- Triển lãm giới thiệu khoảng 60 hiện vật liên quan đến hai linh vật (sư tử, nghê) được tạo tác bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như: đá, gốm, sành, gỗ, đồng…khiến người xem mãn mãn nhãn bởi mức độ tinh xảo, tỉ mỉ của những linh vật thuần Việt mà ông cha ta đã tạo nên.
Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” đã chính thức khai mạc sáng 7/11 tại tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khiến giới chuyên môn và người xem hài lòng.
Với 60 hiện vật liên quan đến hai linh vật (sư tử, nghê) được tạo bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như: đá, gốm, sành, gỗ, đồng…đã thực sự làm mãn nhãn người xem bởi độ tinh xảo và tỉ mỉ mà ông cha ta đã làm nên.
“Triển lãm là dịp giới thiệu các mẫu linh thuần Việt; từ đó góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ của công chúng, hướng đến mục đích không sử dụng các biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay,” bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết.
Ông Phan Văn Tiến, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ: “Triển lãm diễn ra trong bối cảnh một số công sở, nhà riêng, thậm chí cả những khu di tích đang chịu sự xâm lấn mạnh mẽ của văn hóa ngoại lai. Triển lãm hy vọng góp phần giúp công chúng nhận diện, hiểu biết sâu sắc hơn những giá trị nhân văn, thẩm mỹ chứa đựng trong những di sản văn hóa qua hình tượng sư tử và nghê Việt qua các thời kỳ lịch sử đất nước, đồng thời góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống cũng như khơi dậy niềm tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần mang đậm bản sắc của dân tộc”.
Nghê và lư hương thế kỷ XIX
Triển lãm chuyên đề “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Nam Định phối hợp tổ chức, mở cửa đến hết ngày 17/11.
Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức có công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL (ngày 8/8) gửi các Ban, Bộ, ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố trong cả nước, các cơ quan, đơn vị yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Ngày 19/8, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã có công văn số 352/MTNATL về việc giới thiệu các mẫu linh vật của Việt Nam tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Thanh tra văn hóa.
Kèm theo công văn là tập tư liệu hình ảnh một số mẫu tượng linh vật hiện được sử dụng tại các di tích và được lưu giữ tại một số bảo tàng. Theo đó, con sấu, sư tử đá, con nghê là các linh vật phổ biến trong văn hoá truyền thống Việt Nam.
Một số hình ảnh hiện vật trưng bày tại triển lãm:
Sư tử chùa Bà Tấm (Hà Nội) thế kỷ XI
Nghê thế kỷ XVII - XVIII ở chùa Xối Thượng (Nam Định)
Nghê thế kỷ XVII
Hỏa lò hình nghê, thế kỷ XIX
Đặc biệt là trong thời gian diễn ra triển lãm, Bảo tàng xây dựng chương trình giáo dục tương tác với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật thú vị dành cho học sinh phổ thông nhằm phát huy hơn nữa giá trị di sản nghệ thuật dân tộc.
T.Lê