Việc chọn Harriman đứng dầu đàm phán bị Rostow nhìn nhận với thái độ thù địch. Ngày 3/4, Rostow tham gia phe của cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân và đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, Tướng Maxwell Taylor, bày tỏ những nghi ngờ lớn rằng liệu Harriman có phù hợp với chức vụ.
>>Kỳ 1: Hòa đàm Paris 1968: Trò chơi hai cấp độ?
>>Kỳ 2: Hòa đàm Paris: Mỹ xếp Việt Nam Cộng hòa ở đâu?
"Với tất cả sự tôn trọng đối với Thống đốc Harriman", Rostow và Taylor viết với rất ít sự tôn trọng: "chúng tôi không tin ông ấy là người thích hợp thực hiện cuộc đàm phán này - nếu nó diễn tiến vượt khỏi giai đoạn đầu tiên". Rostow và Taylor đưa ra hai lý do biện hộ cho phản đối của họ. Thứ nhất, "sức khỏe của ông ấy không được tốt", và thứ hai, "ông ấy thiếu - và luôn luôn thiếu - một sự hiểu biết cũng như đồng cảm với Nam Việt Nam".
Tuy Rostow và Taylor thừa nhận rằng "Averell đúng 100% rằng chúng ta không nên để cho Sài Gòn có quyền phủ quyết vị thế của chúng ta trong đàm phán", ông ấy không chắc liệu mình "có muốn đưa họ theo và cho họ niềm tin rằng sẽ là cần thiết nếu một giải pháp vững bền, vì lợi ích của Mỹ, sẽ xuất hiện".
Trước đó, Rostow ranh ma hơn Harriman về sự cần thiết phải ngưng ném bom và ông ta nghi ngờ rằng nhà ngoại giao cao niên này chủ yếu bị thúc đẩy bởi danh tiếng cá nhân và chính trị đảng phái - chứ không phải bởi bất cứ mong muốn nào cho Nam Việt Nam. Vị cố vấn an ninh quốc gia có thể đã đúng ở cả hai điểm.
Tuy nhiên, chiến dịch chống lại Harriman của Rostow đã thất bại. Johnson đã chọn một người mà có những đóng góp to lớn cho việc định hình các mối quan hệ quốc tế của thế kỷ 20. Averell Harriman sở hữu một kiểu danh tiếng ngoại giao mà Tổng thống chắc chắn không thể bỏ qua, và ông đã nắm giữ danh hiệu "Đại sứ vì Hòa bình", được trao tặng năm 1966.
Henry Kissinger với ông Lê đức Thọ tại Hòa đàm Paris. Ảnh tư liệu |
Mặc dù vậy, Johnson cũng có một số lo ngại như Rostow về việc Harriman thiếu tính nhạy cảm về Nam Việt Nam và khát vọng đảm bảo hòa bình với một cái giá tiềm năng không chấp nhận được. Trong một lưu ý viết tay cho Rostow, Tổng thống nhất trí rằng "điểm về những nhượng bộ lẫn nhau cần phải được hiểu rõ trong nội bộ chính phủ Mỹ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu không, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đã cho đi vị thế sức mạnh đàm phán hiện tại mà Hà Nội vừa trao cho chúng ta một cách quá hào phóng [thông qua thất bại chiến lược của Chiến dịch Tết (Mậu Thân)] - mà không nhận lại được gì".
Cần phải nhấn mạnh ở đây rằng Johnson đã chọn Harriman từ một vị thế yếu kém - ông không có sự yêu mến và sự tôn trọng như của John F. Kennedy dành cho nhà đàm phán đáng kính này. Tín nhiệm của Johnson là bị vấy bẩn sau Tết Mậu thân và ông cảm thấy mình có rất ít lựa chọn.
Khi các sự kiện vỡ lở, phát thanh viên CBS Walter Cronkite đã có câu hỏi nổi tiếng: "Điều gì đang diễn ra ở đây? Tôi đã nghĩ chúng ta đang thắng cuộc chiến này". Trong một môi trường trong nước thù địch như vậy, sẽ là đê tiện nếu phớt lờ sự tinh tường và hỗ trợ của Harriman.
Tuy nhiên, Tổng thống sẽ phải đảm bảo khá chắc rằng nhà ngoại giao hàng đầu của ông trung thành với tiêu chuẩn đàm phán khắt khe nào đó. Thứ trưởng Quốc phòng Cyrus Vance rốt cục đã được chọn đi cùng Harriman tới Paris, nhưng Johnson và Rostow vẫn lo rằng nhóm này có vẻ chủ hòa.
Với sự chấp thuận của Tổng thống, Rostow đưa một nhân vật diều hâu tin cẩn, thành viên Hội đồng An ninh quốc gia NSC William J. Jorden, vào đoàn để kiểm soát những gì sẽ diễn ra.
Như Jorden hồi tưởng, Rostow đã cử ông tới Paris để "theo dõi những kẻ đáng khinh đó [Harriman và Vance] và đảm bảo họ không mang đồ của nhà đi cho." Trong một cuộc điện đàm lịch sự thận trọng với Rostow ngày 4/4, Harriman lịch sự buộc phải nói rằng: "Ông sẽ giúp rất nhiều nếu [Jorden] có thể đi cùng". Rõ ràng Harriman không hay biết rằng vai trò chủ yếu của Jorden là một giám sát viên.
Khi những hoạt động chuẩn bị cho sứ mệnh của Harriman chính thức bắt đầu, Rostow bày tỏ lo ngại với Tổng thống rằng một trong "những mục tiêu đàm phán" của ông là giảm dần cuộc chiến trên không của Mỹ. "Mục tiêu của chúng ta không phải là chấm dứt ném bom", Rostow lập luận. "Mà là các cuộc hội đàm nhanh chóng và quan trọng hướng tới hòa bình".
