- Trung Quốc đang bị cáo buộc là “đô hộ” các nước nhỏ hơn bằng việc cho họ vay những khoản tiền lớn mà họ không thể trả nhằm chế ngự thế giới. Những nước vỡ nợ buộc phải trả bằng tài sản và lãnh thổ, hoặc phải cho phép các căn cứ quân sự Trung Quốc trên mảnh đất quê hương mình. 

Trung Quốc đang bị cáo buộc sử dụng đòn bẩy là các khoản vay lớn dành cho các nước nhỏ hơn trên khắp thế giới để chiếm đoạt tài sản và gia tăng “lốt chân” quân sự của mình. Các nước đang phát triển, từ Pakistan đến Djibouti, Maldives đến Fiji, tất cả đều đang nợ Trung Quốc những món tiền khổng lồ.

Đã có những nước vỡ nợ, bị gây sức ép phải giao quyền kiểm soát tài sản hoặc phải cho phép các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên lãnh thổ. Một số người gọi đây là chính sách “ngoại giao bẫy nợ” hoặc “chủ nghĩa đô hộ nợ” – tức là cung cấp các khoản vay hấp dẫn cho các nước không có khả năng trả nợ, để rồi sau đó đòi nhượng bộ khi họ vỡ nợ.

Bằng chứng điển hình nhất là Sri Lanka hồi năm ngoái. Vay nợ hơn 1 tỷ USD của Trung Quốc, Sri Lanka đã phải cho công ty của chính phủ Trung Quốc thuê một cảng biển trong 99 năm.

Và Djibouti, nơi hiện có căn cứ quân sự chính của Mỹ tại châu Phi, cũng sắp phải nhượng quyền kiểm soát một cầu cảng cho một công ty có liên hệ với Bắc Kinh. Mỹ đang rất muốn ngăn chặn Cảng Container Doraleh rơi vào tay người Trung Quốc, đặc biệt vì nó nằm ngay cạnh căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài của Trung Quốc. 

{keywords}
 Djibouti là nơi Trung Quốc đặt căn cứ hải quân nước ngoài đầu tiên. Trong ảnh: Lực lượng quân sự Trung Quốc đến Djibouti hôm 11/7/2017. Ảnh: Reuters/ Vietnam Plus

Tháng 3 vừa qua, cựu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cáo buộc Bắc Kinh đang khuyến khích “sự phụ thuộc vào việc sử dụng các hợp đồng mờ ám, các thói quen cho vay ăn cướp, và những hợp đồng tham nhũng có thể nhấn chìm các nước vay trong nợ đọng và hủy hoại chủ quyền của họ”.

Một báo cáo của Trung tâm Phát triển toàn cầu có thể giúp ta nhìn rõ hơn chiến thuật lây lan nợ Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra các khoản vay đổ vào dự án hạ tầng dành cho các nước như Mông Cổ, Montenegro và Lào đã dẫn tới hàng triệu, hoặc thậm chí hàng tỷ USD nợ, như thế nào. Con số này thường chiếm những tỷ lệ rất lớn trong GDP của các quốc gia đi vay.

Nhiều trong số các dự án này có liên quan đến sáng kiến “Vành đai và con đường”, một đại dự án nhằm tạo ra hệ thống tuyến đường thương mại xuyên qua các khu vực rộng lớn từ châu Á sang châu Âu, với Trung Quốc là trung tâm. Các nước tham gia thường sẽ thi công đường sá và cầu cảng với tiền tài trợ một phần từ Trung Quốc.

Gần đây hơn, đế chế cho vay Trung Quốc đã vươn tới Thái Bình Dương, làm dấy lên lo ngại rằng họ có ý định dùng các khoản nợ làm đòn bẩy để mở rộng “lốt chân” quân sự của mình tại Nam Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trái phép tại Biển Đông để sử dụng làm các căn cứ quân sự cho thấy lo ngại trên là có lý.

Tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã thể hiện rõ những ý định này, khi đề cập với Vanuatu về khả năng thiết lập một căn cứ quân sự tại đây. Australia đã cảnh báo về động thái này, vốn đồng nghĩa với việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại một cửa ngõ quan trọng ra biển phía Đông của Australia. Theo một nhóm chuyên gia cố vấn, Vanuatu hiện đang nợ Trung Quốc 191 triệu bảng Anh. Trong số các dự án mà khoản nợ này đổ vào có bến tàu lớn nhất ở Nam Thái Bình Dương, được cho là có khả năng đón các tàu sân bay.

Tonga cũng mắc nợ lớn của Trung Quốc và đang vật vã để trả. Thủ tướng Akilisi Pohiva bày tỏ lo ngại Bắc Kinh sắp thâu tóm các tài sản của nước mình. Ông kêu gọi các quốc đảo khác ở Thái Bình Dương cùng lên tiếng kêu gọi xóa nợ. Hai khoản vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc trị giá tổng cộng hơn 91 triệu bảng Anh, tương đương 1/4 GDP của nước này.

Phát biểu trên kênh ABA của Australia, vị thủ tướng này nói: “Đây đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Chúng tôi đã lâm vào thảm họa nợ”. Ông Pohiva cho biết nợ Trung Quốc đã nhiều đến mức đó không còn là một vấn đề có thể giải quyết một cách đơn lẻ. Ông nói thêm rằng: “Tôi nghĩ các nước nhỏ sẽ phối hợp với nhau để tìm cách giải quyết”.

Trong khi đó, Trung Quốc bảo vệ chính sách cho vay của mình, nói rằng họ “rất chân thành và hào phóng”, đồng thời nhấn mạnh họ chỉ cho các nước có thể trả nợ vay tiền.

Tonga là một trong một danh sách dài gồm các nước Nam Thái Bình Dương đã mắc nợ Trung Quốc trong những năm gần đây. Viện nghiên cứu Lowy ở Sydney, chuyên theo dõi sát các hoạt động của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, ước tính Bắc Kinh đã đổ gần 1,4 tỷ bảng Anh vào các quốc đảo Thái Bình Dương từ năm 2006. Trong số các con nợ lớn khác có Papua New Guinea, nước hiện đang gánh khoản nợ lên tới 498 triệu bảng Anh, và Fiji với 496 triệu bảng, hay Samoa với 181 triệu bảng./. 

Diệu An

Đường lưỡi bò liền nét: TQ muốn tiếp tục ngang ngược

Đường lưỡi bò liền nét: TQ muốn tiếp tục ngang ngược

Việc TQ chọn thời điểm hiện nay để gia tăng căng thẳng một lần nữa cho thấy Bắc Kinh tỏ ra sành sỏi hơn ai hết trong việc “chớp thời cơ” để khỏa lấp khoảng trống quyền lực.

Tại Châu Âu: Trung Quốc chi tiền bằng tay trái, lấy lại bằng tay phải

Tại Châu Âu: Trung Quốc chi tiền bằng tay trái, lấy lại bằng tay phải

Người Trung Quốc chỉ chiếm 15% du khách của Jungfraubah, nhưng họ mang lại cho vùng này tới 50% thu nhập.

Trung Quốc tung hoành trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp

Trung Quốc tung hoành trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp

Những tiếng nói lo lắng giờ đây vang lên khắp châu Âu. Liệu ông chủ thực dân mới đáng sợ kia có tới châu Âu không?

Đồng tiền Trung Quốc đánh hơi được sự thành công

Đồng tiền Trung Quốc đánh hơi được sự thành công

Trung Quốc giờ đây không hài lòng với việc chỉ được coi là quốc gia sản xuất các mặt hàng rẻ tiền còn các sản phẩm cao cấp xuất xứ từ nơi khác.

Trung Quốc thâu tóm châu Âu kiểu từng mảnh nhỏ

Trung Quốc thâu tóm châu Âu kiểu từng mảnh nhỏ

Ngoài đất canh tác, Trung Quốc còn quan tâm đến những vị trí mang tính chiến lược của châu Âu. Nhiều mạng lưới điện, sân bay, hải cảng đã được mua hay cố mua bằng tiền của Trung Quốc.