Người Ukraina chưa bao giờ và có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1986.

>> "Nga chỉ đưa quân vào nếu nội chiến toàn Ukraina"

>> Rủi ro của Putin tại Đông Ukraina gấp bội Crưm

>> Crưm và một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác

Ngày 17/4, cuộc đàm phán về khủng hoảng Ukraiana diễn ra tại Geneva giữa 4 nước Nga, Ukraina, EU và Hoa Kỳ với những ngôn từ và đe dọa.

Trong khi đó, cũng trong ngày 17/4, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình, tổng thống Putin cảnh báo giới chức Ukraina về "vực thẳm mà nước này đang đi tới" và thúc giục đối thoại. Bên cạnh đó, một khía cạnh khác về khả năng Moscow sử dụng quân đội tại nước láng giềng lại được ông chủ điện Kremlin úp mở.

Ngược lại, từ phía Mỹ và EU, những cáo buộc người đồng cấp Nga Vladimir Putin ủng hộ các "lực lượng vô chính phủ" tại miền Đông Ukraina, hay chính sách trừng phạt kinh tế của Âu - Mỹ nhắm vào Nga đang bị xem là "có tiếng, mà không có miếng", và cuộc đàm phán lần này chỉ như  trò chơi ngôn từ.

{keywords}

Đàm phán 4 bên tại Geneva. Ảnh: Reuters

Phụ thuộc lẫn nhau

Tạm thời loại Nga ra khỏi nhóm G8, tẩy chay thượng đỉnh Sochi dự trù tổ chức vào tháng 6/2014 và giới hạn việc cấp visa nhập cảnh, phong tỏa tài sản của một số quan chức Nga... Đó là những "trừng phạt kinh tế" mà Mỹ và EU đưa ra làm thế thương lượng buộc chính quyền Putin phải nhượng bộ. Những chỉ dấu thị trường cho thấy sự rung động khi đồng rúp trượt giá, đầu tư nước ngoài vào Nga rút, và chỉ số chứng khoán trên thị trường Moscow đang như bánh lái không phanh.

Nhưng rung động đó không phải chỉ một chiều. Ngay trong nội bộ EU đã có sự chia rẽ bởi các mối quan hệ riêng lẻ giữa các nước thành viên với Moscow. Đức phụ thuộc Nga về khí đốt nhập từ các tập đoàn của Gazprom, Rosneft; Pháp có hợp đồng quân sự nhiều tỷ USD với Nga với dòng vốn xuất khẩu qua xử sở Bạch Dương lên đến gần 8 tỷ euro với gần 1.200 DN đang hoạt động; nền tài chính của Anh nằm dưới áp lực đầu tư lớn của Moscow.

Ngoài các nước trên, Hà Lan cũng là một bạn hàng quan trọng của Nga, còn các ngôi làng ở Áo hay Thụy Sĩ thu về nhiều triệu euro  từ các thương nhân hào nhoáng hay tầng lớp siêu giàu mới nổi đến từ nước Nga.

Bên cạnh đó, có một mối quan hệ mật thiết giữa Nga và Đức trong dây chuyền cung cấp năng lượng. Các công ty của Nga như Gazprom và Rosneft đã xâm nhập vào thị trường châu Âu, nơi các công ty này hoạt động thương mại và vận chuyển tích cực. Tại thị trường Đức, Gazprom đang trong quá trình chiếm lĩnh Wingas và cơ sở chứa khí đốt của nó. Trong khi đó, Rosneft chiếm cổ phần trong các xưởng lọc dầu.

Võ khí hạng trung: Khí đốt

Khí đốt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống châu Âu. Chính vì lẽ đó, Nga - nhà cung cấp khí đốt quan trọng - cũng sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến khu vực. Quan hệ Nga - Ukraina và quan hệ Nga - EU cũng chịu sự chi phối rất lớn từ các quyết định liên quan đến vấn đề năng lượng.

