- Không có một kỳ xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nào lại không xảy ra tình trạng nghệ sĩ nổi tiếng nhiều năm cống hiến bị trượt danh hiệu vì không đủ phiếu bầu của hội đồng duyệt. Người ta cũng không rõ Hội đồng duyệt gồm những ai? Phải chăng đã đến lúc cần xem xét lại cách xét tặng danh hiệu cho nghệ sĩ?

Ba lần đi xin vẫn trượt 

Câu chuyện gây chú ý gần đây nhất là trường hợp của nghệ sĩ cải lương Minh Vương. Trong danh sách 77 hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND mà Bộ VHTTDL mới công bố không có tên NSƯT Minh Vương.

{keywords}
 Minh Vương và Lệ Thủy là cặp nghệ sĩ cải lương ăn ý trên sân khấu mấy chục năm qua. 

Ở tuổi 70, ông vẫn lận đận chưa lên được NSND dù đã 3 lần làm hồ sơ xét duyệt danh hiệu. Trong giới cải lương không ai không biết Minh Vương. Người hâm mộ mấy chục năm qua đã thuộc nằm lòng những vai diễn của ông trong các vở cải lương kinh điển. Tuy nhiên, cho tới tận năm 2007 Minh Vương mới được phong tặng danh hiệu NSƯT - ở tuổi 58. Hơn 10 năm, ông đã nhiều lần làm hồ sơ xét tặng NSND nhưng đều trượt, hồ sơ gần đây nhất đợi đợt xét duyệt 2018 này cũng mới được thông báo dù hồ sơ đủ tiêu chuẩn nhưng không đạt 90% số phiếu bình chọn  nên không được xét duyệt tiếp.

Điều này khiến nghệ sĩ Minh Vương rất buồn và bức xúc, nhất là khi nhiều lứa nghệ sĩ đàn em không mấy tên tuổi đã được xét NSND mà ông thì vẫn lận đận. Chia sẻ với VietNamNet mới đây, Minh Vương cho hay lần này có lẽ là lần cuối, và chắc chắn ông sẽ không làm hồ sơ xin xét lần thứ 4. Rất nhiều người đã bất ngờ trước thông tin này bởi với họ, Minh Vương, đã là NSND gạo cội từ lâu bởi những đóng góp miệt mài, có giá trị cho nghệ thuật cải lương.

Tương tự, nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn cũng vừa được thông báo trượt danh hiệu NSND trong kỳ xét duyệt này, ở lần thứ 2 làm hồ sơ. Nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn thực sự không hiểu vì sao những nghệ sĩ lớn, có tuổi nghề và nhiều cống hiến như bản thân ông và Minh Vương lại trượt trong khi những nghệ sĩ trẻ, ít tên tuổi hơn thì lại nhanh chóng được chọn thông qua vòng bình bầu.

Bộc bạch với truyền thông, nghệ sĩ cải lương Thanh Tuấn cho biết, ông đã quá lớn tuổi để đi thi thố danh hiệu với những nghệ sĩ trẻ đáng tuổi con, cháu. Chưa kể nếu xét theo tiêu chuẩn phải có huy chương vàng như thông lệ mà Hội đồng bình bầu NSND đưa ra thì cả ông và Minh Vương đều trượt ngay từ vòng ngoài. Sự tréo ngoe này khiến cả nghệ sĩ Thanh Tuấn và Minh Vương đều thất vọng, họ cho biết sẽ không làm hồ sơ xin xét danh hiệu lần nào nữa.

Đồng cảm với tâm tư của đồng nghiệp, NSND Lệ Thủy cũng bức xúc việc có những nghệ sĩ trẻ chưa đóng góp nhiều cho nền cải lương mà vẫn được xét cấp vì có huy chương trong khi các nghệ sĩ lớn tuổi đóng góp mấy chục năm thì chật vật xin danh hiệu.