Mặc dù Clark Clifford can thiệp kịp thời, Harriman vẫn được phép cho tiêu chuẩn đàm phán của ông không bị đụng đến. Phản ứng trước những gì ông cho là bới lông tìm vết vô nghĩa, Harriman than phiền rằng những phản đối của Rostow đối với lập trường của ông là "không thích hợp" và "rõ ràng sáng kiến của Clifford đã cứu được các chỉ dẫn [đàm phán] khỏi bị tổn thương".
Harriman viết rằng "Ngoại trưởng không có bất kỳ đóng góp nào". Việc người chịu trách nhiệm điều hành các chính sách ngoại giao của Mỹ tỏ ra không quan tâm mấy đến các nỗ lực của Harriman không phải là điềm tốt. Nó trở nên rõ ràng với Harriman rằng mục đích mới của Rusk và Rostow là cản trở các nỗ lực của ông trong việc đạt được một thỏa thuận nhanh chóng.
Nhà báo có ảnh hưởng của Washington Post Drew Pearson từ lâu đã lo ngại về sự xúi bẩy của Rostow với Tổng thống và lo ngại rằng thiện ý của Harriman đang bị nghi ngờ quá mức. Ngày 19/4, Pearson viết một cách thất vọng rằng Rostow "có thể làm cho các ý tưởng của mình về Đông Nam Á gắn chặt vào Lyndon Johnson [. . .] Không một ai biết về Rowtow nghi ngờ tính chính trực của ông. Nhưng họ đặt câu hỏi về đánh giá của ông.
Ngày 28/4, Rostow trình bày với Dean Rusk những gì ông mô tả là "một ý tưởng kỳ cục". Vì thỏa thuận về miền nam là tâm điểm của vấn đề, Rostow băn khoăn liệu có khả năng là không thể đối với "Thiệu khi chấp nhận sáng kiến và tích cực tìm kiếm các cuộc hòa đàm riêng với "một thành viên" của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, dùng một người tin cậy". Đặt Thiệu vào "tâm điểm của mọi sự" sẽ có nghĩa là "sáng kiến nhằm định hướng số phận [của Nam Việt Nam] sẽ nằm trong tay đúng người. Điều này hay hơn là thiết lập hòa bình dựa trên "kết quả của các cuộc hội đàm Mỹ - Hà Nội, vân vân".
Lo ngại về "sự thiếu nhiệt tình của Harriman với Nam Việt Nam", Rostow muốn Tổng thống hãy truyền sức mạnh từ nhóm đàm phán của ông sang chính phủ Nam Việt Nam. Việc Hà Nội sẽ đồng ý đàm phán trực tiếp với Thiệu - lãnh đạo của nhà nước "bù nhìn" mà họ không công nhận - là phi hiện thực. Tuy nhiên, Rostow vẫn tin rằng Hà Nội sẽ đồng ý dàn xếp với Sài Gòn và đưa ra bằng chứng để chứng minh điều này.
"Ở các làng Việt Cộng', Rostow báo cáo với Johnson, "trẻ em đang được dạy hát những câu như sau: "Máu sẽ chảy vào tháng 5; sẽ có hòa bình vào tháng 6". Nếu họ khuấy động những kiểu hy vọng này, thì điều đó phải có nghĩa là, về mặt ngữ nghĩa, họ đang nghĩ đến một cuộc đàm phán nhanh chóng chứ không phải dai dẳng".
Than ôi, về mặt ngữ nghĩa, các khúc hát của trẻ con chẳng có có tý nghĩa nào như vậy... Rostow quá mê thích dùng kiểu của CIA theo những cách mang tính bè phái, thường là nhiều màu sắc, để minh họa cho Tổng thống.
Rostow có một yếu tố khác trong đầu khi tư vấn rằng Thiệu nên trở thành một thành phần then chốt trong các cuộc đàm phán: Tổng thống Nam Việt Nam sẽ dễ bảo trong việc dỡ bỏ các giới hạn áp đặt lên chiến dịch ném bom hơn so với Harriman. Ngày 10/5, Rostow bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ bắt đầu "ném bom giữa các vĩ tuyến 19 và 20 sớm". Còn hơn cả phá hủy hòa đàm, Rostow tin rằng nếu Mỹ không ném bom Bắc Việt Nam đủ mạnh thì Hà Nội có thể "đánh giá quá cao hiệu quả của áp lực đối với chúng ta về toàn bộ vấn đề ném bom". Giả định sai lầm về phía Hà Nội "có thể kéo dài giai đoạn hành động đàm phán qua lại để đổi lấy việc ngừng ném bom hoàn toàn".
"Ném bom để đổi lấy hòa bình" rõ ràng là thần chú của Rostow. Nhưng tất nhiên, những xúi bẩy quá khôn khéo này không chỉ toàn về hòa đàm. Rostow cũng cảm thấy "chúng ta có thể nhận thêm nhiều trao đổi trước khi họ tới được Nam Việt Nam nếu chúng ta bỏ bom tuyến đường nằm giữa vĩ tuyến 19 và 20". Có thể đoán trước được rằng Harriman đã phản dối các kế hoạch của Rostow, viết rằng "tái tổ chức chiến dịch ném bom giữa các vĩ tuyến 19 và 20 có thể "làm chậm [đàm phán]". Sau đó, Harriman bình luận về Rostow rằng "tôi không bao giờ muốn thấy một giác thư nào khác từ người đàn ông đó nữa".
Còn tiếp
David Milne
(Sam Nguyễn dịch)