Ít nhất là trong khoảng thời gian tới, Nga vẫn là nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu. Nhiều quan ngại cho rằng vấn đề Crưm sẽ ảnh hưởng đến lượng khí đốt được vận chuyển đến Ukraina cũng như vận chuyển qua Ukraina đến phần còn lại của châu Âu. Vì vậy, để tránh "trở tay không kịp", EU cũng đã chuẩn bị được một lượng dự trữ nhất định trong trường hợp lượng năng lượng qua Ukraina bị cắt giảm.

Tuy nhiên, là nhà cung cấp khí đốt chính cho châu Âu với 30% lượng khí đốt và 35% lượng dầu mỏ, con đường vận chuyển năng lượng lớn nhất mà Nga cung cấp cho châu Âu chạy ngang qua Ukraina. Trong trường hợp Nga ngưng cumg cấp năng lượng đến Ukraina, toàn châu Âu sẽ phải chịu ảnh hưởng trong ít nhất 3 tháng. Hơn thế, các nguồn năng lượng thay thế lại rất hạn chế, đặc biệt là điện và than, nhất là khi than ngày càng được sử dụng nhiều hơn.  Bên cạnh đó, Nga cũng đóng vai trò là một nhà cung cấp uranium quan trọng.

Ngược lại, xuất khẩu khí đốt đến châu Âu chiếm 70% trong xuất khẩu của Nga, lợi nhuận từ dầu mỏ đóng góp đến 50% ngân sách nhà nước và ước tính rằng Nga cần phải tăng giá dầu lên 115 USD/ thùng để đảm bảo cân bằng ngân sách năm 2014. Như vậy, có thể thấy rằng dù thắng hay thua cuộc, các quốc gia đều sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Và vũ khí ngoại hạng: Hạt nhân

Lịch sử cho thấy, khi các quốc gia có nguy cơ chiến tranh, họ sẽ không còn quan tâm đến hậu quả của hạt nhân. Chẳng hạn, trong xung đột tại bán đảo Balkan vào những năm 1990, quân đội Serbia luôn "lượn lờ" phía trên các nhà máy hạt nhân của Slovenia. Serbia sau đó đã phải lên tiếng với NATO không được tấn công các nhà máy hạt nhân tại Belgrade nếu như có chiến tranh xảy ra. May thay, xung đột kết thúc mà không hề có bất kỳ ảnh hưởng đến các lò phản ứng hạt nhân này.

Người Ukraina chưa bao giờ và có lẽ sẽ chẳng bao quên giờ thảm hoạ hạt nhân Chernobyl (thành phố Pripyat, Ukraina)  năm 1986. Họ hiểu quá rõ điều gì sẽ xảy ra một khi có khủng hoảng hạt nhân. Mặc dù, chính quyền Nga tuyên bố không có ý định tiến quân vào lãnh thổ Ukraina, nhưng người dân nước này vẫn lo ngại một viễn cảnh chiến tranh, mà nỗi sợ lớn nhất là các lò hạt nhân của họ bị tấn công, khiến thảm họa hạt nhân lặp lại.

Bởi vậy, hạt nhân chính là vũ khí ngoại hạng, một "lằn ranh đỏ" để ngăn chặn mọi hành động quân sự phiêu lưu từ bên ngoài vào khu vực "không gian hậu Xô Viết". Trong hoàn cảnh này, nước Nga của Tổng thống Putin đi đến hội nghị 4 bên trong tư thế lật ngửa hết các lá bài, nhưng đối phương vẫn không biết mình sẽ đi đâu.

Trong khi đó, ở phía bên kia bàn đàm phán, các nước vẫn còn đang úp mở những quân bài trong bối cảnh Nga dường như đã nắm trong tay từng nước đi kế tiếp của họ. Liệu Âu - Mỹ còn những vũ khí bí mật nào để tung ra trong "trận chiến" sắp tới này?

  • Thụy Điển (Irys)