Bà nói thẳng, mỗi lần xét cấp danh hiệu thế này đều làm tổn thương các nghệ sĩ lớn tuổi. Bởi theo quy định hiện nay, chẳng ai trong số họ có được số huy chương như yêu cầu và họ cũng chẳng còn thuộc quân số của  đoàn nào để tham gia hoạt động và đi thi thố được nữa. Thêm vào đó, tâm lý chung, già mà còn trầy trật ganh đua danh hiệu với những người trẻ.

Theo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được Chính phủ ban hành năm 2014, việc xét danh hiệu đều căn cứ trên cơ sở tự nguyện, tức là các nghệ sĩ muốn xét danh hiệu thì cần làm hồ sơ. Để được vinh danh là NSND hay NSUT đều có các tiêu chí rất rõ ràng về số huy chương, năm công tác...

Bên cạnh đó các hồ sơ đủ tiêu chuẩn phải được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý cũng khiến nhiều nghệ sĩ bị đánh trượt (như nghệ sĩ Chí Trung 3 năm trước). Do vậy, dù có đủ tiêu chuẩn mà không đủ số phiếu của hội đồng thì cũng trượt!

Sẽ xem xét điều chỉnh? 

Trước những tréo ngoe này, đại diện cho cơ quan có trách nhiệm, ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng (Bộ VHTTDL) giải thích, khi hồ sơ của NSƯT Minh Vương lên tới Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước thì chiếu theo các quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, các hồ sơ không đạt đủ 90% số phiếu bầu của thành viên Hội đồng này sẽ không có tên trong danh sách lấy ý kiến nhân dân (kết thúc vào 12/7) trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước. Hồ sơ của NSƯT Minh Vương nằm trong trường hợp này. Như vậy trường hợp của nghệ sĩ Minh Vương sẽ được đưa ra lấy ý kiến dư luận để xem xét trình Hội đồng cấp Nhà nước xem xét.

Hai hôm trước, (11/7), vấn đề xét duyệt danh hiệu NSND, NSUT cho các nghệ sĩ tên tuổi lại nóng rãy tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP HCM. Tại cuộc họp quan trọng này, ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở VHTT thông tin: Sở đã tham mưu với Hội đồng ND, UBND TP HCM để sớm có văn bản kiến nghị hội đồng cấp Bộ, cấp Nhà nước về việc đặc cách trao NSND cho ba trường hợp vừa bị loại là NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu.

Rất nhanh sau đó, ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện đã thông tin với báo chí việc xem xét lại các trường hợp đặc biệt như NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu và có thể trình Thủ tướng xét. 

Nghệ sĩ Minh Vương, Thanh Tuấn hay Giang Châu, nếu được công nhận là NSND, họ rất xứng đáng với danh hiệu đó.

{keywords}
 Nghệ sĩ Thanh Tuấn. 

Dư luận đang cần cơ quan chức năng giải thích thỏa đáng vì sao những nghệ sĩ được nhiều người biết tới với sự đóng góp qua hàng chục năm với nhiều tác phẩm cải lương có giá trị nhưng không đạt đủ số phiếu bầu chọn?

Và vì sao lại phải bí mật danh sách những người ngồi trong hội đồng bỏ phiếu xét bình chọn?

Điều đáng mừng là trả lời báo chí hôm 12/7, người đứng đầu Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, ông Nguyễn Ngọc Thiện đã ghi nhận các ý kiến cho rằng Nghị định 89 về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đang có nhiều bất cập. Ông cũng hứa sẽ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu và tìm ra hướng sửa đổi phù hợp với thực tiễn để đề xuất Chính phủ trong lần xét tặng tới.

Bích Hạnh

Triển lãm cơ thể người: Phạm luật, phi đạo đức hay sai thời điểm?

Triển lãm cơ thể người: Phạm luật, phi đạo đức hay sai thời điểm?

“Lúc này chưa thích hợp để tổ chức triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người” ở Việt Nam. Và, cái gì phục vụ mục đích khoa học thì đừng bán vé thương mại", Họa sỹ-KTS Lý Trực Dũng.

