Để giải quyết các vấn đề của mình, Humphrey không nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía tống thống.
Kỳ 1: Hòa đàm Paris 1968: Trò chơi hai cấp độ?
Kỳ 2: Hòa đàm Paris: Mỹ xếp Việt Nam Cộng hòa ở đâu?
Kỳ 3: Hòa đàm Paris và 'kẻ xúi bẩy' đằng sau Johnson
Kỳ 4: Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn
Kỳ 5: Hòa đàm Paris 1968: 'Hãy đừng bị lừa dối'
Trong một cuộc họp vào cuối tháng 9, Tổng thống Johson còn lớn tiếng mắng Humphrey vì để lộ thông tin mật về Việt Nam.
Như vị Phó Tổng thống sau đó kể cho bác sĩ của ông: "Ông có biết những gì [Johnson] dám nói vào mặt tôi không, sau tất cả những lời sỉ nhục mà tôi nhận được từ ông ấy trong bốn năm qua? Ông ấy nói rằng nếu tôi không xem xét thái độ của mình thì ông ấy sẽ đích thân coi đó là vấn đề cá nhân nếu tôi để mất Texas (vào ngày bầu cử). Ông ấy nói ông ấy sẽ vắt kiệt từng đôla của Đảng Dân chủ từ Maine tới California - như thể ông ấy chưa làm thế. Tôi cố gắng kiềm chế nhưng tôi sẽ không sa sút tới mức độ của kẻ dối trá đó".
Vào giữa tháng 10, Humphrey tới Nhà Trắng gặp Tổng thống để bàn bạc kín về bầu cử. Tuy nhiên, Johnson từ chối gặp ông bởi vì tin tức về cuộc gặp đã bị rò rỉ cho báo chí. Là Bộ trưởng Nông nghiệp, và cũng là một đồng minh thân cận của Humphrey, Orville Freeman đã nhận xét một cách chán chường: "Đó là sự thể hiện hờn dỗi và cũ rích của Tổng thống".
Johnson hẳn là đã nhỏ vài giọt nước mắt cho màn thể hiện tồi của Humphrey trong các cuộc thăm dò dư luận. Tuy nhiên, áp lực ngày càng gia tăng lên Johnson đòi ông phải ướm thử thiện ý của Bắc Việt Nam nhằm bắt tay vào các cuộc đàm phán thực sự. Cuối cùng, đồng ý với các yêu cầu của Harriman cho một cú mặc cả ngoại giao quan trọng, Tổng thống đặt ra thời hạn ngừng ném bom là vào 31/10 - chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống.
Quyết định này đã được đưa quá muộn để mà nâng Humphrey qua giới tuyến cuối cùng, nhưng cũng đủ kịp để gợi ý rằng Johnson vẫn quan tâm đến việc đảm bảo hòa bình trước khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông kết thúc. Johnson đã đạt được các đảm bảo vững chắc từ các mưu trưởng liên quân Mỹ rằng quân đội có thể kiểm soát được việc ngừng ném bom. Vị Tổng tham mưu trưởng Earle Wheeler giải thích rằng Mỹ có thể dễ dàng đánh bom trở lại nếu như Bắc Việt Nam dại dột thực hiện một cuộc tổng tiến công khác.
Hội đàm bí mật Lê Đức Thọ - Kítxinhgiơ tại Pari. Ảnh tư liệu |
Tin tức này đã gây ra lo lắng trong nội bộ nhóm vận động tranh cử của Nixon. Họ sợ rằng Humphrey có thể là người được hưởng lợi chính từ nước cờ kiến tạo hòa bình vào phút chót của Johnson. Henry Kissinger chính là tay trong đã thông báo cho nhà quản lý chiến dịch của Nixon, John Mitchell, rằng chính quyền Johnson có kế hoạch dừng ném bom.
Như Herbert Schandler viết: "Kissinger đã gặp riêng Harriman, Vance và các thành viên khác trong đoàn đàm phán ở Paris vào giữa tháng 9, ngay trước cuộc gặp đầu tiên giữa Harriman - Vance với Bắc Việt Nam, và họ đã chia sẻ với ông ấy sự thất vọng của mình, và cập nhật cho ông tình trạng của các cuộc hòa đàm. Khi lên kế hoạch cuộc gặp này, Kissinger đã dùng một thủ đoạn gian xảo nhằm xây dựng lòng tin của Harriman.
