-Bắc Kinh đang sử dụng các đội tàu đánh cá và tàu bán quân sự cho các mục đích địa chính trị bằng cách theo đuổi chiến lược “đánh bắt, bảo vệ, tranh chấp, và độc chiếm”.

Không còn ai nghi ngờ sự trỗi dậy của Trung Quốc đang là động lực chính tạo ra những thay đổi chiến lược của thời đại, cũng giống như uy thế ảnh hưởng mà Mỹ đã định hình kỷ nguyên trước. Ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm thực hiện yêu sách lãnh thổ và tài nguyên của mình ở các vùng biển cực kỳ quan trọng của Tây Thái Bình Dương. Đó chính là kiểu hành vi cưỡng chế mà các học giả từ lâu đã dự đoán [1]. Trong một vòng cung 3.000 dặm biển chạy từ biển Hoa Đông cho đến phía nam của biển Đông, Bắc Kinh đang bất hòa với nhiều nước láng giềng, trong đó có cả bạn bè xưa, xung quanh một số tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên liên quan.

Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông gần đây thường được giải thích là do sự cần thiết phải bảo vệ các tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng và các nguồn năng lượng an toàn [2]. Nhưng có một nguyên nhân dễ bị “cho qua” đó là tầm quan trọng của tài nguyên sinh vật biển có giá trị như một chất xúc tác cho hỗn hợp xung đột nguy hiểm ở Tây Thái Bình Dương. Chính “cơn khát” này là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt hành vi gây hấn của TQ nhằm độc chiếm biển Đông.

Cá – một hàng hóa chiến lược

Thực tế, các ngư trường phong phú của vùng biển Đông và Hoa Đông có ý nghĩa quan trọng với an ninh lương thực trong tương lai không kém gì vai trò của dầu khí [3]. Với nguồn cá tự nhiên đang suy giảm mà nhu cầu lại tăng, thì cá đã trở thành một mặt hàng chiến lược phải được bảo đảm. Nếu cần, bằng vũ lực.


{keywords}
Ảnh: Hoàng Sang

Chúng tôi cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng các đội tàu đánh cá và tàu bán quân sự cho các mục đích địa chính trị bằng cách theo đuổi chiến lược “đánh bắt, bảo vệ, tranh chấp, và độc chiếm” - được thiết kế để củng cố các yêu sách chủ quyền và tài nguyên đối với các đảo tranh chấp ở Tây Thái Bình Dương và ép buộc các bên tranh chấp khác tuân thủ, và chấp nhận, lập trường của Trung Quốc. Nếu chính sách này không thay đổi hoặc ôn hòa hơn, thì hậu quả của nó có thể đe dọa ổn định khu vực và thậm chí an ninh lâu dài của chính bản thân Trung Quốc.

Các quốc gia lâu nay vẫn thường chiến đấu tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng. Người ta thường liên tưởng đến vàng, bạc, và gần đây là dầu, khí đốt và kim loại quý. Nhưng cá đã bắt đầu cho thấy tầm quan trọng chiến lược tương đối với Trung Quốc vì cả sự khan hiếm và vai trò trung tâm của nó với nền kinh tế, đời sống, và chế độ ăn uống của nhiều người dân Trung Quốc.

Suy giảm nguồn cá không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc. Đó là một vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, diễn ra đúng thời điểm mà ngành công nghiệp đánh bắt cá phải đối mặt với một loạt các vấn đề về nguồn cung, bao gồm đánh bắt quá mức, môi trường của cá bị hủy hoại, sự gia tăng mạnh các đội tàu đánh bắt trên thế giới, và các trợ cấp sai hướng của nhà nước.

Kể từ năm 1950, tổng sản lượng đánh bắt cá tự nhiên và cá nuôi hằng năm tăng gấp 5 lần (lên đến 148 triệu tấn, với giá trị thị trường 217,5 tỷ USD) [4]. Thay vì là một chiến thắng về công nghệ và canh tác thủy sản hậu công nghiệp, việc đánh bắt chưa từng có này đã gây thiệt hại nghiêm trọng về số lượng cá tự nhiên. Gần 15 các loài thủy sản vẫn còn khả năng tăng trưởng, nhưng 85% còn lại được phân loại theo Tổ chức Nông Lương (FAO) Liên hiệp quốc là đã khai thác hết, cạn kiệt, hoặc đang phục hồi [5].

