-Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”.... Tinh giản liệu có thành công?

Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế công chức của Chính phủ, đồng thời gửi công văn đến các bộ ngành và địa phương đề nghị góp ý cho dự thảo này.

Nguy cơ vỡ trận tài chính

Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, có định nghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Vậy thì sẽ có một số  người bị loại khỏi khu vực công chức? Họ được xếp ở đâu? Như vậy nếu quân đôi là công chức thì nằm trong labor force. Nhưng tại sao định nghĩa công chức lại loại trừ quân nhân chuyên nghiệp?   

{keywords}

Những vấn đề như thế này cần làm rõ, còn nếu không thì chúng ta sẽ loay hoay, ngụy biện không biết trong số những người nhận lương từ ngân sách nhà nước thì bao nhiêu là công chức đích thực? Theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia, quân đội tạo ra dịch vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Thực tế hiện nay, thuế của người dân đang “phải cõng” số người hưởng lương và phụ cấp có tính chất “bao cấp” là hơn 10 triệu người. Nền kinh tế chúng ta đang phải chịu những khoản chi không nhỏ để nuôi dưỡng bộ máy của các tổ chức chính trị song trùng, với cơ cấu hành chính  từ cấp phường trở lên. Đây là vấn đề rất “tế nhị”, nói ra dễ đụng chạm nhưng nếu không nhìn thẳng vào sự thật (vì con số biết nói) thì hậu quả nguy cơ “vỡ trận tài chính ” không chỉ  còn là cảnh báo!  

Chỉ như “gãi ngứa”!

Theo  Quyết định số 2285/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ, thì số lượng biên chế công chức, không bao gồm công an, quân đội và công chức xã  là 281.714 người.

Tổng biên chế (không kể dự phòng) là 275.107 người.

Nhưng con số thống kê chung ở tất cả các khu vực còn cao hơn thế. Làm phép tính nhẩm sẽ thấy:                       

- Cán bộ hành chính thuộc bộ. Con số này tương đương với 275 ngàn trong biên chế không gồm cán bộ xã mà  quyết định nói trên của Thủ tướng đã đưa ra.

- Các tổ chức chính trị, đoàn thể (cũng ăn lương biên chế): Con số thực sự là bao nhiêu?

- Các thành phần khác như quân đội, công an?

- Cán bộ cấp xã?  Việt Nam có 11.148 xã, phường. Theo một số báo chí, biên chế xã, phường có khoảng 257.000 (theo thống kê của Một thế giới, ngày 07/02).

Từ những con số thống kê nói trên sẽ cho thấy rất rõ, liệu có thể thực sự tinh giản được hết không? Và tinh giản bao nhiêu cho đủ?

Bộ Nội vụ cần mạnh dạn đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến biên chế ngày càng phình ra như “u bướu ung thư”, để chữa cái đang xảy ra, đồng thời chữa cái nguyên nhân tạo ra u bướu thì mới thực hiện nổi ý định ban đầu là giảm 100.000 biên chế (mặc dù nếu đi sâu phân tích thống kê thì con số này chỉ như muối bỏ biển).

Trước hết là bắt nguồn từ các tiêu cực trong công tác tuyển dụng. Văn kiện Đại hội Đảng đã phải đề cập đến tình trạng mua quan, bán chức. Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý không đáp ứng được yêu cẩu.

Một biểu hiện cụ thể của thực trạng đó là tuy có thể cập nhật kết quả hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm  nhưng Bộ Tài chính chỉ có thể trình Quốc hội để thông qua quyết toán ngân sách chậm hàng năm. Đó là chưa kể tình hình các thông tin, số liệu thu thập không chuẩn xác dẫn đến tình hình không đánh giá được đúng thực trạng của nền kinh tế để có giải pháp đúng đắn. Do đó, định hướng tinh giản biên chế phải hướng vào việc tinh giản những người không có đủ năng lực và phẩm chất  nhưng vẫn được tuyển dụng theo kiểu "5c".

Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn kiêm cả kinh tế, chính trị.

Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền + Thị trường đích thực+ Xã hội công dân thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của các tổ chức khác, mọi việc vẫn chạy ro ro?

(Còn nữa)

Xem bài cùng tác giả

Người Việt hạnh phúc do... biết thân, biết phận

Một trong những lý do khiến đôi khi Việt Nam  được xếp hạng cao ở một vài bảng xếp hạng “cảm nhận hạnh phúc”, có lẽ do người Việt cũng “biết thân, biết phận” nên không đòi hỏi, kỳ vọng nhiều.