Ông ta viết cho Harriman ngày 15/8 rằng "có thể tôi sẽ có mặt ở Paris vào khoảng 17/9 và tôi thực sự muốn ghé qua và gặp ông ở đó. Tôi đã đoạn tuyệt với chính trị Cộng hòa. Đảng này không có năng lực và không phù hợp để lãnh đạo". Kissinger đã dối trá để thuyết phục Harriman rằng ông ta đồng cảm với các nỗ lực của vị đại sứ và rằng bất cứ vấn đề nào được bàn đến đều sẽ được thực hiện trong sự tin tưởng tuyệt đối".
Đại diện cho Richard Nixon, một nữ thương gia người Mỹ gốc Hoa có ảnh hưởng tên là Anna Chennault - Giám đốc tổ chức "Phụ nữ Cộng hòa vì Nixon" trên toàn quốc - đã thông báo cho Đại sứ Nam Việt Nam Bùi Diễm rằng ứng viên Tổng thống có kế hoạch bắt tay vào các cuộc đàm phán trực tiếp, thực sự. Chennault khuyên Tổng thống Thiệu nên từ chối tham gia vào các cuộc đối thoại trước khi diễn ra bầu cử, vì ông chắc chắn sẽ có được các điều khoản tốt hơn dưới thời Nixon so với Humphrey. Thủ đoạn này đã đặt chính trị đảng phái lên trước mạng sống của lính Mỹ trên chiến trường. Họ hành động phối hợp với một đất nước ở xa để chống lại các mục đích công khai của chính phủ Mỹ.
Thủ đoạn của nhóm Nixon không lâu sau thì trực tiếp đến tai Tổng thống. Vào cuối tháng 11, anh trai của Walt Rostow, Thứ trưởng Ngoại giao Eugene Rostow, phát hiện ra Nixon muốn các cuộc đàm phán Paris gặp trở ngại. Dựa trên những thông tin do một chỉ điểm trong chiến dịch Cộng hòa cung cấp, Rostow giải thích rằng "những khó khăn này sẽ giúp Nixon thuận tiện hơn khi dàn xếp sau tháng 1.
Giống như Ike năm 1953, ông sẽ có thể dàn xếp các thỏa thuận mà Tổng thống không thể chấp nhận, đổ lỗi cho tình hình từ lúc đó đến tháng 1 hoặc tháng 2 đã xấu đi do người tiền nhiệm của mình. Sau đó vào ngày 29/10, Walt Rostow báo cáo với Tổng thống rằng ông có thông tin về "cách thức một số thành viên Cộng hòa nhất định có thể đã kích động Nam Việt Nam hành xử như họ đã và đang hành xử".
Tuy nhiên, thay vì công khai bằng chứng mà có thể làm trệch hướng chiến dịch của Nixon, Rostow lại khuyến cáo rằng "các vật liệu rất dễ nổ, chúng có thể gây thiệt hại lớn cho đất nước dù Nixon trúng cử hay không". Có thể Rostow, khi phản đối các thủ đoạn mà phe Cộng hòa sử dụng, lại cảm thông với mục đích của Chennault là đảm bảo một nền hòa bình tốt hơn để bảo vệ Nam Việt Nam. Một cách bản năng, Rostow ủng hộ một hòa bình do Nixon dàn xếp hơn là do Humphrey dàn xếp.
Vì vậy, thay vì công khai chống lại những can thiệp của Nixon, Rostow lại khuyên Tổng thống tổ chức một cuộc họp kín với ứng viên Tổng thống phe Cộng hòa, trong đó Johnson sẽ khuyên Nixon rằng ông "có thể muốn cảnh báo những người của mình là hãy thận trọng hết mức khi làm việc với Nam Việt Nam vốn dễ bị ảnh hưởng và thiếu kinh nghiệm". Tổng thống đã nghe theo lời khuyên của Rostow.
Vào ngày 30/9, Hubert Humphrey đã có bài phát biểu ở thành phố Salt Lake, tuyên bố sự độc lập chính trị của ông khỏi chính sách Việt Nam của chính quyền Johnson và bày tỏ ủng hộ cho một sự kết thúc ném bom vô điều kiện. Tổng thống rất tức giận vì Humphrey thiếu tôn trọng khi nêu ra quan điểm chủ bại như vậy. Theo ý của Johnson, Phó Tổng thống đã hướng tới những người chủ trương hòa bình vì lợi ích chính trị của bản thân, và làm như vậy ông đã thể hiện sự phản bội của mình.