Những xu hướng toàn cầu này được phản ánh trong các vùng biển gần Trung Quốc. Sản lượng cá ở biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông đã giảm đáng kể trong vòng 20 năm qua. Ở biển Đông, nơi đóng góp khoảng 10% sản lượng đánh bắt thủy sản toàn cầu hàng năm, việc đánh bắt quá mức đã làm giảm nghiêm trọng nguồn cá đến mức các khu vực ven biển chỉ còn chiếm 5-30% nguồn cá chưa khai thác [6]. Điều này khiến Bắc Kinh lo ngại bởi vì Trung Quốc là nước tiêu thụ cá nhiều nhất. Hơn 9 triệu ngư dân – tương đương ¼ tổng số ngư dân thế giới - là người Trung Quốc [7].

Nhưng, thống kê cho thấy, sự thiếu hụt của Trung Quốc đang cần phải bù đắp bằng mọi giá [8].

“Thỏa” cơn khát

Những nguyên nhân nội tại khác cũng đang đặt đất nước này trước cơn “khát cá”.

Trước tiên, dân số TQ đang bùng nổ, tầng lớp trung lưu tăng nhanh, và quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra mau lẹ đã đẩy hàng triệu nông dân, công nhân từ nội địa ra các tỉnh ven biển, dẫn tới nhu cầu đối với sản phẩm cá tăng và lực lượng ngư dân lưu động cũng như áp lực đối với nguồn cung cá tự nhiên. Đồng thời, nền kinh tế theo quy mô chỉ có lợi cho các nghiệp đoàn thương mại lớn đã làm giảm thu nhập và an ninh lương thực cho các cộng đồng đánh bắt cá truyền thống trong một “chu kỳ phản hồi phức tạp, tiêu cực” [9].

Thứ hai, do số lượng ngư dân muốn khai thác dự trữ cá còn lại ngày càng tăng, Trung Quốc đã liên tục phải mở rộng quy mô [10]. Trung Quốc có đội tàu cá khổng lồ cả về số lượng và trọng tải nếu tính cả đội tàu nội địa [11]. Việc quản lý và giảm quy mô của đội tàu ở mức bền vững vẫn đang trở thành một vấn đề phức tạp do áp lực chính trị và kinh tế trong nước bắt buộc phải hỗ trợ cộng đồng ngư dân địa phương và do không muốn áp đặt quy định hạn chế cấp phép và giới hạn đánh bắt [12].

Nhưng, thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc đã không thể làm được gì ngoài việc trợ cấp cho ngành này hơn 4 tỷ USD mỗi năm, bằng khoảng 1/4 tổng trợ cấp của châu Á và khoảng 15% tổng trợ cấp trên thế giới [13]. Trợ cấp vô hình chung đẩy giá lên cao và khuyến khích ngư dân đánh bắt không có lợi nhuận tiếp tục bám trụ trong nghề trong khi số tiền sẽ hiệu quả hơn nếu được dùng để chuyển dịch cơ cấu ngành và giảm dần số lượng tàu cá theo thời gian.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có những nỗ lực nghiêm túc để giải quyết sự mất cân bằng nguồn cung bằng cách cố gắng giảm bớt các đội tàu đánh cá quốc gia, thúc đẩy đầu tư vào ngành công nghiệp đánh bắt cá, đào tạo lại ngư dân thất nghiệp, và ban hành lệnh cấm đánh bắt cá và giới hạn đánh bắt, nhưng tất cả đều chỉ đạt được thành công hạn chế [14]. Hiện đang có quá nhiều tàu đánh trong khi lượng cá còn lại quá ít, và rất khó để ngư dân truyền thống từ bỏ hoạt động vì đây vẫn là một nghề sinh lời.

Thứ ba, các ràng buộc pháp lý quốc tế như quy định trong Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đã vừa hạn chế diện tích biển mở cho đánh bắt cá và vừa gắn liền quyền đánh cá với vấn đề chủ quyền, đã làm phức tạp thêm việc xét xử và giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và đánh bắt cá trên biển Đông và Hoa Đông. Tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) - một biển vùng mở rộng 200 hải lý tính từ bờ biển của một quốc gia, hải đảo, và các đường bao biển quy định chủ quyền khác  - càng khiến tình hình thêm phức tạp, cho phép các nước tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các nguồn tài nguyên dưới đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm cá, dầu, khí đốt, khoáng sản đáy biển có giá trị.

