- Một dân tộc đã trải qua bao thăng trầm bi thương, đã chiến thắng
trong nhiều cuộc xâm lăng từ phương Bắc, thực dân và đế quốc.... nhưng vẫn
còn ít các tác phẩm văn học, nghệ thuật về lịch sử có tiếng vang.
TIN BÀI KHÁC
TIN BÀI KHÁC
Hơn 60 tham luận trong Hội thảo khoa học toàn quốc
"Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử" cho thấy sự đóng góp
mạnh mẽ, những quan điểm trẻ trung về đổi mới tư duy khi nhìn nhận về 2
vấn đề quan trọng: sáng tạo và lịch sử.
Nóng nhất mảng văn học, điện ảnh.
Một
số đại biểu đã có những tham luận thẳng thắn, mạnh mẽ, có đầu tư nghiên
cứu, và đặc biệt, nói lên những thay đổi cần thiết để có một môi trường
sáng tạo: Đó là những người đánh giá, kiểm định tác phẩm phải có tư duy
rộng rãi và sâu sắc.
Ở mảng điện ảnh, đạo diễn Đặng Nhật Minh có một tham luận kĩ lưỡng, rút tỉa những kinh nghiệm khi ông làm 2 bộ phim "Hà Nội - mùa đông 46" (1997) và "Nguyễn Trãi" (1980). Ông nhận định: người làm điện ảnh Việt hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị để làm phim lịch sử.
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nói: "Kho tàng về các nhân vật lịch sử giàu có nhưng khai thác thế nào lại là một đề tài không đơn giản. Bên cạnh đó, làm phim lịch sử còn rất manh mún, làm theo thời vụ nhất thời nên dễ nhận ra sự ăn đong, vụ nào biết vụ ấy mà không có tính nối tiếp, nhất quán trong việc chỉ đạo lâu dài, liên tục về đề tài này”.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tại Hội thảo |
Ở mảng điện ảnh, đạo diễn Đặng Nhật Minh có một tham luận kĩ lưỡng, rút tỉa những kinh nghiệm khi ông làm 2 bộ phim "Hà Nội - mùa đông 46" (1997) và "Nguyễn Trãi" (1980). Ông nhận định: người làm điện ảnh Việt hoàn toàn chưa có sự chuẩn bị để làm phim lịch sử.
Đặng Nhật Minh đi từ câu hỏi của khán giả: "Bao giờ thì điện ảnh
Việt Nam làm được những phim về đề tài lịch sử như Trung Quốc hay Hàn
Quốc?". Rồi ông trả lời: "Những người làm điện ảnh Việt Nam từng thử sức
làm một vài phim về đề tài lịch sử, nhưng rồi nhanh chóng nhận ra rằng
họ hoàn toàn không có sự chuẩn bị nào hết, và họ cũng không có những
kiến thức cần thiết để làm những phim như vậy một cách nghiêm chỉnh.
Trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long chúng ta mới
vội vàng nghĩ đến chuyện làm phim lịch sử, nhưng vì không có sự chuẩn bị
trước nên mặc dù tốn rất nhiều tiền cho các cuộc thi viết kịch bản, cho
các chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm làm phim lịch sử ở Trung Quốc,
kết quả vẫn không có được một bộ phim xứng đáng với ngày đại lễ như mọi
người mong đợi".
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nói: "Kho tàng về các nhân vật lịch sử giàu có nhưng khai thác thế nào lại là một đề tài không đơn giản. Bên cạnh đó, làm phim lịch sử còn rất manh mún, làm theo thời vụ nhất thời nên dễ nhận ra sự ăn đong, vụ nào biết vụ ấy mà không có tính nối tiếp, nhất quán trong việc chỉ đạo lâu dài, liên tục về đề tài này”.
Biên độ rộng hơn cho nhà văn viết sử
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (tiểu thuyết Hồ Quý Ly) |
Đại biểu đề nghị một biên độ rộng hơn để
các nhà văn viết sử, không có những vùng cấm về tư tưởng hay mô tả những
sai lầm trong quá khứ. Võ Thị Hảo viết: "Chính giới hạn này đã khiến
cho xã hội phải trả giá quá lớn. Những bài học chậm được nhận thức,
không được những người có trách nhiệm tỏ rõ thái độ và ứng xử sòng phẳng
sẽ dẫn tới lệch quy chuẩn nền tảng nhân tính. Khi đó sự bất lương lên
ngôi"
"Vùng cấm của tiểu thuyết lịch sử cận đại?" là một mảnh trong tham luận của nhà văn Hoàng Minh Tường. Ông kêu cho nhà văn Nguyễn Xuân Khánh - người đã từng lao đao với tiểu thuyết "Miền hoang tưởng", "Trư cuồng"
Nhà văn Hoàng Minh Tường (tiểu thuyết Thời của thánh thần) |
"Mạc
Ngôn đã không né tránh nỗi đau khổ có thể xé rách cả trời xanh của
người dân Trung Quốc khi họ là nạn nhân của những sai lầm trong cuộc Đại
nhảy vọt, trong Cách mạng văn hóa, những sự tàn ác và mù quàng của Hồng
vệ binh và sự tận diệt trí thức tại Trung Quốc, để lại những hậu họa vô
cùng nghiêm trọng với xã hội". (Võ Thị Hảo)
"Những thập kỉ sau Cách mạng văn hóa, các nhà văn và các nhà quản lý văn
hóa của Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ "Văn học vết thương", "Văn học
tranh minh" rất thành công với hàng loạt tác phẩm của Trương Hiền Lượng,
Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Thiết Ngưng, Dư Hoa..." (Hoàng Minh Tường)
Kinh Thánh nói: "Đám đông thông thái là cứu thế". Hy vọng rằng, không chỉ thuộc về một vài cá thể từ khối các văn nghệ sĩ, sự thông thái, minh bạch sẽ lan tỏa đến số đông những người có liên quan, khi tất cả bạn đọc trong xã hội đều là người thụ hưởng các thành quả sáng tạo của văn hóa và nghệ thuật.
Hội thảo khoa học toàn quốc "Sáng tạo văn học, nghệ thuật về đề tài lịch sử" diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/12 do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung Ương tổ chức. Đoàn chủ tịch bao gồm: PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh, PGS, TS Đào Duy Quát, GS, TS Đinh Xuân Dũng, Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội nhà văn, PGS, TS Phan Trọng Thưởng |
Một số trích dẫn nổi tiếng về sáng tác đề tài lịch sử được cái đại biểu sử dụng trong Hội thảo
"Chân lý là tiếng kêu của mọi người, nhưng là trò chơi của một nhúm người" (Triết gia Ailen George Berkeley)
"Có
lẽ sứ mệnh của những người yêu nhân loại là làm cho con người cười vào
chân lý, là làm cho chân lý cười lên, vì chân lý duy nhất là học cách
giải thoát chúng ta khỏi sự đam mê chân lý một cách điên cuồng" (Umberto
Eco)
"Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của mình" (A. Dumas)
"Các
nhân vật của tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch
sử, vì các nhân vật đó được trao cho sự sống, còn nhũng nhân vật lịch sử
thì đã sống" (G. Lukas)
"Xin các nhà sử học đừng giận tôi, nhưng quả tình
rằng tiểu thuyết của Alexis Tolstoi đã đem lại cho tôi nhiều điều bổ ích
về thời kì Pi-e đại đế hơn nhiều công trình lịch sử" (Pautovski)
"Chúng ta chất vấn quá khứ, bắt nó giải thích hiện tại và dự đoán tương lai của chúng ta" (V. Belinxki)
"Kẻ nào che giấu quá khứ sẽ không yên ổn được với tương lai" (Tvardovsky)
|
- Hồ Hương Giang