Đại gia Việt thích "chém gió" hơn đi nhà hát, bảo tàng?

Đại gia Việt thích "chém gió" hơn đi nhà hát, bảo tàng?

Bảo tàng là nơi tốt nhất để mọi người có thể đến để học hỏi, tự trang bị cho mình những kiến thức phổ thông nhưng mấy lần bạn gặp các ngôi sao, thương gia, chính khách... ở đó?

‘No bụng’ rồi mới cần nghĩ đến văn hóa?

‘No bụng’ rồi mới cần nghĩ đến văn hóa?

Chúng ta sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu tiếp tục xếp văn hóa lên một trong những dòng đầu trong các văn bản và xuống gần cuối trong cách thực thi.

Nhờ có văn hóa mà con người không lầm lạc

Nhờ có văn hóa mà con người không lầm lạc

Văn hóa khiến cho một quốc gia có thể ngẩng cao đầu, có thể sánh vai với các quốc gia khác trên thế giới…

Phá tảng băng văn hóa ‘không nhúc nhích’

Phá tảng băng văn hóa ‘không nhúc nhích’

“Việt Nam còn có thứ văn hóa không nhúc nhích như bàng quan, vô cảm, thờ ơ trước những vấn đề của đất nước. Vô cảm trước nhân dân, đặc biệt các vấn đề của xã hội, của đất nước, thấy tiêu cực không đấu tranh…”.

Văn hóa đâu từ ‘lỗ nẻ’ chui lên hay từ bằng cấp tự kiêu

Văn hóa đâu từ ‘lỗ nẻ’ chui lên hay từ bằng cấp tự kiêu

Văn hóa, gieo trồng (cultura, culture) là như thế. Văn hóa đâu từ “lỗ nẻ” chui lên hay từ bằng cấp tự kiêu chỉ chăm chăm “hơn người”!

'Hôi của’, xẻ thịt trâu và… Gia đình văn hóa

'Hôi của’, xẻ thịt trâu và… Gia đình văn hóa

Nếu như những tiêu chí “Gia đình văn hóa” được đánh giá đúng, thì từng thành viên của gia đình chắc chắn phải là những thành viên mẫu mực của xã hội.

"Ở ta văn hóa từ chức chưa phổ biến vì tác động tâm lý"

"Ở ta văn hóa từ chức chưa phổ biến vì tác động tâm lý"

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng, việc từ chức cần được quy định bằng hệ thống pháp luật thì mới được thực hiện một cách nghiêm túc.

Văn hóa Việt Nam không thể đi một mình một đường

Văn hóa Việt Nam không thể đi một mình một đường

Bất cứ ai thuộc dân tộc nào cũng đều mong muốn được nói ra những suy nghĩ và nguyện vọng của mình.

Đẳng cấp quốc gia và tư duy văn hóa tiểu nông

Đẳng cấp quốc gia và tư duy văn hóa tiểu nông

 Con đường hội nhập kinh tế và văn hóa của nước Việt còn… mấy quăng dao?

Sự xuống cấp mang tính hủy diệt của văn hóa

Sự xuống cấp mang tính hủy diệt của văn hóa

 

Lực cản 'văn hóa xin lỗi' chốn công quyền

Lực cản 'văn hóa xin lỗi' chốn công quyền

 Đã có quá nhiều lời than vãn về tình trạng xuống cấp văn hóa giao tiếp ở nước ta, từ trẻ con đến người lớn, từ dân thường đến quan chức.

Khi một nụ hôn thành 'cơn sang chấn văn hóa'

Khi một nụ hôn thành 'cơn sang chấn văn hóa'

Giá trị lớn nhất của văn hoá không phải là nguyên tắc mà là sự cởi mở và bao dung. Chúc chúng ta cùng đóng góp để văn hoá Việt ngày càng văn minh và bao dung hơn!