“Chừng nào nước Việt Nam vẫn chưa bứt phá sẽ không có một thành phố nào của chúng ta đứng đầu khu vực! Điều đó là không thể”, TS. Lê Kiên Thành lưu ý.
Kỳ 1: Con trai Tổng bí thư Lê Duẩn nói về đặc quyền và lợi thế trời cho
Kỳ 3: Con trai Tổng bí thư Lê Duẩn: "Sức mạnh co cụm rất nguy hiểm"
Vì sao ông nghĩ rằng cơ chế đặc khu hay đặc thù có thể làm cho Sài Gòn-TP.HCM xa rời nguyên tắc “Vì cả nước cùng cả nước”? Bởi tôi quan niệm, nếu chúng ta xác định lợi ích, hiệu quả kinh tế cho TP.HCM và cả nước lên hàng đầu thì cơ chế mà TP.HCM đang tìm kiếm, thử nghiêm lâu nay sẽ tốt hơn nhiều chứ?
Trong dịp nói chuyện với một lãnh đạo của thành phố, tôi đã đặt vấn đề: “Nếu có chuyện lớn xảy ra ở phía Bắc, anh có sẵn sàng biến TP.HCM thành trái tim của hậu phương lớn để huy động, động viên toàn bộ sức người, sức của cho công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc được không như Hà Nội từng làm trước đây không?”
Vì khi chúng ta khoác lên mình TP. Hồ Chí Minh cơ chế đặc khu thì vô hình chung chúng ta đã tước bỏ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của TP với cả nước. Từ cái cơ chế đó chuyển sang cái cơ chế bình thường không dễ ngày một ngày hai khi Tổ quốc gặp nguy biến đâu.
Muốn Sài Gòn-TP.HCM trở lại ngôi vị số 1 của khu vực chứ chưa nói đến châu Á thì hơi xa quá vì hiện nay, còn nhiều điểm TP này vẫn chưa là số 1 của Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng.
|
Tôi cho rằng cần làm rõ hơn chỗ tạo cơ chế đặc thù để mở đường cho TP.HCM phát triển tốt hơn. Những tồn tại hiện nay cản trở TP.HCM chưa phát triển được, chưa phát huy những lợi thế có một không hai có phải do TP đang bị bó buộc trong “chiếc áo chung” hay là do nguyên nhân nào đó nữa mà chúng ta vẫn chưa nhìn ra, hoặc vẫn chưa dám chỉ thẳng ra ra?
Tôi phải nói thẳng như vậy để chúng ta bình tĩnh nhìn vào thực tế. So với cả nước, TP làm ra nhiều tiền hơn nhưng TP đang ở đâu?
Muốn Sài Gòn-TP.HCM trở lại ngôi vị số 1 của khu vực chứ chưa nói đến châu Á thì hơi xa quá vì hiện nay, còn nhiều điểm TP này vẫn chưa là số 1 của Việt Nam. Tại sao TP. HCM chưa thu hút được đầu tư như Bình Dương dù thuận lợi hơn về lịch sử, địa lý, dân trí, nhân lực? Tại sao làm ra nhiều tiền như vậy mà Sài Gòn-TP. HCM chưa được công nhận là địa phương đáng sống nhất như Đà Nẵng?
Đặt ra hàng loạt câu hỏi như vậy để chúng ta tỉnh táo, tìm ra chương trình hành động và lối đi đúng cho chiến lược phát triển.
Chừng nào nước Việt Nam của chúng ta vẫn nằm ở vị trí cuối khu vực thì sẽ không có một TP nào của Việt Nam đứng đầu khu vực! Điều đó là không thể!
Muốn Việt Nam vươn lên nhóm đầu khu vực, thì TP. HCM không những làm ra nhiều của cải, không những đi tiên phong mà còn phải tạo được cảm hứng lan tỏa ra cả nước thì mới đúng. Vai trò quan trọng nhất của TP.HCM là như vậy đấy!
Mặc dù có nhiều đóng góp không nhỏ tạo nên thành công của cuộc Đổi Mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng hồi năm 1986. Tuy nhiên nếu so với các đô thị trong khu vực, TP đang bị chậm lại, ông có nhận thấy điều này không?
