Trong phần lớn gia đình Việt Nam, rất ít khi con cái dám lên tiếng về nỗi bất hạnh của mình do các bậc bề trên gây ra. Nếu đứa con nào dám nói ra sự buồn tủi của mình, lập tức sẽ trở thành tội đồ để cả xã hội ném đá.
Có lẽ điều đầu tiên bất kỳ người Việt Nam nào được học cũng là về chữ Hiếu. Thế nhưng khi nói chuyện với người phương Tây, rất ít người hiểu từ này, có thể do trong ngôn ngữ của họ không có từ nào tương đương mà chỉ dùng từ biết ơn mà thôi. Chỉ trong cách tài liệu chuyên ngành mới có từ hiếu thảo là filial piety, dịch chính xác là sự thờ phụng của con cái với cha mẹ, coi cha mẹ như thánh thần.
Thực tế cho thấy cách nghĩ khuôn mẫu ấy quá sai lầm. Bố mẹ là người, không phải thần thánh nên cũng có Sai có Đúng, mù quáng tuân theo không chỉ làm hại mình mà còn làm hại cả bố mẹ.
Điều tiếp theo là cách nghĩ ấy quá bất công với con cái. Con trẻ không làm đơn xin bố mẹ cho ra đời. Chúng sinh ra là do ý muốn của bố mẹ, vậy tại sao lại bắt chúng biết ơn? Chưa kể có rất nhiều bố mẹ vì tình cờ mà sinh ra con. Việc nuôi con chỉ là bắt buộc, mải đuổi theo thú vui ích kỷ để con đói khổ, thiếu sự chăm sóc như báo chí từng lên án, làm sao bắt con chịu ơn những người ấy được?
Tình yêu, công đức sinh thành của bố mẹ với con cái chỉ cao đẹp khi không đòi hỏi sự đền đáp. |
Trong phần lớn gia đình Việt Nam, rất ít khi con cái dám lên tiếng về nỗi bất hạnh của mình do các bậc bề trên gây ra. Nếu đứa con nào dám nói ra sự buồn tủi của mình, lập tức sẽ trở thành tội đồ để cả xã hội ném đá, bất kể anh/cô ta có tốt đẹp đến đâu cũng không còn đường sống. Nghệ sĩ Lê Vân là một ví dụ điển hình.
Sự che giấu, giả dối, mất tự do từ trong gia đình, giữa những người thân với nhau chính là mầm mống cho sự che giấu, giả dối, mất tự do trong xã hội, rộng hơn là kìm hãm sự phát triển của quốc gia.
Tình yêu, công đức sinh thành của bố mẹ với con cái chỉ cao đẹp khi không đòi hỏi sự đền đáp. Còn nếu bố mẹ luôn luôn đem chúng ra để mặc cả với con cái, bắt con cái sống theo ý mình thì khác gì biến mình thành chủ nợ của con? Và như vậy, tình mẫu tử/phụ tử làm gì còn có ý nghĩa cao đẹp nữa?
Bố mẹ nào sinh con ra cũng mong con hạnh phúc nên Hiếu Thảo trước hết là con cái phải sống cho tốt, vui vẻ, thành công để bố mẹ được an lòng. Khi con còn nhỏ, bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, còn con cái phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với gia đình và trong trường học. Còn khi bố mẹ già yếu, con cái có trách nhiệm hướng dẫn, trợ giúp thậm chí ngăn cản bố mẹ khi bố mẹ mới làm điều sai trái. Nếu bao che thì bố mẹ sẽ sai nhiều hơn, thậm chí phạm pháp rồi bị trừng phạt thì khổ cho bố mẹ và cả gia đình. Như vậy mới đúng là chữ Hiếu.
Nếu bạn còn nghi ngờ điều ấy, hãy đọc tiếng kêu xé lòng của bạn trẻ xin giấu tên này:
"Hiếu" là gì?
· Nghĩa là bố mẹ thích làm gì cho con thì con phải theo chứ không cho con thấy điều gì tốt thì làm cho bản thân, thậm chí ăn mặc cũng không được theo ý mình.
· Nghĩa là bố mẹ thích con học ngành nghề gì thì con phải học ngành nghề đó chứ không phải học cái gì con thích và có khả năng.
· Nghĩa là tuyệt đối nghe theo lời bố mẹ, bố mẹ nói đi qua bên Tây thì không được đi qua bên Đông.
· Nghĩa là còng lưng trả lại bố mẹ dần dần số tiền bố mẹ đã bỏ ra nuôi lớn mình mà không bao giờ thấy hết.
· Nghĩa là chỉ được lấy người mà bố mẹ vừa ý, dù ý thích ấy rất vô lý như “nó sẽ hiếu thảo với mẹ” trong khi con mới là người phải chung sống với họ.
· Nghĩa là không được rời khỏi bố mẹ quá vài km, để bố mẹ còn quản được, mặc kệ là việc có tốt hay không
· Nghĩa là bố mẹ có mắng nhiếc chửi rủa, thóa mạ thế nào thì cũng phải phục tùng, tôn kính, coi bố mẹ như thần phật mà tôn thờ, dám thanh minh một câu cũng thành đồ mất dạy.
· Nghĩa là cuộc sống chỉ là cục nợ phải trả cho bố mẹ, trả cho hết đời, vì cuộc sống là do bố mẹ ban phát.
· Nghĩa là phải bỏ đi cuộc sống mình muốn để sống cuộc sống bố mẹ muốn sống.
· Nghĩa là thà đừng có sinh ra còn hơn...
Bạn có muốn con bạn nghĩ như vậy không? Bố mẹ đã cho con sự sống thì đừng vì chữ Hiếu lỗi thời mà tước đi quyền Sống của con chứ!
Nguyễn Hoàng Ánh