- David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vừa có chuyến thăm chính thức Triều Tiên: “Điều tôi không thấy là cảnh chết đói. Trong những năm 1990, từng có nạn đói và cảnh người chết đói nhưng tôi không hề thấy điều đó trong chuyến đi này”. 

Tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm rõ hơn về cách tư duy của mình khi mời mọi người hãy “nghĩ về cuộc gặp này từ góc độ triển vọng bất động sản”.

Ông khuyên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hãy tưởng tượng tiềm năng của “những bãi biển xinh đẹp” của nước mình nếu ngừng sử dụng chúng cho các cuộc tập trận pháo binh hay xây dựng các pháo đài trên đó. Triều Tiên sẽ nhận được nhiều nếu có sự hỗ trợ từ Mỹ và các nước láng giềng giàu có để giúp họ vực dậy nền kinh tế đang khó khăn. 

{keywords}
Hai lãnh đạo quốc gia trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Ảnh: Reuters

Trong hơn một thập kỷ qua, Bình Nhưỡng đang chịu một loạt các lệnh cấm của LHQ, trong đó nghiêm ngặt nhất là lệnh cấm hồi tháng 9/2017 liên quan đến dầu thô.

6 tháng sau đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã gửi một thông điệp sẵn sàng đối thoại với Tổng thống Mỹ. Giới chức cấp cao Mỹ và Nhật Bản cho rằng sự thay đổi thái độ bất ngờ này là tác dụng của các trừng phạt quốc tế, những biện pháp mà họ vẫn nói là đã làm kiệt quệ nền kinh tế của Triều Tiên. Tuy nhiên, có bằng chứng – cả giai thoại và các dữ liệu – cho thấy nền kinh tế Triều Tiên rất ổn định trong vài năm qua, và dù các trừng phạt của LHQ kìm hãm sự tăng trưởng của họ nhưng nước này không bị rơi vào cảnh nghèo đói hoặc đổ vỡ hoàn toàn.

Tất nhiên rất khó để có được các số liệu đáng tin cậy về Triều Tiên. Nhưng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy nước này đã cải thiện đáng kể từ khi ông Kim lên nắm quyền tháng 12/2011.

Bà Park En-na, Đại sứ Hàn Quốc về ngoại giao công chúng, cho biết bức tranh chung là nền kinh tế Triều Tiên đang ngày một tốt hơn. Bà Park nói: “Ông Kim đã đưa nhiều yếu tố mới vào nền kinh tế. Ví dụ như đã cho phép tư nhân hóa”.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đưa nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và nới lỏng sự quản lý của chính phủ đối với kinh doanh và sản xuất. Năm 2012, ông Kim đã khuyến khích các nhà máy và công ty cải thiện năng suất lao động, và một năm sau đó ông thành lập 13 vùng phát triển kinh tế mới để tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài. Các biện pháp cải cách hướng tới thị trường hơn nữa đã được thông qua trong năm 2014 để thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế. Đỉnh cao của các biện pháp này, ông đặt ưu tiên quốc gia vào việc cải thiện đời sống nhân dân.

Dù khó mà đong đếm được tác động trực tiếp của các biện pháp trên, nhưng đã có một số chỉ số kinh tế cho thấy sự tiến triển. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ước tính nền kinh tế Triều Tiên đã tăng trưởng trung bình 1,24% kể từ khi ông Kim lên cầm quyền, và đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong 17 năm là 4% (28,5 tỷ USD) vào năm 2016. Các số liệu thương mại của Bình Nhưỡng cũng cho thấy dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế từ năm 1996.

Theo cuốn World Factbook của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), các mặt hàng xuất khẩu chính của Triều Tiên gồm khoáng sản, đồ luyện kim và hàng hóa tự sản xuất, trong đó có cả vũ khí. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, than cốc và máy móc.

Theo báo cáo mang tên “Phân tích sự cởi mở và thịnh vượng kinh tế của Triều Tiên” do các chuyên gia Jeong Hyeok, Choi Chang-yong và Choi Ji-young của BoK thực hiện, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 4-5%/năm, nhập khẩu tăng 3-5% cùng kỳ.

Nền kinh tế của Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, đồng minh duy nhất của họ. CIA Factbook cho biết năm 2016, Trung Quốc chiếm 85,6% hàng xuất khẩu của nước láng giềng và 90,3% hàng nhập khẩu.

