Cần tới gần một năm cho thủ tục để nhập được những viên thuốc cứu người. Quãng thời gian này khiến cho câu nói  của tiền nhân “cứu người như cứu hỏa” phần nào trở nên mỉa mai.

7 năm trước, mẹ của các con tôi được phát hiện mắc bạch cầu, sau một liệu trình gồm 6 đợt hóa trị, bệnh viện cho biết muốn kéo dài sự sống thì chỉ có cách duy nhất là chờ cơ hội ghép tủy, dù khả năng an toàn là 50/50. Khi đó, những viên thuốc Tasigna chưa xuất hiện, và các con tôi trở thành mồ côi, vì mẹ chúng không thể chờ đợi.

Những người bệnh bạch cầu sau này có thể đã may mắn hơn nhờ những viên thuốc ấy. Song, cơ may ấy của họ đã bị tước đoạt bởi những quy trình thủ tục lạnh lùng. Người ta đã tiêu hủy 2 vạn viên thuốc quý giá ấy chỉ vì hạn sử dụng của nó không đáp ứng được quy trình làm thủ tục của một hệ thống quan liêu.

Tôi đã bần thần hơn một ngày khi đọc những thông tin xung quanh câu chuyện 2 vạn viên thuốc Tasigna phải tiêu hủy vì hết hạn do thời gian làm thủ tục kéo dài đến gần hai năm trời.

{keywords}
Những viên thuốc Tasigna quý giá vừa bị tiêu hủy

Tôi không thể hiểu nổi điều gì đã xảy ra khi cơ hội được cứu sống của hàng trăm con người lại phải thúc thủ trước đám công văn, giấy tờ vô cảm ấy? Tôi đọc kết luận thanh tra vụ việc này, và thấy có gì đó sai sai khi dường như tất cả các bên liên quan đều làm đúng quy trình.

Cái quy trình ấy đã diễn ra như thế nào? Tháng 12/2013 Bệnh viện gửi văn bản đến Cục Quản lý Dược để có giấy phép lưu hành. Sau khi trình lên Sở, UBND TP HCM để được phê duyệt vào tháng 6/2014 thì Hải quan TP HCM không cho bệnh viện tiếp nhận lô thuốc  do theo quy định hạn dùng còn lại kể từ ngày nhập cảng Việt Nam không dưới 12 tháng.

Bệnh viện và Sở Y tế TP HCM đã đề nghị hải quan xem xét, hỗ trợ, đến ngày 13/8/2014 bệnh viện nhập kho lô thuốc trên thì hạn sử dụng của lô thuốc chỉ còn 10 tháng.

Cần tới gần một năm cho thủ tục để nhập được những viên thuốc cứu người. Quãng thời gian này khiến cho câu nói của tiền nhân “cứu người như cứu hỏa” có phần mỉa mai. Song, điều kinh khủng hơn là ngay cả khi đã vượt qua những nhiêu khê kỳ lạ của thủ tục thì người bệnh vẫn không được sử dụng thuốc chỉ vì không có đủ số tiền 4% mà không được tài trợ trên tổng số thuốc viện trợ. Số tiền đó tương đương 42 triệu đông cho một nạn nhân. Và toàn bộ lô thuốc 2 vạn viên đó đã phải tiêu hủy do hết hạn. Trong khi toàn quốc có tới 3000 bệnh nhân bạch cầu mãn có nhu cầu sử dụng loại thuốc này.

2 vạn viên thuốc quý phải tiêu hủy. Trong bối cảnh đất nước còn nghèo khó, “thắt lưng buộc bụng” thế này, hẳn sẽ có người phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí này. Song có lẽ sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm về số phận của hàng trăm con người lẽ ra được cứu sống. Bởi việc sống, chết của những người bệnh không thuộc về bất cứ quy trình nào mà ai đó sẽ phải chịu trách nhiệm.

Kết luận thanh tra, chắc chắn sẽ không đặt câu hỏi vì sao không có bất cứ ai lên tiếng đề nghị một giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục để người bệnh có thể được cứu sống?

Không có ai lên tiếng để thủ tục nhập thuốc nhanh hơn, để người bệnh có thể sử dụng thuốc dù không có đủ tiền thay cho việc phải để thuốc trong kho cho đến khi hết hạn? Thậm chí, chuyện này sẽ không được biết đến nếu như không nằm trong nội dung thanh tra những sai phạm của bệnh viện.

Tôi thực sự không hiểu cơ chế nào tạo nên sự im lặng chết người ấy? Bởi tôi không muốn nghĩ rằng tất cả các cá nhân đơn vị liên quan đến câu chuyện này đều im lặng chấp nhận phải tiêu hủy 2 vạn viên thuốc quý chỉ bởi vì họ đều không nhìn thấy lợi lộc gì để làm việc này. Tôi không muốn nghĩ rằng việc cứu sống hàng trăm mạng người đã không hề được coi là lợi ích.

Phạm Trung Tuyến

Con trai Tổng bí thư Lê Duẩn nói về đặc quyền và lợi thế trời cho

Con trai Tổng bí thư Lê Duẩn nói về đặc quyền và lợi thế trời cho

Sau 42 năm, Sài Gòn–TP.HCM đã chuyển mình từ thành phố phục vụ chiến tranh sang Trung tâm kinh tế, văn hóa–xã hội lớn nhất phía nam Việt Nam.

Từ chuyện làng Hoành nghĩ về thể chế đồng tâm, dung hợp

Từ chuyện làng Hoành nghĩ về thể chế đồng tâm, dung hợp

Đồng Tâm và những vụ việc tương tự cho chúng ta thấy nhiều vấn đề rất lớn của quốc gia.

Đoạn sóng gió trong cuộc hôn nhân của Tổng bí thư Lê Duẩn

Đoạn sóng gió trong cuộc hôn nhân của Tổng bí thư Lê Duẩn

Bà như nghẹn ngào kèm cái thở dài rằng cả cuộc đời chồng vợ, bà chỉ được sống bên ông gần ông chỉ vỏn vẹn ba năm mấy tháng chi đó.