- Trung Quốc muốn làm cho Triều Tiên thấm đòn trừng phạt mới, đồng thời vẫn để một lối thoát cho Triều Tiên trở lại bàn đàm phán. Nhưng điều Trung Quốc đang làm chứa đựng nguy cơ cao bởi nếu Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa, Trung Quốc sẽ bị dồn vào thế khó ăn khó nói.
Mạnh tay nhưng không thể làm "gãy chày"
Ngay sau khi Triều Tiên phóng một quả tên lửa thứ hai bay qua lãnh thổ Nhật Bản chỉ trong vòng hai tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã kêu gọi Trung Quốc và Nga hành động mạnh tay hơn chống Triều Tiên. Về phía Trung Quốc, điều này đã diễn ra.
Ảnh: Rodong Sinmun |
Trong khi Mỹ đồng ý rút đề xuất cấm vận dầu mỏ hoàn toàn khỏi nghị quyết siết chặt trừng phạt Triều Tiên mới nhất, vốn được coi là một nhượng bộ với Trung Quốc và Nga, thì các ngân hàng lớn nhất của nhà nước Trung Quốc đã được lệnh ngừng mở tài khoản mới cho các cá nhân và thực thể Triều Tiên. Các biện pháp trên của Trung Quốc - được đưa tin trên nhiều ấn phẩm, trong đó có the Financial Times tại London và trang tin tức NK của Hàn Quốc – dường như mạnh hơn cả các trừng phạt hiện nay của LHQ, theo đó đề nghị giảm nguồn cung năng lượng cho Triều Tiên.
Quan điểm cơ bản của Trung Quốc về Triều Tiên là không cho phép xảy ra hỗn loạn ở cửa ngõ nhà mình, dù đó là một cuộc chiến tranh tàn bạo hay một cuộc khủng hoảng người di cư. Bắc Kinh từ lâu đã thúc đẩy các bên trở lại bàn đàm phán, kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngừng tập trận chung đổi lại Triều Tiên ngừng thử vũ khí. Nhưng các vụ thử nghiệm vũ khí ngày một thường xuyên của Bình Nhưỡng, trùng với các sự kiện lớn ở Trung Quốc. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc.
Ông Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, nhận định các trừng phạt chưa từng thấy nói trên đã cho thấy một số thay đổi trong cách nghĩ của Trung Quốc về Triều Tiên. Ông nói: “Bắc Kinh muốn dạy cho Triều Tiên một bài học mà không làm ảnh hưởng sự ổn định của chính quyền ở Bình Nhưỡng”.
Phái lên tiếng gay gắt đang thắng thế
Có một thực tế là trong giới học giả Trung Quốc, những giọng nói gay gắt về Triều Tiên đang ngày một thắng thế trên các diễn đàn, khi việc Bình Nhưỡng không ngừng tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân đầy tham vọng làm dấy lên lo ngại ở Bắc Kinh về nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ ở khu vực miền Bắc.
Giáo sư Cheng Xiaohe, Trường Nghiên cứu quốc tế (SIS) thuộc Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết: “Việc Triều Tiên đã làm khiến ngay cả những người chủ trương hòa bình cũng ngày càng phải cực đoan hóa các học thuyết của mình”.
Trong khi đó, giáo sư Zhang Liangui, Trường Đảng trung ương Trung Quốc, kêu gọi cần có quan điểm cứng rắn hơn với Triều Tiên. Trả lời phỏng vấn FT hồi tuần trước, ông nói: “Các trừng phạt áp đặt với Triều Tiên vẫn thiếu sức mạnh và quy mô chưa lớn”.
Nhận xét của ông Zhang phản ánh sự thất vọng của các đồng nghiệp của ông. Zhu Feng, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế (IIS) thuộc Đại học Nanjing, cho rằng: “Khi xuất hiện một làn sóng mới như vậy, tức là đã đến lúc Trung Quốc cần có một thay đổi lớn về chính sách”.
Theo ông Zhang, các trừng phạt mới nhất của LHQ và tin tức về các hạn chế của ngân hàng Trung Quốc “cho thấy ông Tập Cận Bình đã hết kiên nhẫn”.
