-Trong chiến dịch Điện Biên Phủ nhiều chị em phụ nữ đã ra trận, đảm nhận nhiệm vụ thông tin và công tác quân y, hậu cận... Từ trong chiến tranh khói lửa, tình quân dân, đồng đội và tình yêu đôi lứa vẫn chứa chan. Họ không chỉ đối mặt với chiến dịch Điện Biên Phủ mà còn phải đối mặt với cả chiến dịch chỉ có 2 người- chiến dịch của tình yêu.

{keywords}

Sáng 6/5, triển lãm “Ký ức Điện Biên” được khai mạc tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội với sự có mặt của một số nhân chứng lịch sử đã thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Triển lãm cũng nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thông qua những hồi ức của những người phụ nữ đã từng tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, trưng bày Ký ức Điện Biên tái hiện sinh động niềm hân hoan, những giây phút hào hùng của quân dân ta trên chiến trường khi Điện Biên Phủ toàn thắng. Với họ, chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là một sự kiện lịch sử trọng đại, một mốc son chói lọi của dân tộc, một kỳ tích vô song của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

{keywords}

Với hàng trăm câu chuyện, ảnh và hiện vật của các nhân chứng lịch sử được lựa chọn giới thiệu, triển lãm “Ký ức Điện Biên” thể hiện chân thực cuộc sống, sinh hoạt, không khí náo nức và tinh thần “tất cả vì chiến dịch” của những người mẹ, người chị năm xưa đã không quản ngại khó khăn gian khổ, cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho đất nước.

Các tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng đã để lại ấn tượng khó quên về những cô gái phơi phới tuổi thanh xuân, háo hức đi chiến dịch với tâm nguyện "hạnh phúc lớn nhất là được đóng góp sức mình cho Tổ quốc". Những khía cạnh đời thường, những khoảng lặng của chiến tranh cũng được tái hiện sinh động qua hồi ức, bức ảnh tư liệu quý giá và những kỷ vật về tình cảm yêu thương của đồng chí, đồng đội, đặc biệt là tình yêu đôi lứa của các chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi.

{keywords}

Các nhân chứng sống tham gia các chiến dịch xúc động chia sẻ về Ký ức Điện Biên

Có mặt tại buổi khai trương triển lãm, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, y tá, chính trị viên của Đội điều trị 2 xúc động chia sẻ: "Với tôi, những kỷ niệm cho tới tận bây giờ vẫn không thể nào quên. Tôi thường phải cấp cứu những chiến sĩ mà người thì mất chân, người mất tay, người thủng ngực, người chấn thương sọ não... Những anh bị thương nặng, tôi và đồng đội phải làm vệ sinh cho, ngày đó chưa chồng, nhìn thấy vậy rất xấu hổ. Nhưng rồi tôi lại nghĩ họ như anh em ruột thịt của mình đang ốm đau không tự thân được nên mình giúp".

Bà Minh nói có một chiến dịch nữa cũng khó quên không kém. Đó là chiến dịch chỉ có 2 người - chiến dịch tình yêu. "Tôi, người yêu và gia đình đã thống nhất tới ngày kết hôn của hai đứa. Thế rồi tôi lại được cử tham gia chiến dịch Hòa Bình. Lúc đó tôi cũng có chút lăn tăn nhưng với tinh thần Tổ quốc là trên hết. Tôi gạt hạnh phúc riêng, tham gia chiến dịch với tinh thần quyết tử. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tôi về Phú Thọ xin anh mấy thước vải may áo cưới nên bị lạc trong rừng, phải đi bộ 17 ngày loanh quanh trong rừng đến độ chân sưng vù. Lúc cưới, một chân đi đất một chân đi dép", bà nhớ lại.

Một số hình ảnh trong triển lãm

{keywords}

{keywords}

Thời chiến tranh, những cái hũ, cái nồi này chị em phụ nữ dùng để đi xin gạo và thổi cơm cho bộ đội ăn.

{keywords}

Chuẩn bị gạo cho tiền tuyến

{keywords}

{keywords}

May quần áo phục vụ cho bộ đội

{keywords}

Nữ du kích Tây Bắc mở đường phục vụ chiến dịch năm 1954

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Những chiếc chăn ấm tình đồng đội

{keywords}

Những lá thư tình được nhiều người giữ kín sau chiến tranh. 

T.Lê