Người dân chẳng thể tin một ai đi trồng cây mà giày đen, comple, cà vạt… rồi gắn biển tên mình, quay phim, chụp hình, và nơi đó, xung quanh đầy cây xanh. Khó coi lắm.

Một chiếc gương soi nhỏ soi chiếu cho ta những sự vật, chi tiết nhỏ, những chiếc gương soi lớn soi chiếu cho ta những sự vật, chi tiết lớn hơn, điều đó tùy thuộc vào tầm vóc kích cỡ của chính nó.

Đứng trước một mặt hồ phẳng lặng, trong suốt, ta có thể nhìn thấy bóng dáng khung cảnh một bầu trời bao la, chim chóc bay lượn, cây cỏ xanh tươi, núi đồi bát ngát. Thật sảng khoái và thanh bình.

Thế nhưng, chiếc gương nhân tạo cũng như chiếc gương thiên nhiên trong suốt kia, nó chỉ phản ánh lại những gì trước mắt ta, những gì mà ta có thể quan sát được, với một điều kiện vô cùng cần thiết là nó không được mờ. Một chiếc gương soi bị mờ là một chiếc gương soi làm đau mắt, một chiếc gương không “trung thực”, một chiếc gương soi bị lỗi, thậm chí phải vứt bỏ.

{keywords}
Mùa xuân là tết trồng cây... Ảnh minh họa: VIệt Thành/ Hà Nội Mới

Sự nghiệp trồng người cũng giống như chiếc gương soi. Ở đó, người lớn phải cố gắng làm sao cho những chiếc gương soi ấy không bị mờ.

1. Vừa rồi, mới đầu năm nhưng đọc bức tâm thư của cậu học trò Đỗ Hồng Sơn gửi tới Chủ tịch nước mà thấy buồn, nội dung bức thư còn có nhiều điều để bàn, nhưng cái nguyện vọng thiết tha được tiếp tục đi học của em là hoàn toàn chính đáng. Em không có hộ khẩu ở Hà Nội, em không được học trường công lập là lý do “đúng luật”. Thế nhưng, ngay từ đầu nếu như cái lý do “đúng luật” kia được áp dụng triệt để thì việc học của cậu bé đâu có quanh co ngập ngừng như vậy, em đâu phải bị buộc thôi học, em đâu phải bị nghỉ học gần hai tháng mà lỗi lầm không xuất phát từ em. Tâm hồn em đã bị tổn thường từ người lớn, từ sự chủ quan của cha mẹ và sự linh động bất thường của nhà trường.

Giá như ngay từ đầu, cha mẹ của em Sơn không nên “cam kết” với nhà trường là sẽ hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho em. Vì đó là một cam kết vô cùng chủ quan.

Giá như ngay từ đầu, nhà trường triệt để áp dụng đúng luật, không linh động vì “thương thí sinh” mà làm sai luật như thế. May mà với sự vào cuộc của truyền thông, mọi việc đã được xử lý.

Nhưng rõ là, tâm hồn cậu học trò nhỏ đã bị tổn thương, cũng vì những “chiếc gương soi” mờ.

Chuyện buồn chưa nguôi, thì tuần rồi lại rộ lên hai câu chuyện, “thầy tát trò”. Dù đã được xử lý kịp thời, nhưng để lại không ít suy tư.

 

Mới đây, trong chương trình “Văn hóa ứng học đường” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội quán các bà mẹ tổ chức, GS-TS Trần Văn Khê đã nhận định “người xưa nói ‘thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi’, quan niệm này không còn đúng với xã hội hiện nay”.  Ông nói thêm “Ngày nay, cần tôn trọng lẫn nhau, học trò tôn trọng thầy cô thì sẽ nhận được sự tôn trọng và ngược lại. Không thể có chuyện người trên đàn áp kẻ dưới mà phải là người lớn dẫn dắt người nhỏ. Học sinh, thầy cô giáo và gia đình cùng đoàn kết dẫn dắt lẫn nhau. Giáo dục không nhất thiết phải đàn áp, chỉ đạo, răn đe… ”

Không phủ nhận, có những đứa trẻ ngày này rất được nuông chiều, tinh quái, bất cần, hung tợn. Nhưng cũng không thể phủ nhận, bọn trẻ trưởng thành rất nhanh về nhận thức, chúng nhận biết được những tình huống bất thường, bất công rất nhanh và thậm chí còn dũng cảm phản đối đến cùng sự việc. So với học sinh, giáo viên đóng vai trò của một người đã trưởng thành, một người đã được đào tạo bài bản kỹ năng sư phạm, gặp những học sinh càng ngỗ ngược thì khi đó kỹ năng sư phạm càng được phát huy, nhưng không bao giờ chấp nhận được hành động đánh học trò.

Sự việc “thầy trò đánh nhau” còn phải chờ sự phán quyết của ban lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Bình Định. Nhưng ai đã xem clip phản cảm kia, đều có thể đồng ý với nhận định rằng, đấy vết nhơ của một tấm gương đạo lý.

2. Thông lệ, hết tết là rộn ràng không khí đi trồng cây. Nhưng, phải thực chất.

Người dân chẳng thể tin một ai đi trồng cây mà giày đen, com lê, cà vạt… rồi gắn biển tên mình, quay phim, chụp hình, và nơi đó, xung quanh đầy cây xanh. Khó coi lắm, rất phô trương, theo kiểu lấy lệ và vô hình chung, nó phản lại ý nghĩa thực chất của “Tết trồng cây”. Nhưng đáng giận và buồn nhất là việc đào những cây trưởng thành để rồi trồng lại, vô lý hết sức. “Tết trồng cây” là phải bắt đầu từ những cây con, những mầm non mới đúng chứ!

“Trồng cây, trồng người” là việc phải làm và cũng vô cùng khó khăn…

Nhưng nếu cứ “trồng cây, trồng người” theo cái thói quen, tính ỳ như vậy, có góp ý, có phê bình, mà năm này qua năm nọ vẫn cứ như thế thì… sản phẩm cuối cùng cũng chỉ là những “chiếc gương mờ”, những chiếc gương mờ làm đau mắt.

Minh Phước

Xem bài cùng tác giả

Những mùa xuân đoàn viên

Cuộc chiến khắc nghiệt, mất mát và đau thương này từng ngày từng ngày đã được từng gia đình, từng gia tộc hóa giải, xoa dịu, hàn gắn… bằng những lần sum họp bên nhau trong những ngày giỗ kỵ, lễ tết. 

Cái thùng nứt cũng biết xấu hổ

Con người không ai hoàn thiện hết, nhưng với một tổ chức lấy phương pháp “phê và tự phê” để tự hoàn thiện mình thì rất cần những con người biết tôn trọng và tuân thủ tổ chức, nhận thức rõ được khuyết điểm, khiếm khuyết của mình. Quan trọng hơn, phải biết xấu hổ khi không làm tròn trách nhiệm dẫn đến những sai lầm khó có thể sửa chữa, khắc phục được.