Công ty phân tích thị trường IHS Markit ước tính thương mại giữa hai nước đã tăng từ khi ông Kim lên cầm quyền, với việc Trung Quốc từ chỗ chiếm 81% thương mại của Triều Tiên năm 2012 đã lên mức 91% vào năm 2016. Thương mại song phương đã giảm 10,5% trong năm 2017 do Bắc Kinh ủng hộ các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn của LHQ, song tác động tổng thể của sự sụt giảm này vẫn chưa đáng kể trong nền kinh tế Triều Tiên.

Giới quan sát quốc tế cũng nhận định rằng các điều kiện ở Triều Tiên dường như ổn định. David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã có chuyến thăm chính thức Triều Tiên vừa qua, đến thăm Bình Nhưỡng, huyện Sinwon ở tỉnh Nam Hwanghae và thành phố Sinuiju ở tỉnh Bắc Pyongan. Ông Beasley thấy rằng các dấu hiệu của nạn đói hay thiếu ăn ở Triều Tiên đã giảm hẳn. Ông nói: “Điều tôi không thấy là cảnh chết đói. Trong những năm 1990, từng có nạn đói và cảnh người chết đói nhưng tôi không hề thấy điều đó trong chuyến đi này”.

Trong nạn đói từ năm 1994-1998, khoảng 240.000 – 3.500.000 người Triều Tiên đã chết vì đói hoặc bệnh liên quan đến thiếu ăn. Con số thiệt mạng ước tính trong cuộc khủng hoảng này có sự chênh lệch lớn như vậy là do Bình Nhưỡng không bao giờ cung cấp bất kỳ số liệu nào cho thế giới bên ngoài.

Theo một thăm dò của WFP năm 2012, tình trạng suy dinh dưỡng kinh niên ở trẻ em Triều Tiên đã giảm từ 32,4% xuống còn 27,9% từ năm 2009. Ông Beasley khẳng định: “Có một cảm giác lạc quan và hy vọng mạnh mẽ của giới lãnh đạo cũng như của những người dân mà tôi đã gặp, rằng họ sẽ “lật một chương mới trong lịch sử”.

Nhưng ông cũng thừa nhận là tình hình còn có thể cải thiện được nhiều hơn nữa. Ông nói vẫn còn những vấn đề như suy dinh dưỡng hoặc thiếu dinh dưỡng.

Về phần mình, Chun Byung-gon, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Thống nhất quốc gia Seoul (của Hàn Quốc), cho biết các điều kiện tại Triều Tiên dường như đang phục hồi.

Chuyên gia này nói: “Bất chấp nhiều lệnh trừng phạt khác nhau, nền kinh tế Triều Tiên vẫn được cải thiện nhờ chính quyền đã áp dụng một số khía cạnh của nền kinh tế thị trường. Đúng là có một giới hạn ngăn cản sự cất cánh của nền kinh tế Bình Nhưỡng vì họ vẫn đang bị cô lập. Nếu không có nguồn vốn từ bên ngoài cũng như sự trao đổi công nghệ với quốc tế, nền kinh tế của Bình Nhưỡng sẽ khó mà bật lên được”. Chuyên gia này tin tưởng rằng: “Thiện chí của Bình Nhưỡng theo đuổi kinh tế trước tiên dường như là chân thành”.

Đón đọc phần 2: Sách lược mới của người hùng Kim Jong-un 

Diệu An

Kim Jong-un đã thắng trong “canh bạc lòng tin” Mỹ – Triều?

Kim Jong-un đã thắng trong “canh bạc lòng tin” Mỹ – Triều?

Sau cuộc gặp lịch sử tại khách sạn Capella, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un coi như đã giành phần thắng trong “canh bạc lòng tin”.

Tướng Hưởng phân tích về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tướng Hưởng phân tích về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tuy cuộc gặp Mỹ - Triều đã được ấn định nhưng triển vọng của nó vẫn mong manh và khó lường do những tuyên bố bấp bênh và những tính toán chiến thuật của cả hai bên.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Hồi kết cho toàn bộ câu chuyện

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Hồi kết cho toàn bộ câu chuyện

Răn đe sẽ tiếp tục và ngoại giao để cân bằng với răn đe chưa hoàn toàn bị loại trừ.

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Đo bằng sự mờ dần của “bóng ma” chiến tranh

Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Đo bằng sự mờ dần của “bóng ma” chiến tranh

Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Triều Tiên đã bắt đầu các cuộc đàm phán trực tiếp ở "cấp độ cực cao" trước Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo hai nước dự kiến diễn ra mùa hè này.

Tua lại toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều

Tua lại toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ đương nhiệm và lãnh đạo Triều Tiên đã diễn ra tại Singapore hôm 12/6.