Lúc đầu, Johnson định công khai tiết lộ của Chennault: "Nó sẽ làm chấn động thế giới nếu ông ta [Thiệu] đồng lõa với đảng Cộng hòa. Bạn có thể tưởng tượng được những gì người ta sẽ nói nếu sự thật phơi bày rằng Hà Nội đã đáp ứng tất cả các điều kiện và tiếp đó mưu đồ của Nixon với họ khiến chúng ta không đạt được điều đó".
Trong một cuộc hội thoại với lãnh đạo thiểu số Thượng viện Everett Dirksen ngày 2/11, Tổng thống mô tả các hành động của Nixon là "phản quốc", và Dirksen trả lời "Tôi biết". Tuy nhiên, cuối cùng Johnson lại quyết định bỏ qua thủ đoạn xảo quyệt của Nixon. Lyndon Johnson đã làm đúng như Rostow khuyên bảo.
Ông ta gọi Nixon tới vào ngày 3/11để trách cứ riêng và Nixon cười đáp: "Chúa ơi, tôi sẽ không bao giờ làm điều gì khuyến khích Hà Nội - ý tôi là Sài Gòn - không tới bên bàn đàm phán". Tất nhiên, dối trá là một quá trình đến với Richard Nixon một cách tự nhiên.
Tình tiết này rất quan trọng, liên quan đến cả khoảng thời gian mở rộng của Cuộc chiến Việt Nam lẫn tương lai của chính trị bên trong nước Mỹ. Cuộc chiến Việt Nam kéo dài mãi cho tới tháng 1/1973, trong khi 1968 là một "cơn bĩ cực" đối với Đảng Dân chủ mà mãi tới gần đây đảng này mới có thể nguôi ngoai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những nhân vật ít hiếu chiến hơn cũng quá đắn đo về việc công khai hóa tiết lộ của Chennault.
Chẳng hạn, Clark Clifford muốn Humphrey giành chiến thắng vang dội, nhưng lại lo ngại rằng "một số thành phần của câu chuyện đang sửng sốt đến nỗi tôi đang băn khoăn liệu có tốt cho đất nước này không khi tiết lộ câu chuyện, và sau đó có thể để cho một cá nhân nào đó được bầu chọn. Nó có thể đặt toàn bộ chính quyền của người đó vào những nghi ngờ mà tôi nghĩ rằng sẽ có hại cho lợi ích của đất nước chúng ta". Viễn cảnh tồi tệ nhất cho đoàn kết quốc gia là, theo quan niệm của Clifford, để câu chuyện bung ra và Nixon sẽ vẫn thắng.
Dù sao, những trang nhật ký của Hubert Humphrey cũng bày tỏ sự hối tiếc là đã không hành động nhiều hơn nữa về tiết lộ của Chennault: "Tôi băn khoăn liệu mình có nên thổi còi Anna Chennault và Nixon hay không. Ông ta phải biết về cuộc gọi của bà ấy cho Thiệu. Tôi ước tôi có thể chắc chắn. Thiệu chết tiệt. Kéo chân ông ta cuối tuần rồi đã làm hại chúng ta. Tôi băn khoăn liệu cuộc gọi đó có thế không. Nếu Nixon biết. Có thể dù gì tôi đã nên phá họ". Một người hiện còn ấn tượng rằng Humphrey vẫn cay đắng chuyện Johnson không khuyên ông ta bằng những lời lẽ mạnh mẽ hơn để công khai mối quan hệ Chennault/Nixon-Thiệu.
Như nhật ký ngày bầu cử của Humphrey đã biểu lộ một cách buồn rầu, "[. . .] Tôi có thể khóc. Chưa từng cảm thấy như thế này. Tôi đã làm quá dở một số điều. Bạn phạm những sai lầm như thế trong một chiến dịch. Có thể sẽ hoàn thành nó trong một tuần lễ khác. Chúng tôi đang tiến tới quá nhanh. Tại sao, tại sao, tại sao chúng ta lại bắt đầu trở lại quá xa thế?".
Tất nhiên, có một nguyên nhân quan trọng tại sao Humphrey lại bắt đầu trở lại quá xa. Bất cứ lợi thế nào mà một sự đột phá của các cuộc hòa đàm Paris có thể mang lại cho chiến dịch của Humphrey đều bị chặn trước do Tổng thống không sẵn sàng tiếp tục trên mặt trận đó một cách cấp thiết.
