- Một làng nghề làm gốm đặc biệt không sử dụng bàn xoay, cũng không cần lò nung.

{keywords}

Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang chừng 10km. Đây là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á.


{keywords}

Ngày nay, không nhiều người ở đây tiếp tục làm nghề. Chỉ một số ít hộ gia đình nằm sâu bên trong làng còn duy trì công việc này, nhưng chủ yếu để phục vụ du lịch là chính.


{keywords}

Ở đây, các nghệ nhân chủ yếu là phụ nữ. Theo truyền thuyết, nghề làm gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho đàn bà trong làng từ ngàn xưa.

{keywords}

Không dùng bàn xoay như ở những nơi khác, các nghệ nhân người Chăm đặt nguyên liệu thô trên hòn kê và di chuyển xoay hòn kê để tạo dáng cho sản phẩm gốm. Cách làm này vất vả, đòi hỏi sự tỉ mỉ nhưng tác phẩm sau khi ra đời có tạo hình đẹp và độc đáo.


{keywords}

Nghệ nhân Đằng Thị Gia, năm nay đã 85 tuổi nhưng đã có 70 năm kinh nghiệm làm nghề.


{keywords}

Một điểm đặc biệt khác của làng gốm Bàu Trúc là các sản phẩm được nung bằng cách vùi trong rơm và củi khô chứ không phải bằng lò nung.


{keywords}

Trước đây, các sản phẩm được làm ra đều để phục vụ cho đời sống tinh thần, tín ngưỡng và tôn giáo của người Chăm.


{keywords}

Trong hình là nghệ nhân Đằng Thị Phan, người từng nhiều nhiều lần khiến cho bạn bè quốc tế phải kinh ngạc vì bí quyết làm gốm không giống bất cứ nơi nào trên thế giới của làng gốm Bàu Trúc.


{keywords}

Một số sản phẩm đặc trưng của làng gốm Bàu Trúc.


{keywords}

Ngày nay, gốm Chăm đã có thêm nhiều nét cách điệu, có thể được sử dụng như những đồ vật trang trí trong gia đình.


{keywords}

{keywords}
{keywords}

Linh Phạm