Cũng chính vì thừa nhận quyền tự do kinh doanh như là quyền mưu sinh của mỗi người dân nên chuyện kinh doanh sai phép không được coi là tội mà đó chỉ là… lỗi. Tội sẽ được xử lý bằng chế tài và có khung hình phạt. Còn lỗi thì chỉ bị xử lý bằng hành chính.

Chuyện ông Nguyễn Văn Tấn là chủ quán cà phê “Xin chào” ở huyện Bình Chánh kinh doanh nước giải khát và thức ăn điểm tâm do những sai phạm hành chính sắp được đưa ra xét xử công khai như một vụ án “hình sự” đã trở thành tâm điểm của dư luận trong mấy ngày qua. Hơn thế, vụ này đã khiến Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng phải vào cuộc và lên tiếng....

Kinh doanh sai phép: Chuyện không mới

Thời bao cấp, nước ta đã “đồng phục hóa” nền kinh tế khi chỉ công nhận hai thành phần kinh tế chủ lực là quốc doanh và tập thể. Chính sách này khiến kinh tế kiệt quệ. Sự khốn cùng của đất nước đã dẫn đến công cuộc đổi mới được khởi xướng từ năm 1986, theo đó, Nhà nước VN thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần. Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (QH Khóa VIII thông qua ngày 21/12/1990) đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh của mỗi người dân. Công dân được làm những điều mà Luật pháp không cấm.

Tinh thần này mới đây đã được khẳng định lại trong điều 33 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Cũng chính vì thừa nhận quyền tự do kinh doanh như là quyền mưu sinh của mỗi người dân nên chuyện kinh doanh sai phép không được coi là tội mà đó chỉ là… lỗi. Tội sẽ được xử lý bằng chế tài và có khung hình phạt. Còn lỗi thì chỉ bị xử lý bằng hành chính.

{keywords}

Chuyện ông Nguyễn Văn Tấn là chủ quán cà phê “Xin chào” ở huyện Bình Chánh kinh doanh nước giải khát và thức ăn điểm tâm do những sai phạm hành chính sắp được đưa ra xét xử công khai như một vụ án “hình sự” đã trở thành tâm điểm của dư luận trong mấy ngày qua. Ảnh: baogiaothong

Nhân vụ việc này, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương bày tỏ: Chúng ta đã có 30 năm cải cách, chuyển sang nền kinh tế thị trường; sau quá trình bàn thảo hết sức cặn kẽ trong Chính phủ, trong Quốc hội, luật pháp hiện đã quy định rất rõ việc tự do kinh doanh tất cả những gì pháp luật không cấm. Ngay cả khi chưa đăng ký kinh doanh thì việc bán phở vẫn hoàn toàn hợp pháp....

Là đất nước đang phát triển, hệ thống luật còn thiếu và yếu nên người dân VN chưa được trang bị hệ thống kiến thức luật pháp đầy đủ nên chuyện kinh doanh sai phép là chuyện không mới và diễn ra khá phổ biến. Như đã nói ở trên, quyền tự do kinh doanh được coi là quyền mưu sinh, quyền sống căn bản của người dân nên nếu cứ sai phép đều bị hình sự hóa và đưa ra xét xử thì sẽ không còn ai dám kinh doanh vì không phải ai cũng thông thái hết các điều luật. Cũng chính vì lý do này mà Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/7/2015 đã bỏ tội “kinh doanh trái phép”.

Công bộc hay...?

Trở lại diễn tiến của vụ việc, ngày 13/8/2015, sau khi quán “Xin chào” hoạt động được 05 ngày, công an huyện Bình Chánh đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính với lỗi “kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Ngay hôm sau, ông Tấn đến nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại UBND huyện theo hình thức hộ kinh doanh cá thể. Ngày 19/8/2015, ông được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tại biên bản vi phạm hành chính số 0031044 lập lúc 9h ngày 13/8/2015, công an chỉ ghi một lỗi duy nhất là “hoạt động kinh doanh không phép”.

Tuy nhiên căn cứ vào biên bản trên, ngày 18/8/2015, công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính bỗng “đẻ” thêm 04 lỗi khác như: Không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ; không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm... Tổng tiền phạt là 17 triệu đồng. Ngay sau đó, ông Tấn đã làm thủ tục đăng ký và được cấp giấy phép kinh doanh.

Ngày 10/9/2015, quán cà phê “Xin chào” của ông Tấn bị kiểm tra lần tiếp theo. Lần này, quán bị lập biên bản vì các lỗi như kinh doanh sai địa điểm, sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến thực phẩm, sử dụng khu vực chế biến có côn trùng gây hại; thải nước thải chưa qua xử lý vào môi trường. Ngày 25/9/2015, ông Tấn nhận được lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với mình về tội “kinh doanh trái phép”.

Với những diễn tiến trên, dư luận không khỏi đặt câu hỏi: Những công an viên huyện Bình Chánh thực thi công vụ trong vụ việc trên là công bộc hay là gì? Vì sao vụ việc đơn giản bỗng được “hình sự hóa”?

Ông Tấn là một công dân, chuyện ông Tấn mở quán là là việc mà luật pháp không cấm, là quyền tự do mưu sinh của ông. Vậy mà trong trường hợp này, cách làm của công an quận Bình Chánh thực thi công vụ rõ ràng là “đè đầu dân”. Điều này là trái với tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh. Hơn thế cũng là trái với đạo lý của những người đang hàng ngày làm công hưởng lương từ tiền đóng thuế của nhân dân.

Pháp lý và đạo lý

Trở lại vụ việc của quán “Xin chào” của ông Tấn, có thể nói, khi soi kỹ, ông Tấn có một số cái sai. Điều này không ai phủ nhận, chỉ có điều, chúng ta nhìn nhận về những cái sai, cái chưa đúng đó như thế nào. Với một doanh nhân mới khởi nghiệp, khó mà không mắc lỗi. Họ sẽ phải trả giá cho các lỗi lầm mà họ mắc phải tùy theo lỗi ở các mức độ khác nhau và tùy theo môi trường pháp lý ở nơi họ khởi nghiệp.

Người Mỹ có câu: “Đừng hỏi các nhà tỷ phú về 01 triệu đô đầu tiên sạch hay bẩn”. Tích lũy nguyên thủy bao giờ cũng có cái giá của nó. Một nền hành chính văn minh phải biết tha thứ. Tôi rất tâm đắc với câu của đại tá Vũ Đình Hoành, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội: Làm người chỉ huy thì phải biết lãnh đạo bằng năng lực chứ không phải bằng quyền lực; phải bằng uy tín chứ không phải bằng uy lực và phải biết làm theo pháp lý nhưng không được quên đạo lý.

Phan Thế

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

* Bí thư Thăng lên tiếng vụ chủ quán bị khởi tố
* Bán phở, chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày: Bị xử lý hình sự
* Chủ quán cà phê bị truy tố: "Xin đừng dồn tôi vào đường cùng"