Hỏi vì sao bà không thu tiền nước như người ta thì bà cười hồn hậu: Tiền biết bao nhiêu cho đủ! Bà con chòm xóm cả, người ta đang khó khăn mà mình lấy tiền thì mất hết tình cảm.

>> Thủ tướng đồng ý hỗ trợ 538 tỷ đồng cho vùng hạn, mặn/ Đến lượt Lào xả nước cứu hạn, mặn giúp VN/ Bộ trưởng Vinh: GDP có thể giảm vì hạn mặn.

Xem clip 'Bà Hưỡn cho nước':

Vào những ngày này, đi tới đâu ở tỉnh Bến Tre cũng bắt gặp những đồng lúa cháy khô, héo quắt. Những hàng cây vàng lá ủ rũ, những cây cao khô vàng, những vườn quả rụng trái, những vườn ươm cây giống rũ rượi vàng héo, những trang trại chăn nuôi với bò, lợn ốm la liệt; và gương mặt của những người nông dân miệt vườn héo hắt, buồn bã nhìn thành quả lao động của mình tiêu tan trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn lớn nhất trong một thế kỷ qua. 

{keywords}

{keywords}

 Các phương tiện được huy động chở nước, các giếng cạn bị bỏ hoang lâu nay được khai thác triệt để, dù chất lượng nước không tốt lắm. Ảnh chụp ở huyện Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Hoàng Hường

Là một trong 6 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long giáp biển nhất (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang), Bến Tre đang trải qua những ngày tháng khó khăn. Thời tiết nắng nóng, hoa màu chết khô và đặc biệt thiếu nước ngọt trầm trọng. Trước nay, người dân miệt vườn vẫn có thói quen bơm nước sông lên để tưới tiêu và sinh hoạt, cơn hạn hán khiến nước biển xâm nhập nội đồng, những dòng sông/kênh rạch trở nên mặn chát, không thể dùng tưới tiêu hay sinh hoạt. 

Những giếng nước khoan cũng có vị lờ lợ, và có nhiều giếng cạn khô. Người dân và chính quyền phải chở các xà lan nước từ Tiền Giang hoặc những nơi cách đó vài chục km để người dân sử dụng. Nước (sông) ngọt được bán với giá 5.000 VND/20 lít chỉ để dùng nấu ăn và rửa mặt, tắm trẻ. Những giếng đào/giếng khoan đã bị bỏ hoang từ lâu cũng được khai thác lại triệt để. Huyện Thạnh Phú, Bến Tre còn dấy lên phong trào các thanh niên đi tìm lại dấu vết những giếng đã bị bỏ/lấp để khơi lại. Mọi ý tưởng về tìm nguồn nước ngọt như đều được tận dụng. 

{keywords}

Những cánh đồng cháy khô vì xâm nhập mặn có thể thấy ở nhiều nơi tại Bến Tre, nặng nề nhất là các huyện Bình Đại, Ba Tri và Giồng Trôm. Ảnh: Hoàng Hường

Trên các đường thôn ấp, người dân dùng mọi phương tiện chứa nước: từ thùng xô đến các chai nhựa để đổi nước hoặc gạn từ các giếng cạn. Các loại xe cũng được dùng chủ yếu để chở nước trong những ngày này. Tại huyện Bình Đại, Bến Tre, quân đội chở nước bằng xe bồn vào bơm cho người dân dùng. 

Đề tài chính của những người dân lúc này không thể ra ngoài vấn đề nước ngọt, theo dõi từng bản tin thời tiết và dòng nước Mekong qua thời sự, mong cơn mưa sẽ tới. 

Tình người trong cơn khô khát 

Trong lúc người cháy gan ruột vì khô mặn, thì đây cũng là dịp kiếm tiền của nhiều hộ gia đình may mắn sở hữu những giếng nước ngọt, hay ít nhất nồng độ mặn đỡ hơn. Những tấm biển đổi nước được đặt ở nhiều nơi, là dịp kiếm tiền của người này, cũng là dịp thể hiện tấm lòng của người khác. 

Chùa Vạn Đức, tại ấp 2, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, Bến Tre, là vùng đất bị mặn nặng. Tam Hiệp là cù lao nổi giữa sông Tiền, hai bề sông nước nên nội đồng Tam Hiệp bình thường rất trù phú, nhưng khi nước mặn xâm nhập cũng thiệt hại đầu tiên và nặng nhất. Cảnh thiếu nước ngọt vào mùa khô cũng thường diễn ra. Là người địa phương, sư thầy Thích Lệ Hiếu trụ trì chùa Vạn Đức (vốn là ngôi nhà của 30 trẻ mồ côi) đã kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng mô hình lọc nước ngay trong chùa. 

