-Khi mà học sinh chỉ cốt sao học cho giỏi, cho nhiều về kiến thức để sau này kiếm nhiều tiền hay làm quan to. Và như vậy giáo dục cộng đồng đã không có đất sống. 

Trong ba yếu tố cấu thành mái nhà giáo dục cho một đứa trẻ (giáo dục gia đình; giáo dục nhà trường; giáo dục cộng đồng) thì giáo dục cộng đồng hay còn gọi là ComEd (chữ viết tắt của Community Education) là thành phần bị thiếu hụt nhất hiện nay.

Các phân tích dưới đây sẽ phần nào làm sáng tỏ vai trò của giáo dục cộng đồng để chỉ ra sự khuyết thiếu nghiêm trọng với môi trường giáo dục Việt Nam. 

Giáo dục cộng đồng thoạt nghe qua thì dễ bị nhầm lẫn về khái niệm với tinh thần cộng đồng vì ở bối cảnh văn hóa làng xã mạnh mẽ và gắn kết của chúng ta thì rất dễ suy luận rằng ComEd vốn dĩ ăn rất sâu và bám rễ rất chắc. 

Điều đúng trong văn hóa lại chưa chắc đúng trong giáo dục. 

Chúng ta thường nghe rằng văn hóa phương Đông chú trọng tính cộng đồng, văn hóa phương Tây chú trọng tính cá nhân. Trong vùng ảnh hưởng của Khổng giáo thì Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có quan niệm học giống nhau là phải sao cho giỏi để thi cử đỗ đạt và làm quan.

Với một cá nhân thì điều này rất ổn. Một đứa bé sinh ra và lớn lên được ăn học đỗ đạt và kiếm tiền tốt để nuôi sống gia đình đã là đáng khen ngợi rồi. Quanh ta luôn có những người dành trọn thời gian, công sức, trí tuệ tâm huyết để đạt được điều đó. 

Nhưng hãy thử đặt câu hỏi: "Nếu tất cả các cá nhân chỉ nghĩ đến như thế thôi thì xã hội sẽ ra sao"? 

Theo Fukuzawa - nhà tư tưởng và cải cách giáo dục vĩ đại của Nhật Bản, cũng đồng thời là người khởi xướng xu hướng thoát Á nhập Âu trong giáo dục Nhật, thì đây là một xã hội bất hạnh. 

Từ đó mà giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị đã nhất quyết thoát khỏi giáo lí  văn hóa Khổng Giáo để tiếp cận và hòa mình với các tư tưởng và triết lý giáo dục Tây phương. 

Thành công của Nhật Bản sau đó là một minh chứng hùng hồn cho cách tiếp cận và cư xử văn minh và nhân bản của người Nhật với cộng đồng và thiên nhiên. Người Nhật từ bé đã được giáo dục tinh thần hòa đồng và hy sinh cho cộng đồng. Họ tôn trọng cộng đồng một cách tuyệt đối: giữ yên lặng hoặc chí ít không làm ồn ở nơi công cộng. Xếp hàng một cách tự nguyện và kiên nhẫn. Biết nhún mình và khiêm nhường trước đám đông. 

Chúng ta hãy xem cách người Nhật đối xử với chim chóc và muông thú ra sao. Khi thu hoạch mùa màng người nông dân Nhật luôn chừa lại một khoảnh ruộng còn nguyên hoa màu để lại cho chim muông như là một sự biết ơn và đáp lại thiên nhiên.

Cách hành xử này cũng thật tình cờ trùng khớp với suy nghĩ của Tây phương khi mà ở đó Kinh Thánh dạy rằng: làm việc 6 ngày thì đến ngày thứ 7 phải nghỉ ngơi, phải cho cả thú vật và vật nuôi được nghỉ ngơi nữa. Phải biệt riêng ngày đó là ngày thánh và đó là nguồn gốc cho sự ra đời của ngày Chúa Nhật.

{keywords}
Sự kiện xin học "nổi tiếng" khi các phụ huynh xô đổ cổng trường, đua chen mua đơn xin học cho con vào trường Tiểu học Thực nghiệm Hà Nội năm 2012. Ảnh: Văn Chung

Ở Việt Nam ngày hôm nay trong cuộc đua chen khốc liệt về giáo dục khiến người ta chạy theo: kiến thức (sao cho thật nhiều và thật giỏi - học càng khó càng tốt); điểm số; giải thưởng và thành tích. Cuộc đua chen này thậm chí đã đạt tới mức một cuộc dẫm đạp lên nhau (giữa học sinh /giữa phụ huynh – và một ví dụ là các phụ huynh thậm chí còn đạp đổ cổng trường để xông vào mua đơn xin học ). 

Các em cần gắn kết mình với cộng đồng một cách thật sự và tự nguyện. Không tư lợi cho dù số giờ và thành tựu trong hoạt động cộng đồng của các em sẽ là một phần quan trọng giúp các em vào đại học. 

Có nên chăng ComEd cần được đưa vào thành một phần quan trọng trong chương trình giáo dục quốc gia của Việt Nam hay không? 

Khi mà học sinh chỉ cốt sao học cho giỏi, cho nhiều về kiến thức để sau này kiếm nhiều tiền hay làm quan to. Và như vậy ComEd đã không có đất sống. 

Cách người Việt làm thiện nguyện một cách khoa trương và hình thức đã cho thấy sự tư lợi trong các hoạt động này. Những người có thiện tâm làm từ thiện một cách kín đáo hay nhẹ nhàng và thực chất thì quá ít. 

Trong một số trường chuyên nổi tiếng các hoạt động cộng đồng mang danh là tình nguyện hay thiện nguyện được tổ chức ra có một mục đích là nhằm đánh bóng hồ sơ cá nhân cho các em học sinh có ý định nộp hồ sơ đi du học đặc biệt là vào Hoa Kỳ nơi mà hồ sơ các hoạt động tình nguyện là một phần quan trọng giúp ích cho quá trình xin học và xin học bổng được thành công. 

Đã đành rằng ComEd thiếu vắng trong chương trình giáo dục của ta là một nhẽ  nhưng ở chỗ có ComEd thì gian dối lại là một khía cạnh ít ai ngờ tới. 

Ở phương Tây một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà các nhà giáo dục muốn con trẻ hình thành và trau dồi trước khi rời trường phổ thông là tinh thần cống hiến. ComEd sẽ lãnh sứ mạng này và nó sẽ đưa các em gắn kết với cộng đồng thật sự; các em cần hiểu được các vấn đề của cộng đồng và góp sức của mình vào đó. Ta sẽ thấy các học sinh Mỹ đi phục vụ bệnh nhân ở các bệnh viện; tới các trường học giúp đỡ các em nhỏ hơn trong học tập nhất là những em yếu kém và khuyết tật... 

Các em cần gắn kết mình với cộng đồng một cách thật sự và tự nguyện. Không tư lợi cho dù số giờ và thành tựu trong hoạt động cộng đồng của các em sẽ là một phần quan trọng giúp các em vào đại học. 

Có nên chăng ComEd cần được đưa vào thành một phần quan trọng trong chương trình giáo dục quốc gia của Việt Nam hay không? 

Các nhà làm chính sách có nghe, có thấy hay không hay là họ vẫn see no evils, hear no evils and smell no evils? (Tạm dịch: Không nhìn thấy, không nghe thấy, không cảm nhận thấy những điều xấu)...

Tell me and I forget.
Teach me and I may know.
Involve me and I remember.
( Benjamin Franklin)

Nguyễn Tuấn Hải