- Ông Miguel Diaz-Canel, tân chủ tịch của Cuba trải qua tất cả các giai đoạn của một vị lãnh đạo Đảng tiêu biểu sinh ra và lớn lên sau cuộc cách mạng.

LTS: Lãnh đạo Raul Castro, người em của lãnh tụ Fidel Castro, đã chính thức từ nhiệm, đánh dấu thời khắc lịch sử của Cuba khi lần đầu tiên trong gần 60 năm, đảo quốc này sẽ có vị chủ tịch không mang họ Castro, không xuất thân từ thế hệ cách mạng 1959 và không đồng thời nắm cương vị Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba.

Điều gì sẽ chờ đợi người kế nhiệm, ông Miguel Diaz-Canel? Bài viết dưới đây sẽ phần nào “hé lộ” câu trả lời.

Sự kiện chính trị lớn nhất Tây Bán cầu vào ngày thứ năm 19/4 vừa qua là hòn đảo xinh đẹp Cuba có một Chủ tịch nước mới không mang họ Castro, 59 năm, kể từ năm 1959 cho đến nay. Ông Miguel Diaz-Canel 58 tuổi, Phó Chủ tịch thứ nhất được Chủ tịch Raul Castro đề cử và hầu như toàn bộ Quốc hội Cuba tán thành.

Ông Diaz-Canel sinh ra và lớn lên tại một thành phố nhỏ cách Thủ đô Havana khoảng ba giờ ô tô. Ông tốt nghiệp kỹ sư điện tại trường đại học ở địa phương, và cũng bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình tại quê nhà. Ông trải qua tất cả các giai đoạn của một vị lãnh đạo Đảng tiêu biểu sinh ra và lớn lên sau cuộc cách mạng.

Những vị trí đó lần lượt là Bí thư Đoàn Thanh niên, Bí thư tỉnh ủy, Bộ trưởng Bộ Đại học, và Phó Chủ tịch thứ nhất nước Cộng hòa Cuba. Thời gian thử thách nhất của ông là làm Bí thư tỉnh ủy trong giai đoạn Liên Xô sụp đổ, Cuba mất đi một nguồn viện trợ dồi dào, và ông được đánh giá là đã thành công trong chức vị lãnh đạo tỉnh nhà vượt qua giai đoạn đó. 

{keywords}
ông Miguel Diaz-Canel đã trở thành người lãnh đạo mới của đất nước Cuba. Ảnh: Reuters

Ông Diaz-Canel nổi tiếng với phong cách giản dị, gần gũi, và chịu lắng nghe. Ông cũng từng công khai ủng hộ giới đồng tính ở Cuba, thảo luận với giới văn nghệ sĩ về những tác phẩm nhạy cảm chưa được cho phép lưu hành, và kể cả đối thoại với giới bất đồng chính kiến, đôi khi bị nhìn là phản cách mạng.

Với những tính cách đó, cộng với sự gần gũi với hai nhà lãnh đạo tiền bối là hai anh em Fidel và Raul Castro, ông Diaz-Canel được xem như một người rất thích hợp để tiếp tục cuộc đổi mới đất nước Cuba theo khuynh hướng kinh tế thị trường mà ông Raul Castro đã mở đầu, đồng thời vẫn giữ vững được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba.

Tuy nhiên ông cũng sẽ phải đối mặt với không ít thử thách trước mắt. Đó là việc cải tổ nền kinh tế đang bị trì trệ và suy thoái với mức lương trung bình chỉ khoảng 30 đô la Mỹ một tháng. Thứ hai là việc giao thương với Hoa Kỳ, một thị trường có tiềm năng rất lớn đối với nền kinh tế Cuba. Quan hệ với Washington đã từng trở nên nồng ấm dưới thời Tổng thống Barack Obama, khi hai bên tái lập bang giao vào năm 2015, đang bị nguội lạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump, sau những vụ tấn công bí ẩn bằng âm thanh vào nhân viên ngoại giao Mỹ, và Canada ở Cuba.

Trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, vai trò của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay có đến gần hai triệu người Mỹ gốc Cuba, sống chủ yếu ở hai tiểu bang giàu có là California và Florida, họ có nhiều doanh nhân thành đạt, có nhiều dân biểu trong Quốc hội Liên Bang Mỹ.

Quan điểm chính trị của cộng đồng này khá chia rẽ theo thế hệ. Những người di cư đến Mỹ ngay sau Cách mạng Cuba vẫn còn khúc mắt với chính thể hiện nay ở Havana, trong khi thế hệ trẻ có cái nhìn thoáng hơn. Theo thăm dò của báo chí Mỹ tại khu Tiểu Havana thuộc Tiểu bang Florida, nơi có nhiều người Mỹ gốc Cuba sinh sống, thì một số vẫn cho là Cuba chưa có gì thay đổi sau khi ông Diaz-Canel được chỉ định kế nhiệm. Nhưng cũng có những ý kiến hoan nghênh, cho là bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ cũng sẽ tạo ra điều tốt đẹp cho đất nước Cuba.

Bên cạnh không khí lạc quan là việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sẽ tạo cho đất nước Cuba cải tổ hơn nữa, cũng không ít dự báo rằng ông Diaz-Canel sẽ vẫn khó có toàn quyền quyết định. Ngoài ra ông cũng có thể bị ngăn trở bởi những người bảo thủ được cho rằng chính là tác giả của âm mưu tấn công bằng âm thanh kỳ lạ vào các nhân viên ngoại giao Mỹ và Canada vừa qua.

Joaquin Nguyễn (Virginia, Hoa Kỳ)

Vì sao nguyên thủ phương Tây 'nhanh chân' đến Cuba?

Vì sao nguyên thủ phương Tây 'nhanh chân' đến Cuba?

Không thể phủ nhận, Cuba là cơ hội kép đối với Pháp: một về kinh tế và một về ảnh hưởng chính trị.

Chân dung tân Chủ tịch Cuba

Chân dung tân Chủ tịch Cuba

Lần đầu tiên Cuba có một nhà lãnh đạo không mang họ Castro khi các thành viên Quốc hội nhất trí bầu chọn Phó chủ tịch thứ nhất Miguel Diaz-Canel Bermudez kế nhiệm Chủ tịch Raul Castro.

Cuba chính thức có Chủ tịch mới

Cuba chính thức có Chủ tịch mới

Đúng như dự đoán, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước Cuba Miguel Diaz-Canel vừa được Quốc hội nước này bầu chọn kế nhiệm ông Raul Castro làm Chủ tịch nước.

Cuba trải qua bước chuyển giao quyền lực lịch sử

Cuba trải qua bước chuyển giao quyền lực lịch sử

Lần đầu tiên trong 60 năm qua, Cuba có thể sẽ có vị Chủ tịch không mang họ Castro.