Tổng thống đã ra lệnh dừng ném bom như dự định vào ngày 31/10. Trong một giác thư thẳng thắn và thiện chí gửi tới LBJ, Rostow thổ lộ rằng "sự an toàn duy nhất mà tôi từng biết trong 8 năm khó khăn này là cố vấn sự đánh giá và lương tâm của tôi. Và tôi biết rằng đó cũng là niềm an ủi duy nhất của ngài". Khi đưa ra quyết định khó khăn này, Rostow thể hiện: "Ngài có thể luôn kỳ vọng ở tôi".
Cảm thông với tình trạng khó xử của Johnson, Rostow viết rằng "Ngài sẽ bị cáo buộc chơi trò chính trị nếu ngài để điều này trôi đi - và chính trị chống lại đảng mà ngài dẫn đầu. Harriman và người Nga sẽ nhìn ra điều đó". Rõ ràng Averell Harriman đã chìm rất sâu trong đánh giá của Rostow để ông này biện hộ sự so sánh với những người Xô viết. Tuy nhiên, Rostow tin rằng Không lực Mỹ vẫn có thể ra vài đòn trong thời gian chuyển tiếp. Giống như một thiếu niên bị lôi ra khỏi một trận ẩu đả, vẫn còn hăng máu, Rostow nói thêm rằng "chúng ta không thể đảm bảo rằng mọi đơn vị sẽ nhận lệnh đúng thời điểm dừng ném bom. Bởi thế, họ sẽ không phàn nàn nếu có một sự vi phạm nào đó trong 7 giờ đồng hồ sau thời gian họ chỉ định".
Dù quyết định dừng ném bom tạo một cú huých chậm cho chiến dịch bơ phờ của Humphrey, người Mỹ đã bầu chọn Richard Nixon làm Tổng thống tiếp theo của họ với đa số 510.000 phiếu phổ thông. Có thể hiểu được, từ đó, các cuộc hòa đàm Paris chìm xuống do Sài Gòn không muốn đồng ý các điều khoản dưới một tổng thống đang nắm quyền những ngày cuối cùng, với một triển vọng hấp dẫn của Nixon sắp ló dạng.
Tuy các viễn cảnh chân thực về hòa đàm đã rõ ràng trước đó trong năm, việc dừng ném bom ngày 31/10 của Lyndon Johnson là quá nhỏ nhoi và quá muộn màng. Tuy nhiên, thậm chí đã đến lúc này, Rostow vẫn muốn Harriman ra khỏi các cuộc đàm phán ở Paris. Ông ta bịa ra một kế hoạch ranh ma nhằm đạt được mục đích.
Viết vào ngày 7/11, Rostow thông báo với Tổng thống rằng Harriman sẽ bước sang tuổi 77 vào ngày 15/11: "Tôi vừa nảy ra ý nghĩ rằng nếu chúng ta muốn gạt bỏ ông ta, chúng ta có thể tổ chức cho ông ta một bữa tiệc hoành tráng, mời tất cả bạn bè của ông ta - và sau đó đưa ông ta ra khỏi Paris trong giai đoạn tiếp theo". Biết rõ rằng mưu đồ này có thể bị từ chối, Rostow vuốt đuôi rằng "dù đó là một ý kiến hay hay dở, tôi nghĩ ngài sẽ muốn biết rằng sắp đến sinh nhật của ông ấy rồi".
David Milne
- Tác giả David Milne là một giảng viên cao cấp về Lịch sử Chính trị Mỹ tại Đại học Đông Anglia. Ông là một thành viên Fox International tại Đại học Yale năm 2003, một thành viên cấp cao của Viện Gilder-Lehrman về Lịch sử Mỹ, New York City, năm 2005, và ông có tư cách hội viên tại Hiệp hội Triết học Mỹ, Philadelphia, năm 2008. Chuyên khảo đầu tiên của ông, "Rusputin của Mỹ: Walt
Rostow và Cuộc chiến Việt Nam" đã được Hill and Wang xuất bản năm 2008. Hiện nay ông đang viết cuốn sách thứ 2, tựa đề tạm thời là Thuyết duy lý trí trong Ngoại giao Mỹ (Intellectualism in American Diplomacy), cho Farrar Straus and Giroux. Tác phẩm của ông đã xuất hiện trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, International Affair, The Nation, và the Los Angeles Times. - Sam Nguyễn dịch