Tất cả những “ràng buộc” nói trên đã đẩy Trung Quốc vào thế phải “độc chiếm” ngư trường để phục vụ cho tham vọng.

Tác giả: Alan Dupont & Christopher G.Baker. Alan Dupont là Giáo sư giảng dạy chuyên ngành an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Úc. Christopher G.Baker là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh quốc tế tại Đại học Sydney.

Nguyễn Tính (Theo The Washington Quarterly)

Kì 2: Thiếu minh bạch trong quá trình xây dựng chính sách TQ

--------------------

Chú thích:

[1] See John J. Mearsheimer, “The Gathering Storm: China’s Challenge to U.S. Power in Asia,” The Chinese Journal of International Politics 3, (2010): 381–396; and Robert D. Kaplan, “The Geography of Chinese Power: How far can Beijing reach on land and at sea?” Foreign Affairs 89, no. 3, (May/June 2010), http://www.foreignaffairs.com/articles/ 66205/robert-d-kaplan/the-geography-of-chinese-power.

[2] Leszek Buzyinski, “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry,” Washington Quarterly 35, no. 2 (Spring 2012): 139–156, http://csis. org/files/publication/twq12springbuszynski.pdf; Rory Medcalf, Raoul Heinrichs and Justin Jones, Crisis and Confidence: Major Powers and Maritime Security in Indo-Pacific Asia, (Sydney: The Lowy Institute for International Policy, June 2011).

[3] “Chinese Vice Premier says ocean fishing key to food security,” People’s Daily Online (English), May 30, 2012,http://english.peopledaily.com.cn/90785/7830449.html.

[4] Boris Worm et al, “Rebuilding Global Fisheries,” Science 325, no. 5940 (July 31, 2009): 581; United Nations Food and Agriculture Organization (FAO), The State of World Fisheries and Aquaculture 2012 (SOWFA) (Rome: FAO, 2012), 3.

[5] Ibid, 11–12.

[6] International Crisis Group (ICG), “Stirring Up The South China Sea (I),” Asia Report, no. 223 (April 2012), 1,http://www.crisisgroup.org/en/regions/asia/north-east-asia/ china/223-stirring-up-the-south-china-sea-i.aspx; Robert Pomeroy et al., “Fish wars: Conflict and Collaboration in Fisheries Management in Southeast Asia,” Marine Policy 31, (2007), 645–656, http://sociolegalstudies.files.wordpress.com/2008/06/fisheries1. pdf; Marwaan Macan-Markar, “Thailand: For Fisheries, Depleted Seas Worse Than Insurgency,” Inter Press Service, July 5, 2010, http://ipsnews.net/print.asp?idnews=43084.

[7] FAO, SOWFA, 43, op. cit.; Andrew J. Dyck and U. Rashid Sumaila, “Economic Impact of Ocean Fish Populations in the Global Fishery,” Journal of Bioeconomics 12, no. 3, (October 2010): 235; Srinivasan, et. al., “Food Security Implications of Global Marine Catch Losses Due to Overfishing,” Journal of Bioeconomics 12, no. 3, (October 2010) 194; “Niu Dun attends the National Video Conference on Work of Fishery and Fishery Law Enforcement,” Ministry of Agriculture of the People’s Republic of China, January 16, 2014, http://english.agri.gov.cn/news/dqnf/201401/t20140116_21044.htm.

[8] Per capita fish consumption in China reached 31.9 kg in 2009, with an average annual growth rate of 4.3 percent in the period 1961–2009 and 6.0 percent in the period 1990–2009: FAO, SOWFA 2012, 84–85.

[9] Pomeroy et al., “Fish Wars,” 647.

[10] FAO, SOWFA 2012, 10–11; Pomeroy et al., “Fish Wars,” 645, op. cit.

[11] FAO, SOWFA 2012, 50–51, op. cit.

[12]  “Troubled Waters: A Special Report on the Sea,” The Economist, January 3, 2009,http://www.economist.com/node/12798458.

[13] U. Rashid Sumaila et al, “A bottom-up re-estimation of global fisheries subsidies,” Journal of Bioeconomics 12, no. 3, (October 2010) 217, 219–220.

[14] Zhang Hongshou, “China’s Growing Fishing Industry and Regional Maritime Security,” RSIS Commentaries no.091/2012, June 4, 2012.