Sự đánh đổi với Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước lần đầu tiên tới Trung Quốc cuối năm nay, có thể vào tháng 11 tới. Chủ đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập lần thứ hai này chắc chắn sẽ là cuộc khủng hoảng Triều Tiên và cáo buộc Trung Quốc lạm dụng thương mại có hại cho Mỹ – hai chủ đề có mối liên hệ sát sườn với Mỹ.
Ảnh: Rodong Sinmun |
Giáo sư Zhang dự báo có thể Trung Quốc sẽ nhượng bộ để đảm bảo hội nghị thượng đỉnh với ông Trump tại Bắc Kinh diễn ra thành công. Tuần này, các nhà ngoại giao hai nước – Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson – đã gặp nhau ở Washington để giúp chuyến thăm của ông Trump “đạt kết quả tích cực”.
Tháng 8 vừa qua, Bộ Tài chính Mỹ thông báo các trừng phạt mới nhằm vào 16 công ty và cá nhân, hầu hết của Trung Quốc và Nga, vì cáo buộc họ hỗ trợ các chương trình vũ khí của Triều Tiên. Bắc Kinh chỉ trích hành động này là “tài phán trị ngoại” (tức là các tòa án địa phương sử dụng quyền tài phán đối với các bị đơn nước ngoài). Cùng tháng, ông Trump đã ra lệnh mở một cuộc điều tra cáo buộc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ. Đây là biện pháp thương mại trực tiếp đầu tiên của chính quyền của ông Trump chống Bắc Kinh. Nhưng với việc ủng hộ một trừng phạt của LHQ hồi tháng 8, cắt giảm 1/3 xuất khẩu với Triều Tiên, ông Tập Cận Bình đã “câu giờ” với ông Trump về thương mại.
John Delury, một giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Yonsei ở Seoul, cho biết chính quyền của ông Trump đã công khai rằng đây là một sự đánh đổi giữa vấn đề thương mại với Triều Tiên.
Phát biểu trong một hội thảo đầu tư tại New York tuần này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin cho biết Mỹ “hoàn toàn điều khiển cuộc chơi với Trung Quốc” trong vấn đề Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không tuân thủ các trừng phạt của Trung Quốc, Mỹ sẽ tiếp tục trừng phạt”.
Phải thừa nhận rằng khả năng Trung Quốc thành công trong cuộc “mặc cả” với Mỹ phần nhiều phụ thuộc vào các động thái của nước láng giềng khó đoán định của họ. Nếu Triều Tiên có một động thái khiêu khích thái quá, Mỹ sẽ không chấp nhận bất cứ giải pháp trừng phạt nào thấp hơn một lệnh cấm vận dầu mỏ.
Theo giáo sư Cheng, Trung Quốc muốn làm cho Triều Tiên thấm thía đòn trừng phạt, nhưng cũng đồng thời để một lối thoát cho Triều Tiên trở lại bàn đàm phán. Ông cho rằng: “Điều Trung Quốc đang làm chứa đựng nguy cơ cao bởi nếu Triều Tiên tiếp tục khiêu khích, Trung Quốc sẽ bị dồn vào đường cùng”./.
Diệu An
Thử bom nhiệt hạch: "Triều Tiên thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân"
Tổng thống Nga Putin nhận định, nếu không thấy an toàn, Triều Tiên sẽ thà ăn cỏ chứ không từ bỏ hạt nhân.
Triều Tiên và những lời nhắn nhủ “lạnh gáy”
Với các vụ thử tên lửa đạn đạo trong hai tháng qua, Triều Tiên muốn gửi đi những thông điệp “máu lạnh” đối với Mỹ và các đồng minh của Washington.
Livestream và nước mắt
Vụ việc lùm xùm của giảng viên Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội Nguyễn Hồng Nhung – vợ nghệ sĩ hài Xuân Bắc – đang được quan tâm, nhưng cũng khiến nhiều người thở ra ngao ngán.
Bác sĩ gác chân lên ghế và giới hạn của sự thù hằn, công kích
Khi nhận thức của mỗi con người còn giới hạn trong sự thù hằn và công kích, thì bảo vệ quyền riêng tư của mỗi con người vẫn còn là “sự lạ lẫm” mà thôi.
Thân phận nghệ sĩ điện ảnh qua việc cổ phần VFS
VFS tức là Hãng Phim truyện Việt Nam và câu chuyện cổ phần của nó như một bi hài kịch kéo dài hơn năm nay vẫn nóng nguyên tính thời sự.