- Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam và các nước láng giềng cần có một phản ứng thống nhất.

{keywords}

Người dân TP.HCM tuần hành biểu lộ lòng yêu nước. Ảnh: Duy Chiến

LTS: Những ngày qua, truyền thông thế giới liên tục lên tiếng về hành động sai trái của Trung Quốc ở biển Đông. Xin giới thiệu thêm một góc nhìn đăng trên tờ NewYork Times. Bài viết thể hiện ý kiến của Ban biên tập tờ báo NewYork Times đồng thời cũng là quan điểm của tờ báo.

Trung Quốc đã gây gia tăng căng thẳng một cách nguy hiểm trên Biển Đông khi lần đầu triển khai giàn khoan dầu vào một khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Động thái trên chắc chắn sẽ khiến các nước trong khu vực càng cảm thấy lo ngại trước các yêu sách lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc. Giàn khoan, thuộc về một công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc, vừa được định vị tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa vào ngày 2/5. Sau khi Việt Nam đưa ra phản đối, Trung Quốc đã điều 80 tàu đến khu vực. Việt Nam cũng đáp lại khi cử 35 tàu ra ngăn chặn hoạt động của giàn khoan.

Đến hôm 7/5, tình hình trở nên leo thang khi phía Việt Nam cho biết Trung Quốc đã đâm rách và sử dụng vòi rồng phun thẳng vào một số tàu Việt Nam. Ngày 8/5, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 171 lần trong một khoảng thời gian 4 ngày và khẳng định việc Trung Quốc sử dụng vòi rồng cho thấy sự kiềm chế tối đa và là hoàn toàn chính đáng bởi vị trí khoan nằm trong “vùng lãnh thổ vốn thuộc về Trung Quốc”. Ngày 9/5, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ kích động hành động của Việt Nam.

Phản đối của Trung Quốc không thuyết phục, bởi lẽ sẽ không có một cuộc đụng chạm nào nếu họ không triển khai giàn khoan. Việt Nam cho biết công trình này được định vị ngay trên phần thềm lục địa mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định Việt Nam có toàn quyền quyết định đối với nguồn hydrocarbon và các tài nguyên khoáng sản trong đó. Trung Quốc bác bỏ lập luận này, đòi yêu sách với gần như toàn bộ Biển Đông, một tuyến hàng hải quan trọng của thế giới. Kết quả là, Trung Quốc cũng đang mâu thuẫn với Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan, những bên có lợi ích chồng lấn đối với vùng biển, hải đảo và bãi đá tại đây.

Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc triển khai giàn khoan vì trữ lượng dầu mỏ và khí đốt đã được phát hiện gần đây quanh khu vực này. Nhưng động thái đó cũng có thể đang đụng chạm đến Tổng thống Obama và mối quan tâm ngày càng lớn của ông đối với Châu Á. Trong một chuyến đi gần đây tới châu Á, ông Obama cho biết Mỹ sẽ bảo vệ các hòn đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông theo hiệp ước an ninh với Nhật Bản và củng cố cam kết điều ước quốc tế với Philippines. Washington dù có không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp biển đảo nhưng nhấn mạnh giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.

Hôm 8/5, Trung Quốc đưa ra đề nghị đàm phán với Việt Nam, nhưng với điều kiện Việt Nam phải rút hết tàu về. Hồi tháng 3, Philippines, nước thường xuyên có những cuộc đối đầu căng thẳng với Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp trên Biển Đông, đã đưa vụ tranh chấp xung quanh một bãi đá nhỏ với Trung Quốc ra tòa án quốc tế tại Hague theo công ước Luật biển. Việt Nam cũng nên theo đuổi giải pháp tương tự. Mặc dù là một bên ký kết Công ước, nhưng Trung Quốc bảo lưu không tham gia các quy định tài phán quốc tế trong một số vấn đề lãnh thổ. Nếu Trung Quốc thực sự tin rằng họ có quyền khoan dầu gần Việt Nam, vì sao họ phải sợ bảo vệ yêu sách của mình theo cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế đã thống nhất này?

Trước những hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc, Việt Nam và các nước láng giềng cần có một phản ứng thống nhất. Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á tại Myanmar chính là cơ hội để xây dựng phản ứng đó, sao cho vừa cho phép sử dụng tòa án Hague xét xử khiếu nại hàng hải, trong khi vẫn đảm bảo khả năng thực hiện các dự án phát triển dầu khí chung với Trung Quốc.

Đình Ngân (Theo NewYork Times)

Bài cùng chủ đề:

Hồn dân tộc nghìn năm không chịu khuất!

Tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thời nào cũng là bức trường thành vững chắc nhất bảo vệ mầu cờ Tổ quốc, nhất là ở nơi đầu sóng ngọn gió!

Trung Quốc muốn “nắn gân” lại Việt Nam

 Khi Việt Nam đang dường như tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ, vì thế Trung Quốc muốn “nắn gân” trở lại đối với Việt Nam.

Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường

 Có thể sơ tán một gia đình. Một khu vực. Một vùng đất. Nhưng không thể sơ tán một đất nước. Chỉ có một con đường…

Kiện TQ, cơ hội thắng của Việt Nam đến đâu?

-  Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, Việt Nam vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới.

Giàn khoan: TQ mưu toan một mũi tên trúng đích nào?

Hai cái đích quan trọng của TQ mưu toan là thử thái độ của Việt Nam và thử chính sách khu vực của Hoa Kỳ.

'Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế'

"Việt Nam cũng nên đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc".