Trước đây ai muốn đọc Quỳnh Dao hay Bà Tùng Long đều dấm dúi vì sợ quê. Còn ngày nay, thử nhìn vào một căn nhà trọ của các bạn nữ sinh viên ngữ văn, ở đó chắc chắn có cả chồng sách ngôn tình Trung Quốc. 

Nhiều người quan tâm đến văn hóa đọc trong nước cho rằng kể từ năm 2006, sau khi cuốn sách do Trang Hạ dịch có tên "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" trở thành hiện tượng, đó cũng là dấu mốc để truyện ngôn tình Trung Quốc ào ạt xâm lấn thị trường Việt Nam.

Hiện nay, tuy nhiều người cho rằng thứ sách nhảm nhí này đã thoái trào nhưng thực sự chưa có một con số thống kê chính xác nào để biết được sách ngôn tình hiện đang chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong số các đầu sách giải trí được xuất bản tại Việt Nam, chỉ biết rằng nó vẫn là những đầu sách áp đảo về số lượng trong các nhà sách từ Bắc chí Nam.

Vì tiền, các nhà xuất bản, phần lớn là phía Bắc, đã bán giấy phép ào ạt để cho ra đời loại sách này, và cũng vì tiền, các nhà sách lớn nhỏ luôn trưng bày nó tại những nơi “bắt mắt” nhất mà không hề có một cảm xúc xấu hổ. 

{keywords}

Ai muốn đọc Quỳnh Dao hay Bà Tùng Long đều dấm dúi vì sợ quê. Còn ngày nay, thử nhìn vào một căn nhà trọ của các bạn nữ sinh viên ngữ văn, ở đó chắc chắn có cả chồng sách ngôn tình Trung Quốc.

Thực ra cái gọi là sách “ngôn tình của Trung Quốc”, mà nhiều người mỉa mai đặt tên “sến Tàu” là một loại sách đầy chất uỷ mị, viển vông và cả gợi dục nhưng lại được các nhà xuất bản, các người dịch trẻ biết Trung văn tung ra ào ạt, và như một hệ lụy hiển nhiên, các cây bút trẻ Việt Nam cũng bắt đầu viết theo thể loại này. Nó nhanh chóng được các đầu nậu đánh hơi và ngay lập tức tung hê lên thành một “hiện tượng” để bán sách.

Như việc một nữ MC truyền hình tung ra một cuốn sách dán nhãn 18+ với hình bìa là ảnh hở vòng một của chính cô, rồi mới đây việc một tập thơ cũng của một tác giả nữ, mang cái tên dài và đầy hơi hướng ngôn tình “Anh ngủ nữa đi anh, em phải dậy lấy chồng”, một số bài chứa đựng ngôn ngữ đầy tính chất gợi dục khá trơ trẽn, lại được giới thiệu như một “phát hiện” từ những nhà báo (do thiếu bài nộp cho tòa soạn hoặc do những quan hệ với tác giả), là một ví dụ sinh động. 

Điều này tạo ra một nhận thức lệch lạc trong cách đọc của giới trẻ, bởi chỉ nói riêng về sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam, dù đôi lúc phải tiết chế vì nhiều lý do, vẫn không ít các tác phẩm rất đáng đọc. Vậy nhưng, nếu các nhà văn không làm động tác “quan hệ báo chí- phê bình” thì sẽ gặp ngay những thái độ thờ ơ của các nhà báo giữ mục điểm sách, và ngay của các nhà phê bình. Kết quả có những tác phẩm hay đã bị trôi tuột đi. Đó là nói về văn chương trong nước.

Với những tác phẩm văn học, những tác giả lớn của thế giới, hầu như không có tác phẩm thơ nào được dịch và in, thậm chí nữ văn sĩ Alice Munro, người Canada chuyên viết truyện ngắn, đoạt giải Nobel Văn chương 2013, một cái tên lẫy lừng như vậy nhưng chỉ trừ những người quan tâm đến văn học đích thực, phần lớn các bạn trẻ Việt Nam, ngay cả tầng lớp sinh viên, không biết bà là ai!

Điều đáng nói, Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ người đọc sách thấp đến kinh ngạc. Theo thống kê hiện nay trung bình 1 người Việt Nam đọc 3 cuốn sách 1 năm - trong đó có 2,3 cuốn là sách giáo khoa. Như vậy số lượng sách tự chọn chỉ chưa đến 0,7 cuốn/1 người/1năm, trong khi đó tại Thái Lan, con số này rơi vào khoảng 5 cuốn/1 người/1năm - không tính sách giáo khoa, tức người Thái đọc gấp khoảng gần 10 lần người Việt!

Ai cũng biết để đánh giá tri thức của một quốc gia, người ta sẽ nhìn vào nền giáo dục, xuất bản, báo chí, tỷ lệ đọc sách…của đất nước đó, về vấn đề này, thực tế cho thấy Việt Nam đang tụt hậu không chỉ với thế giới nói chung, mà tụt hậu cả với láng giềng cùng chung khối Đông Nam Á. 

Ở cả hai miền Nam – Bắc trước khi thống nhất, sinh viên đại học có thể đọc sách ngoại văn. Riêng tại miền Nam, có một “phong trào” rất dễ thương của người trẻ. Hồi đó sinh viên và học sinh (cấp 3) đều “cặp nách” một vài cuốn sách triết của Phạm Công Thiện, hoặc các tác giả “hiện sinh” lẫy lừng như Henry Miller, hoặc đọc tiểu thuyết của Erich Maria Remarque. Ai muốn đọc Quỳnh Dao hay Bà Tùng Long đều dấm dúi vì sợ quê.

Còn ngày nay, thử nhìn vào một căn nhà trọ của các bạn nữ sinh viên ngữ văn, ở đó chắc chắn có cả chồng sách ngôn tình Trung Quốc, và hiện nay là các tập sách, thơ mang hơi hướm ngôn tình Việt. 

Nguyễn Đình Bổn