- Trong giây phút nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trầm lắng cảm xúc đọc lên những vần thơ về vị Đại tướng huyền thoại, hàng trăm người như lặng đi.


{keywords}

Ngày thơ Việt Nam thu hút đông đảo các nhà thơ và bạn yêu thơ tới tham dự

Sáng nay 14/2 (tức rằm tháng Giêng), ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 được tổ chức tại Văn Miếu Quốc Tử Giám với chủ đề “Mùa xuân đất nước từ Điện Biên tới Trường Sa”.

Xem clip về Ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu Hà Nội sáng 14/2

Ngày thơ Việt Nam nhằm ca ngợi truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, các sáng tác trong Ngày thơ năm nay hướng tới những đề tài khẳng định chủ quyền Tổ quốc nơi biển đảo và kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là sợi chỉ xuyên suốt chủ đề của Ngày thơ Việt Nam 2014.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, phát biểu khai mạc ngày thơ nhấn mạnh: "Ngày thơ là nơi truyền thống được hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc. Trong đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đa dạng và thống nhất tạo nên phép nhiệm màu phát triển thơ ca dân tộc.

Ngày thơ Việt Nam có hai sân thơ: sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ. Tại sân thơ truyền thống, ngoài phần trình diễn thơ có phần giao lưu với các văn nghệ sĩ từng tham gia chiến dịch Điện Biên, như nhà văn Hồ Phương, Chu Phác, Lê Kim và nhạc sĩ Hoàng Vân… Nhiều chương tình nghệ thuật của các tỉnh, thành cũng sẽ góp vui trong Ngày thơ Việt Nam 2014, điển hình là biểu diễn múa hát H’mông của tỉnh Hà Giang, đàn tính Lạng Sơn, hát quan họ Bắc Ninh, múa trống cơm Hải Dương...

Sân thơ trẻ được dàn dựng có kịch bản mang tính kết nối với sự tham gia của các nhà thơ trẻ trong vai trò “hoat náo viên”. Theo BTC, sẽ có khoảng 30 câu lạc bộ thơ văn và 6 trường đại học trên địa bàn Hà Nội (Đại học Cảnh sát, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Đại Nam…) tham gia giao lưu, đọc thơ và giới thiệu các ấn phẩm văn học. Ngoài ra, ngày thơ còn tổ chức triển lãm các sáng tác, hiện vật của lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và Triển lãm tranh vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn Việt Nam của một nhà thơ Mỹ.

{keywords}

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (trái) gây ấn tượng mạnh với đông đảo bạn yêu thơ khi thành kính đọc bài thơ “Bất tử”: “Thánh Gióng về trời. Thánh Giáp về quê/Vì Dân Nước Người trở thành Bất Tử…..”

Trong phần trình diễn thơ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã tạo nên một dư âm lắng đọng, cảm xúc và tự nhiên khi cất lên những vần thơ ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài thơ “Bất tử”. Theo nhà thơ, “Bất tử” là những vần thơ đẹp viết về một con người trung chính với tổ quốc, một tài năng, một nhân cách tuyệt vời, không màng vinh hoa, lợi lộc cho riêng mình. Đại tướng là người tạo nên vinh quang cho dân tộc. Sự ra đi của Đại tướng chỉ là về với các thánh nhân, hiền triết mà thôi.

Ông nói: “Tôi cảm thấy rất vui mừng, trân trọng khi mọi người có sự đồng cảm với tôi, dành tình cảm lớn lao cho vị Đại tướng đáng kính. Ông ra đi là đi vào bất tử như những vị thánh bất tử ngày xưa”.

Một số hình ảnh được ghi lại trong ngày thơ Việt Nam 2014

{keywords}

Tiết mục “Hò kéo pháo” hào hùng, ấn tượng của sinh viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội mở đầu buổi khai mạc.

{keywords}

Ngâm thơ, viết thư pháp trong lễ khai mạc ngày thơ

{keywords} 

Tại sân thơ trẻ, nhiều bài thơ mang âm hưởng ngợi ca quê hương, đất nước, tình yêu tổ quốc cũng được các bạn trẻ cất lên ngọt ngào.

 {keywords}

Sân thơi trẻ có sự tham gia của sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội như Đại học Đại Nam, Học viện Cảnh sát, Đại học Văn hóa…

{keywords} 

Biển đảo Trường Sa thu hút nhiều sự quan tâm của bạn trẻ.

{keywords}

Nhiều người quan tâm, suy ngẫm trước không gian triển lãm các sáng tác, hiện vật của lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ

{keywords}

Một gian trưng bày hiện vật của các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

Khổng Chiêm
Clip: Quốc Tiến