Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Djibouti, đa số thông qua các khoản cho vay mềm. Giới chức nước này không nói chính xác họ đang mượn bao nhiêu tiền của Trung Quốc.

Khi Trung Quốc dùng tiền 'mua" tham vọng toàn cầu

Sự tương đối ổn định của đất nước 875.000 dân này ở giữa khu vực vùng Sừng châu Phi bất ổn đã khiến Djibouti trở thành một sân chơi của các siêu cường thế giới.

Những lá cờ sao và vạch tung bay dọc con đường mà máy bay quân sự và chở khách hạ cánh: Trại Lemmenier, căn cứ quân sự thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi, nơi đồn trú của 4.500 binh sĩ và quân nhân đang thực hiện các nhiệm vụ chống mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Yemen và phiến quân al-Shabab ở Somalia. Tiền đồn này, được thuê với giá 60 triệu USD/năm, dùng chung một bãi hạ cánh với sân bay quốc tế, dù các máy bay do thám của quân đội giờ đây thường cất cánh từ một sân bay vắng vẻ hơn nằm cách đó 8 dặm, sau khi một chiếc máy bay quân đội rơi xuống một khu dân cư năm 2011.

Djibouti cũng là nơi có sự hiện diện quân sự đông đảo nhất của Pháp ở nước ngoài (họ vẫn có một thỏa thuận bảo vệ cựu thuộc địa). Đây cũng là nơi đặt căn cứ quân sự duy nhất của Nhật Bản ở bên ngoài đất nước Mặt trời mọc; và là nơi binh sĩ Tây Ban Nha và Đức thuộc lực lượng chống hải tặc của EU đồn trú (trong hai khách sạn sang trọng Kempinski và Sheraton). Người Saudi Arabia và Ấn Độ cũng được cho là đang quan tâm xây dựng các tiền đồn quân sự ở đây. Người Nga cũng vậy.

{keywords}

Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của mình ở Djibouti, với mức giá thuê ưu đãi nhất, chỉ 20 triệu USD/năm. Ảnh:.english.sina

Trong khi đó, Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của mình ở Djibouti, với mức giá thuê ưu đãi nhất, chỉ 20 triệu USD/năm. Căn cứ này được nói là sẽ không hơn một trung tâm hậu cần phục vụ các chiến dịch chống cướp biển và sơ tán công dân khỏi các điểm nóng như Yemen, chỉ cách Eo biển Bab al-Mandib chừng 20 dặm. Tuy nhiên, giới chức phương Tây lo ngại rằng Trung Quốc có thể có nhiều kế hoạch lớn hơn.

Trong tương lai, có thể sẽ rất bất tiện khi chứng kiến các nước vốn không phải lúc nào cũng đồng thuận với nhau cùng lúc tiến hành các chiến dịch quân sự trên cùng một vùng trời chật ních ở Djibouti. Quốc gia sa mạc nhỏ bé này muốn nhiều hơn việc trở thành một sân chơi của các cường quốc. Họ có tham vọng trở thành một Dubai hay Singapore ở cổng vào Biển Đỏ và Ấn Độ Dương.

Người phụ trách phát triển kinh doanh của cơ quan Cảng và Vùng tự do của Djibouti, ông Robleh Djama Ali cho biết: “Chúng tôi không có gì ngoài địa điểm”. Việc Djibouti thiếu tài nguyên thiên nhiên có thể là không may, nhưng vị trí địa lý nằm điểm mũi giao nhau Eritrea, Ethiopia và Somalia lại không phải là một điểm yếu.

Pháp gần đây muốn có một cửa ngõ vào Aden, thuộc địa của Anh ở bên kia Biển Đỏ. Các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã khiến quân đội Mỹ quan tâm đến Djibouti. Vấn đề hải tặc Somalia đã kéo binh sĩ EU đến đây. Cuộc chiến Ethiopia-Eritrea từ năm 1998-2000 đã khiến Ethiopia mất lối vào các cẳng ở nước láng giềng nhỏ hơn của mình. Giờ đây 90% hàng hóa nhập khẩu của Ethiopia phải đi qua Djibouti, chiếm 90% lưu thông tại các càng biển của nước này.

Mức độ tăng trưởng kinh tế hai con số của Ethiopia trong thập kỷ qua đã tác động đáng kể lên Djibouti. Khoảng 9,5 tỷ USD đang được chi cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng, trong đó có 4 cảng biển mới, 2 sân bay quốc tế mới và 2 đường ống dẫn dầu khí, và một tuyến đường sắt tới Ethiopia (tuyến đường cuối cùng sẽ đi vào hoạt động trong vài tuần tới). Ngoài ra còn 9,7 tỷ USD đã được đề xuất nhưng chưa được giải ngân.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đa số thông qua các khoản cho vay mềm. Giới chức Djibouti không nói chính xác họ đang mượn bao nhiêu tiền của Trung Quốc, nhưng cả IMF và Ngân hàng Phát triển Châu Phi đều cảnh báo Djibouti về bong bóng nợ công đang căng, từ 60,5% GDP năm 2014 dự báo tăng tới 80% năm 2017.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Ilyas Moussa Dawaleh có vẻ không lo ngại về việc này. Ông nói: “Những gì chúng tôi có được từ Trung Quốc quan trọng hơn nhiều bất cứ đối tác lâu dài nào khác”….

Thảo Linh

Hé lộ "cơ sở hậu cần" mới của TQ ở nước ngoài
Từ "mối đe dọa Trung Quốc" tới "thách thức Trung Quốc"
Khi Trung Quốc dùng tiền 'mua" tham vọng toàn cầu