- Di sản của các nhà khoa học rất phong phú, nhưng theo thời gian, nó đang dần mất đi và bị lãng quên.

 

Từ nhiều năm nay, PGS.TS Nguyễn Văn Huy cùng các cộng sự của mình tại Trung tâm di sản các nhà khoa học miệt mài làm công việc mà mới nghe qua, nhiều người nghĩ rằng chuyện "hão huyền" - cóp nhặt sách báo, kính, mũ, bàn làm việc...của các nhà khoa học để nhập kho lưu trữ, để làm di sản cho đời con cháu nghiên cứu.

Ông Huy nói rằng, ý tưởng này xuất phát từ chính công việc mà ông làm sau nghỉ hưu - sắp xếp kỷ vật từ nhỏ nhất của cha mình - GS.TS Nguyễn Văn Huyên. Suốt chiều dài lịch sử cùng với sự nghiên cứu tìm tòi của cha mình, ông Huy nói rằng, có lẽ thế hệ sau chỉ nghe loáng thoáng cái tên Nguyễn Văn Huyên là một nhà sử học mà không nhớ nhiều rằng, ông từng có 29 năm làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục với nhiều đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục.

{keywords}
Khối lượng hiện vật phi vật thể và vật thể đồ sộ đang lưu giữ tại Trung tâm

Ông Huy lo lắng không chỉ riêng cha mình mà rất nhiều nhà khoa học khác với những đóng góp đáng kể cho đất nước sẽ dần bị lãng quên, mai một. Một thế hệ sinh viên sau này sẽ mất đi nhiều phần ký ức về những bậc thầy trong khoa học. Vì vậy, ông Huy mong rằng tổ chức nghiên cứu di sản của các nhà khoa học một cách quy mô, hệ thống sẽ hình dung được lịch sử các ngành Khoa học Việt Nam. Cuộc đời của từng nhà khoa học như những sử liệu sống động ghép lại thành bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển của khoa học Việt Nam.

Hiện tại, kho lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học đang lưu giữ khối lượng đồ sộ các tư liệu, hình ảnh, hiện vật được hệ thống hóa một cách công phu và bài bản. Chỉ mới hơn ba năm kể từ khi chính thức bắt đầu công việc sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu, hiện vật, các cán bộ của Trung tâm đã tập hợp dữ liệu của hơn 400 nhà khoa học, trong đó đã hoàn thiện và đưa vào hệ thống hóa hồ sơ tư liệu của 250 người.

Với mong muốn lưu giữ phần ký ức của các nhà khoa học, không phải là làm bia ghi danh, dự án Công viên các nhà khoa học đang tiến hành được một vài hạng mục tại Hòa Bình đã được triển khai. Ông Huy mong muốn đây là địa chỉ "đỏ'' để mọi người có thể tới bất cứ lúc nào, để lật dở những phần ký ức của các nhà khoa học, biết đâu lại giúp ích cho những nhà khoa học trẻ đang nghiên cứu, đang cần vỡ ra điều gì còn bế tắc.

Tuy nhiên, việc đi vào hoạt động Công viên di sản ký ức các nhà khoa học là cả một quá trình lâu dài, đầu tư cơ sở hạ tầng là điều khó trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay nhưng đầu tư nội dung thì dù có tiềm lực rồi rào đến mấy, cùng cần phải tỉ mỉ, tâm huyết và trung thực. 

Vậy nên, hàng năm, để đáp ứng mong mỏi của nhiều người về tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các nhà khoa học, Trung tâm đã cho ra đời bộ sách Di sản ký ức các nhà khoa học (hiện đã phát hành tập 1 và tập 2). Hàng năm cũng có các cuộc trưng bày nhỏ nhỏ về các nhà khoa học. Đầu năm 2014, Trung tâm sẽ trưng bày đầu tiên về 5 nhà Y học.

Một vài hình ảnh tại kho lưu trữ Di sản các nhà khoa học

 {keywords}

Từ chiếc nồi, niêu, miếng cơm manh áo của các nhà khoa học lúc khốn khó

{keywords}

Đến những chiếc xe đạp cũ

{keywords}

Chiếc kính dùng để nghiên cứu...

{keywords} 

Những chiếc đồng hồ sẽ là di sản ký ức không thể nào quên của các nhà khoa học.

T.Lê