- Lần hiếm hoi Thuận có mặt tại Hà Nội, khoảng 50 độc giả có dịp gặp gỡ chị trong một buổi trò chuyện cuối tuần kéo dài chừng 2 tiếng. Thuận mảnh mai, ăn mặc rất có gu. Lần này, chồng chị - họa sĩ Trần Trọng Vũ cũng về VN cùng.
Ca khúc trước 1975: Chấm dứt thời “có xin mới cấp”
Nghệ thuật cũng phải tôn trọng lề thói ứng xử
Brad Pitt và Angelina sẽ cưới trong vòng 3 tháng tới?
Những bộ phim lãng phí tiền tỉ của dân
Chỉ cần vài chục phút đồng hồ nghe con dâu của nhà thơ Trần Dần trò chuyện, người ta có thể nhận thấy ngay sự thẳng thắn, khảng khái từ người phụ nữ trông vẫn còn đậm nét Việt trong trang phục Châu Âu này. Chị tiếp nhận mọi câu hỏi không hề lúng túng, ngay cả những câu mà hầu hết các nhà văn né tránh như vấn đề tiền bản quyền, số lượng bán sách hay % lợi nhuận.
Nhà văn Thuận hiện đang sống cùng chồng và con tại Pháp. Chị hiếm khi về VN. |
Thuận là một trong những cây viết hiếm hoi tiến bộ theo từng cuốn tiểu thuyết. Pha trộn văn hóa Đông Tây và rất đặc trưng cho dòng văn học di dân, từ Made in VietNam (tiểu thuyết đầu tay 2002) đến Thang máy Sài Gòn, Tháng 4 vô lý (mới viết và chưa xuất bản), chị vẫn duy trì lối viết gắn liền với những quan sát và liên tưởng miên man kéo dài tới hàng trang không dứt.
Trong những cuốn tiểu thuyết đã xuất bản tại VN, "Chinatown" của Thuận nổi tiếng nhất, sau đó là "T-mất tích" và "Made in Vietnam".
Sách của Thuận mỏng, chỉ chừng hơn 200 trang, nhưng đọc mỗi cuốn phải hết nguyên ngày. Suy nghĩ liên tục trong chừng ấy đã là quá sức. "Tôi quan niệm tác giả không nấu sẵn một mâm cỗ rồi dâng lên tận miệng độc giả. Một cái kết mở, những giả định, những câu hỏi, những chọc ghẹo, nháy mắt từ phía tác giả luôn có tác dụng kích thích sự thông minh và trí tưởng tượng của độc giả ".
Đòi hỏi này chắc chắn sẽ xảy ra. Người đọc lười biếng sẽ buông sách của Thuận sau 10 trang đầu, nhưng những ai đã đọc đến chữ cuối cùng, thì không thể không chống chếnh, chênh vênh, phải lật lại nhiều vấn đề, phải chất vấn lại những gì mình tưởng như đã biết.
Với T-mất tích chẳng hạn, Thuận sử dụng tình tiết kiểu "cái xấu ẩn trong cái tốt". Chị tiết lộ những hiện tượng mà nhìn bên ngoài tưởng chừng là yêu thương và quan tâm, lại ẩn chứa sau đó là sự trút bỏ trách nhiệm, một sự ích kỉ của con người, hay những toan tính bí mật khác. Cha của nhân vật "tôi", trong di chúc để lại cho người con trai không thừa nhận của mình một nửa gia tài, nhưng hóa ra đó không phải là sự thức tỉnh cuối đời khiến anh bỡ ngỡ, mà chỉ bởi ông muốn trả thù người vợ hiện tại và đuổi bà ra đường. Một phụ nữ quý tộc nhận nuôi thằng bé lang thang nhưng kì thực chủ đích sau này biến cậu thành nhân tình trẻ tuổi.
"T mất tích" của Thuận |
Thuận kể tất cả câu chuyện ấy bằng một giọng nhẹ tênh, không đau xót, không giễu cợt. "Tôi đứng về phe nước mắt, nhưng không phải để độc giả vừa đọc sách vừa sột soạt mùi xoa ".
Những câu viết bộc lộ suy nghĩ trực tiếp về cái gọi là "nhân tình thế thái" rất hiếm hoi, dễ nhận hơn là những mô tả về cách hành xử của người này, người khác - cả chục tuyến nhân vật đan xen lẫn nhau trong truyện. Bởi vậy, "T mất tích" hóa ra là một sự tự giải thoát khỏi mọi đòi hỏi đời thường, nó khiến nhân vật "tôi" phải ghen tị vì biết rằng mình sẽ mãi mãi mắc kẹt trong lối mòn đơn điệu sau khi T bỏ đi.
"Chị có phải là người phụ nữ mạnh mẽ và lý trí không?" - tôi hỏi Thuận. "Tôi không biết, điều này chắc phải để người khác nhận xét. Tôi không nhớ mình khóc lần cuối cùng khi nào. Ngoài việc cầm bút thì tôi cũng là một phụ nữ như bao người khác".
Hồ Hương Giang