{keywords}

Hệ thống lọc nước của chùa Vạn Đức, xã Tam Hiệp, Bình Đại, Bến Tre. Ảnh: Hoàng Hường

Theo sư thầy trụ trì, nếu ở điều kiện bình thường, cụm máy lọc nước cung cấp thoải mái cho mấy chục người trong chùa và hỗ trợ khoảng 100 hộ dân xung quanh. Tuy nhiên, những ngày qua, nồng độ mặn của nước quá nặng, lọc không xuể, chỉ đủ cho chùa dùng dè xẻn. “Thi thoảng vẫn có hộ dân lên xin, nhà chùa vẫn cho. Ai cũng khó khăn cả, chỉ mong đợt thiên tai này sớm qua nhanh”, sư thầy nói. 

Giữa cơn khô khát hầm hập, cụ bà Nguyễn Thị Hưỡn ở phường Phú Hưng, TP Bến Tre tất bật bơm nước từ giếng nhà mình cho người dân xung quanh dùng miễn phí “không tính công cán phí điện gì”, như chủ nhà chia sẻ. 

{keywords}

Nhà bà Nguyễn Thị Hưỡn. Ảnh: Trương Minh Châu

Bà Hưỡn cho biết, giếng này của gia đình khoan từ xưa, sau này chuyển sang dùng nước máy. Anh con trai của bà mở một xưởng sắt ngay vị trí bên trên giếng khoan, mấy lần các con bảo lấp giếng đi để xây xưởng nhưng bà ngăn lại, và giếng nước cùng bà cứu người trong cơn hoạn nạn. 

Hỏi vì sao bà không thu tiền nước như người ta thì bà cười hồn hậu: tiền biết bao nhiêu cho đủ. Bà con chòm xóm cả, người ta đang khó khăn mà mình lấy tiền thì mất hết tình cảm. “Giúp được mọi người là vui rồi, chứ tiền thì hổng ham”, bà cười rồi thêm: “Có người chở cả bồn nước lớn đến bơm, ai đó bảo có khi người đó mang về bán thì sao? Tôi bảo: thì người ta có công chở nước thì người ta kiếm tiền cũng được thôi, kệ người ta”. 

Khi tiễn khách (phóng viên) ra về, bà “có một đề nghị với nhà báo” và phát biểu trịnh trọng: vì gia đình tôi điều kiện khó khăn, muốn giúp bà con nhiều hơn mà không làm được. Nhà báo xem có ai hảo tâm cho tôi xin cái bồn nước cũ hay mới đều được để tôi bơm nước lên để sẵn cho người ta lấy chứ lâu lâu nước mới thấm ra, người ta mang can đến nước lại chưa kịp chảy, hay bị đục tội họ”.  

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Hưỡn bên bồn nước được tặng. Ảnh: Trương Minh Châu


Đến thời điểm bài viết này được đăng, bà cụ tốt bụng đã nhận được 2 cái bồn nước mới như ý muốn từ sự quyên góp trên mạng xã hội. 

(Còn tiếp

Bài 2: Những nhà phát minh miệt vườn

Hoàng Hường 

Hạn hán lịch sử tại ĐBSCL:

Thiên tai và "nhân tai"

Việc sử dụng nước trồng lúa ở VN rất vô tổ chức. 2m3 nước mới cho ra 1kg lúa trong khi dùng để trồng cỏ nuôi bò hay tưới cho cây trồng tiết kiệm nước thì hiệu quả gấp 10 lần!

Chớp cơ hội làm giàu từ hạn mặn ở ĐBSCL

Hạn mặn khủng khiếp tại ĐBSCL thực ra không quá đáng sợ. Một chính sách đúng đắn có thể biến thiên tai thành cơ hội làm giàu.

Nước mặn không phải là kẻ thù của ĐBSCL

“Thay nền nông nghiệp quá chú trọng vào số và sản lượng sang nền nông nghiệp giá trị dựa trên chất lượng và các giải pháp đồng bộ để nâng cao giá trị gia tăng".

Cứu hạn cho ĐBSCL không chỉ trông chờ từ TQ

Ảnh hưởng từ các đập thủy điện thuộc lưu vực sông Lan Thương đến nguồn nước đổ về ĐBSCL của Việt Nam là có, nhưng không đủ để có thể cứu hạn cho khu vực này.

Đập thủy điện đang định đoạt số phận ĐBSCL

Bị ảnh hưởng nặng nề của sự nóng lên của trái đất và quá trình đô thị hóa, miền Nam Việt Nam đang tìm giải pháp để cứu cây lúa và người dân của mình.