- "Nhiều năm nay, việc đầu tư vào văn hóa giống như đầu tư vào lỗ hổng nên với đề án mới của Bộ về việc nâng cấp cải tạo, xây mới các công trình văn hóa, tôi thực sự vui mừng vì Nhà nước đã quan tâm một cách đúng mức", ông Trương Nhuận, Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ.
Sống lại mô hình "ngắc ngoải" của rạp quốc doanh?
Lại một dự án 11.000 tỷ xây rạp gây tranh cãi
Với đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa” của Bộ VH-TT&DL vừa được Chính phủ phê duyệt các giám đốc nhà hát như Tuổi Trẻ, Kịch Việt Nam...đều tỏ ra vui mừng nhưng...
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ cuộc sống càng được chú trọng. Vì vậy, việc nâng cấp sửa chữa, xây mới các công trình văn hóa là vô cùng cần thiết. Vì vậy tôi hoàn toàn ủng hộ đề án này. Tuy nhiên, đầu tư như thế nào cho hiệu quả mới là vấn đề cần bàn. Hiện tại, các nhà hát ở Hà Nội cũng chưa hoạt động hết công suất. Nếu xây mới thêm các công trình văn hóa thì khâu con người quan trọng vô cùng. Phải có một đội ngũ lãnh đạo tài ba. Một công trình văn hóa hoành tráng nhưng sẽ diễn gì trong đó mới đáng nói. Phải có những tác phẩm được đầu tư, hàng đêm sân khấu phải sáng đèn....Phải có lộ trình đàng hoàng nếu không sẽ vô cùng lãng phí.
Công trình xây bảo tàng Lịch sử Quốc gia với kinh phí hơn 11 nghìn tỷ đồng cũng từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. |
Ông Thế Vinh, GĐ Nhà hát kịch VN: Bao giờ sẽ có?
Đề án này cho thấy Nhà nước đã thực sự nhìn thấy những khó khăn của các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Hầu hết các nhà hát hiện tại đều nằm trong ngõ. Nghệ sĩ cũng giống như người dân bình thường, khi có một ngôi nhà mới họ sẽ phấn khích hơn, tự tin hơn. Khi đó, họ sẽ say xưa làm nghề hơn.
Nhà hát Kịch Việt Nam trước khi tôi về còn không có một cái biển, nhiều người đứng dưới sân nhà hát còn loay hoay không biết nhà hát nằm ở đâu. Tôi rất mừng vì trong đề án này có mục sẽ xây mới cho Nhà hát Kịch Việt Nam một nhà hát xứng tầm. Nhưng bao giờ sẽ có, 5 hay 10 năm hay lâu hơn nữa tôi cũng chưa thể biết được. Trước mắt, để kéo khán giả tới Nhà hát, tôi đang cho sửa chữa lại Nhà hát, tăng thêm chỗ ngồi trong rạp... Tôi hy vọng, Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ không phải chờ lâu để có một rạp hát xứng tầm.
Ông Trương Nhuận, GĐ Nhà hát Tuổi Trẻ: 10 năm chưa xây được cái nhà hát
Nhà hát Tuổi Trẻ xây tới 15 năm mới được khánh thành và đã đi vào sử dụng 22 năm nay nhưng cho tới nay, chúng tôi luôn tự hào vì tần suất sáng đèn nhiều hơn so với các rạp khác. Nói thế để thấy rằng, sau 22 năm với tần suất sử dụng như vậy, nhiều trang thiết bị đã cũ và lạc hậu so với thời điểm hiện tại. Từ 5 năm trước, nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến Nhà hát Tuổi trẻ để biểu diễn hầu như không sử dụng hệ thống điều khiển bằng cơ thô sơ của nhà hát.
Nhiều năm nay, đầu tư vào văn hóa giống như đầu tư vào lỗ hổng. Chính vì vậy, việc lãnh đạo Bộ VH-TT&DL có đề án mới tôi thấy rất vui mừng, điều này thể hiện sự quan tâm kịp thời, đúng lúc của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa. Từ năm 1954 đến nay, dân số cả nước đã tăng lên rất nhiều nhưng số rạp hát được xây mới cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.
Việc đầu tiên bức thiết cần làm ngay là cải tạo một số nhà hát. Việc xây một nhà hát mới không phải một sớm một chiều làm ngay được, bài học nhãn tiền như Nhà hát chèo Kim Mã, Nhà hát Âu Cơ cũng phải mất 10, 20 năm mới khánh thành. Bản thân Nhà hát Tuổi trẻ cũng có mảnh đất 7.000m2 ở Mỹ Đình với kế hoạch xây mới nhà hát khang trang với 800 chỗ mà 10 năm nay vẫn chưa thực hiện được.
Đầu tư vào văn hóa nhiều khi không thể cân đong đo đếm được bởi cái lợi ích nó mang lại không phải chỉ bằng tiền mà là giáo dục chân thiện mỹ cho con người. Cho nên, đề án này nên thực hiện ngay.
Kỳ tiếp: 10.800 tỷ đồng chưa phải là quá lớn
Tình Lê