã hội nổi cộm cùng những hệ lụy của chúng.Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi người ta thường có xu hướng chăm chú nhiều hơn vào các vấn đề, đặc tính là các vấn đề có tính tình thế, kỹ thuật, thậm chí không thực chất.
Lịch sử dậy chúng ta rằng khi kinh tế đi xuống, chỉ cần vài năm để phục hồi, song một nền kinh tế bị mất, lòng người không yên, nhân tâm ly tán thì ngay cả vài thập kỷ cũng không biết có đủ để khôi phục hay không, mà đấy chính là những nền tảng để một xã hội có thể phát triển. Như vậy, để giảm thiểu chi phí xã hội trong quá trình phát triển ở Việt Nam các vấn đề xã hội cần được đặt vào đúng vị trí của chúng trong chương trình nghị sự của Chính Phủ trong chương trình nghiên cứu của các trường và viện nghiên cứu, và trong sự quan tâm của xã hội nói chung.
Vũ Thành Tự Anh/Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn