- Cơn lốc đô thị hóa khiến làng đào Phú Thượng giờ méo mó, cây đào không còn được trồng với tất cả tấm lòng như xưa khiến họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa (họa sĩ Còm) xót xa và quyết định cầm cọ vẽ nên tất cả những kỳ vọng, mong muốn về cây đào xưa cũ của làng mình.

Sinh ra và lớn lên tại làng đào Phú Thượng, từ nhỏ đã vất vả với công việc trồng và bán đào, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa ban đầu không hề yêu đào. Nhưng rồi với cơn lốc đô thị hóa ào đến, nguy cơ biến mất của làng nghề trồng đào truyền thống và lối chơi đào kém tinh tế ngày càng hiện rõ, họa sĩ Hữu Khoa mới chợt bừng tỉnh - hóa ra, lâu nay người con của làng đào "chính hiệu" lại chẳng mặn mà với nó thì trách sao được người đời thờ ơ.

Là họa sĩ duy nhất của làng đào nổi tiếng này, Hữu Khoa thấy có trách nhiệm với nơi chôn nhau cắt rốn, với cây đào bao năm đã mang lại niềm vui, nỗi buồn cho dân làng. Anh bắt đầu vẽ đào, càng vẽ càng say, anh cảm thấy mình như chẳng bao giờ có đủ khả năng để diễn tả hết vẻ đẹp của loài hoa này.

"Cách đây hơn chục năm, Hà Nội thành lập thêm quận Tây Hồ, làng Phú Thượng lên phường. Đất vì thế cũng lên vù vù. Cầm tiền đền bù đất, cả cục tiền bằng vài chục năm tích cóp từ việc trồng đào, chẳng ai mảy may quan tâm đến việc cây đào sẽ còn hay mất. Họ quan tâm đến việc nhà mình được bao tiền, giá cả có thỏa đáng hay không.

Rồi họ bàn tán thì thụt chuyện nhà nọ được vài tỷ làm gì tiêu cho hết, nhà kia vớ bở vì được tính đền bù cả cái ao. Rồi bỗng chốc làng tôi sôi sục vì các cánh thợ xây từ nhiều phương kéo đến. Cả làng như một đại công trường. Khắp nơi mọc lên những ngôi nhà cao tầng kiên cố với các trường phái kiến trúc Đông Tây kim cổ giao duyên. Ngoài đồng, những cây đào còng queo, cằn cỗi vì thiếu sự quan tâm chăm sóc", họa sĩ Hữu Khoa tâm sự.

Tình yêu cây đào quê hương mạnh đến độ họa sĩ Hữu Khoa đã bỏ hết tất cả công việc mưu sinh để vẽ đào, để mang đến cho người yêu đào những nét cọ diễn tả đúng cây đào đất Bắc. Họa sĩ Hữu Khoa quyết định mở triển lãm cá nhân "Đào Xuân". Khi mang tranh ra triển lãm, bạn bè anh là dân trồng đào chính hiệu cũng phải thốt lên rằng, thế này mới là đào chứ, mới đúng chất đào đất Bắc, ngoài chợ nhan nhản tranh ảnh đào nhưng giống Tàu nhiều hơn".

Một vài hình ảnh trong triển lãm 'Đào Xuân

 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}
 

{keywords}

{keywords}

{keywords}
 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

T. Lê