Trong thời kỳ đổi mới TP.HCM có điều kiện lịch sử rất khác các TP khác, như Hà Nội và các địa phương khác trong cả nước, nhất là miền Bắc. Nói là “Đổi mới” nhưng TP. Hồ Chí Minh thực chất là trở lại với cơ chế cũ đã có sẵn từ trước. Chỉ có điều cái cũ này được những người cách mạng vận dụng và điều khiển nó chứ không phải dạy cho những người TP. Hồ Chí Minh buôn bán, không phải dạy cho TP. Hồ Chí Minh cơ chế thị trường. Nói chung không phải dạy hay đào tạo cái gì cả trong khi với Hà Nội, với Hải Phòng và các địa phương khác phải bắt đầu từ đầu, phải lát những viên gạch đầu tiên về thị trường.
Đó là đặc điểm lịch sử thuận lợi vô cùng của TP. HCM và cũng chính là điều chúng ta cần suy nghĩ để nhận diện ra những hạn chế cản trở sự phát triển của TP.HCM. Tại sao có cùng cơ chế mà Bình Dương nó bứt phá từ tỉnh nông nghiệp thành tỉnh công nghiệp, thu hút đầu tư nhiều? Tại sao Đà Nẵng nhanh chóng bứt phá trở thành đô thị đáng sống nhất Việt Nam?
Hẳn là ông đã có câu trả lời của mình?
Có những cơ chế thoáng ở Bình Dương cho những nhà đầu tư nhưng TP.HCM không dám làm. Nếu TP. HCM dám khẳng định với Trung ương rằng, hãy cho chúng tôi làm như Bình Dương đi thì chắc sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn thế này nhiều. Nếu TP dám đặt vấn đề như vậy, tôi không tin là Trung ương không cho phép nếu có cam kết mạnh mẽ.
Ai cũng biết đầu tư vào TP. HCM là cực kỳ thuận lợi. Bến cảng, sân bay, nhân lực dồi dào, được đào tạo tốt…. nói chung cơ sở vật chất tốt hơn các địa phương khác rất nhiều.
Ai cũng biết đầu tư vào TP. HCM là cực kỳ thuận lợi. Bến cảng, sân bay, nhân lực dồi dào, được đào tạo tốt…. nói chung cơ sở vật chất tốt hơn các địa phương khác rất nhiều. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Có phải ý của ông là không cần cơ chế mới mà cứ làm tốt đi trong cơ chế hiện nay?
Hoàn toàn không phải như vậy! Ngược lại là đằng khác.
Tôi đã đọc rất nhiều về các tài liệu của TP nhưng chưa bao giờ hiểu rõ ngọn ngành những cái khó thật của Sài Gòn-TP. HCM. Nói rằng cái áo hiện nay đang quá chật thì chật chỗ nào? Cần lắm cái áo mới thì cái áo mới ra sao thì tôi không rõ lắm. Còn trừu tượng nhiều lắm.
Thú thật tôi vẫn chưa hình dung được nếu Sài Gòn-TP.HCM có cái gì khác trước đây thì nên khác như thế nào.
Có thể nêu ra câu chuyện cụ thể cho dễ hình dung. Một con đường có khi nó thuộc hai quận, ví dụ như đường Điện Biên Phủ một bên là quận 3 một bên là quận 10, Cách Mạng Tháng Tám, một bên là quận 1 một bên là quận 3 thường xảy ra những chuyện, một tên cướp ở bên lề đường quận 3 nó chạy ra quận 10 thì ông công an quận 3 đuổi nó tới ranh giới quận 10 thì phải dừng lại!... Vô số cái hiện tượng như vậy chính nó là cái lực cản trong cái quản lý TP cũng như trong sự phát triển của TP?
Tôi nghĩ thế này, nếu mà chỉ vì những cái đó thôi mà chúng ta không giải quyết được, thì cái này là cái ấu trĩ nhất của chính quyền Trung ương chứ không phải là chính quyền của TP.
Cả thế giới đều như vậy nhưng mà người ta giải quyết vấn đề rất là đơn giản. Điều tồn tại kể trên rất vô lý cho thấy một điều là chúng ta đang bị quan liêu hóa, hành chính hóa từ trung ương đến địa phương chứ không riêng gì Sài Gòn-TP. HCM. Sự quan liêu tới mức này làm tê liệt sự điều hành đất nước cho đến hang cùng ngõ hẹp, không riêng gì địa phương.
Còn nữa
Duy Chiến thực hiện