- Không dừng lại ở thiết kế áo dài truyền thống lòe loẹt, rườm rà, đại diện Việt Nam ngày càng táo bạo trong việc mang trang phục dân tộc lai căng, biến thể, sexy tới các đấu trường sắc đẹp quốc tế.


Tại các cuộc thi sắc đẹp có uy tín thế giới, trình diễn trang phục dân tộc là một trong những phần thi quan trọng. Bộ quốc phục của các người đẹp không chỉ là chuyện giành thứ hạng nhan sắc (ở Hoa hậu Thế giới, thí sinh đoạt giải Hoa hậu mặc trang phục dân tộc đẹp được một suất đặc cách vào thẳng bán kết) mà còn là thước đo đánh giá sự hiểu biết cũng như văn hóa của mỗi người.

Chính vì xem trọng nét văn hóa truyền thống, nguồn cội của bộ quốc phục mà người dân Nhật Bản đã nổi giận khi người đẹp Emiri Miyasaka, đại diện nhan sắc xứ hoa anh đào tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 kết hợp áo kimono, thắt lưng obi với chiếc quần lót ren hồng chóe cùng đôi tất chân đồng màu. Emiri Miyasaka bị công chúng chỉ trích nặng nề và phải chỉnh sửa lại trang phục trước khi mang nó so tài tại cuộc thi thế giới.

{keywords}

Bộ trang phục bị phê phán gủa Emiri Miyasaka.

Như vậy có thể thấy nhiều quốc gia rất đầu tư thời gian và tiền bạc vào cô gái đại diện của mình, thậm chí còn đưa cả những bộ trang phục thiết kế cho người đẹp tại các cuộc thi thế giới để lấy ý kiến chưng cầu ý dân trước khi quyết định, chỉnh sửa hoặc thay đổi trước khi mang tới các cuộc thi nhan sắc tầm thế giới thì ở Việt Nam dường như chúng ta đã, đang rất xuề xòa trong vấn đề đầu tư cho các người đẹp.

Đại đa số các người đẹp đại diện Việt Nam dự thi quốc tế tính đến thời điểm này luôn bị chê trách bởi những bộ trang phục lỗi mốt, lai căng, thiếu đầu tư. Vậy lỗi hoàn toàn có phải do các người đẹp, hoa hậu? Trên thực tế, đa phần trang phục dự thi đều do nhà thiết kế trong nước tài trợ thông qua đơn vị giữ bản quyền, mục đích chính vẫn là tranh thủ để giới thiệu quảng bá thương hiệu, tên tuổi của mình.

Một sự trùng lặp ngẫu nhiên dễ nhận thấy là các người đẹp đa số là chọn áo dài cho phần thi trình diễn trang phục truyền thống tại các cuộc thi quốc tế. Tuy nhiên, có quá ít những bộ gây được ấn tượng như chiếc áo dài NTK Việt Hùng làm cho Mai Phương Thúy tại Hoa hậu Thế giới 2006 hay bộ quốc phục NTK Thuận Việt làm cho Diễm Hương tại Hoa hậu Hoàn vũ 2012 mà thường bị đánh giá là đơn điệu, rườm rà, sexy quá mức cần thiết...

{keywords}

Bộ quốc phục NTK Thuận Việt làm cho Diễm Hương tại HHHV 2012.

Đó là trường hợp á hậu Minh Thu tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2007 tổ chức tại Trung Quốc với những chiếc áo dài được thiết kế đơn giản, chưa kể nó cũng không phải hoàn toàn là những mẫu được thiết kế độc quyền cho riêng cuộc thi mà phần nhiều trong số đó đã được các người mẫu mặc trình diễn một số chương trình hay chụp ảnh giới thiệu ngập các trang báo.

Đáng tiếc nữa cần phải kể tới là á hậu Hoàng Yến. Trước khi tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2009 cô được các chuyên gia nhan sắc thế giới có kinh nghiệm dự đoán và kỳ vọng có nhiều cơ hội để đại diện khu vực châu Á tỏa sáng nhưng một trong những điều khiến người đẹp bị lu mờ giữa rừng người đẹp thế giới khác trong đêm chung kết được cho là một phần tại bởi chiếc áo dài màu đen mặc trong phần thi trang phục dân tộc khiến cô trong vừa bị già vừa kém nổi bật.

{keywords}
Bộ trang phục dân tộc của Hoàng Yến tại Hoa hậu Hoàn vũ 2009.

Để tránh cảm giác nhàm chán, đơn điệu, một số nhà thiết kế đã táo bạo cách tân trang phục dân tộc cho các người đẹp. Bộ trang phục nặng gần 10kg của NTK Lê Long Dũng làm cho Trúc Diễm khi tham dự Hoa hậu Thế giới 2011 nhiều người cho rằng bộ trang phục mới lạ, độc đáo. Nhưng với sự tiên phong này, bên cạnh ý kiến khen ngợi ý tưởng mới mẻ cũng có không ít lời chia sẻ về phục trang cồng kềnh, hầm hố, là bản sao nhân vật của game Phong thần.

{keywords}

Bộ trang phục nặng gần 10kg của NTK Lê Long Dũng làm cho Trúc Diễm khi tham dự Hoa hậu Thế giới 2011.

Hứng chịu nhiều chỉ trích và bị áp lực nhất là Á hậu Việt Nam Vũ Hoàng My khi cô lựa chọn trang phục dân tộc tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2012 và Hoa hậu Hoàn vũ 2011. Lựa chọn trang phục của NTK Lê Thanh Hòa lấy cảm hứng từ văn hóa Âu Lạc với phần thân trên là áo yếm có xẻ phần ngực, một bộ phận khán giả không nhỏ cho là sexy quá mức cần thiết và có nhiều điểm bất ổn vì dường như gợi cảm quá đà và vô tình lại đi ngược với truyền thống văn hóa ăn mặc kín đáo, thanh nhã của phụ nữ Việt.

{keywords}
Trang phục của Hoàng My tại đấu trường nhan sắc quốc tế.

Ở Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011, đại diện Việt Nam là Lê Huỳnh Thúy Ngân đã mang chiếc váy Lửa thiêng của NTK Long Dung dự thi Trang phục dân tộc. Màu sắc và thiết kế của trang phục Thúy Ngân mặc khá bí hiểm. Bộ trang phục này khoe da thịt nhiều hơn mức cần thiết. Bộ trang phục dân tộc của Á hậu Victoria Thúy Vy tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2011 là ví dụ điển hình thể hiện gu thẩm mỹ chưa tốt khi cách tân quá đà đuôi váy nhiều màu sặc sỡ nhìn giống trang phục một vũ công hơn là trang phục dân tộc.

Mới đây, hình ảnh chiếc áo dài của Nguyễn Thị Loan được NTK Võ Việt Chung làm để tham gia Hoa hậu Thế giới bị tố có họa tiết "nhái" thương hiệu nổi tiếng Burberry, điều này cũng đã và đang gây xôn xao vì mang đi thi quốc tế dễ gây phản cảm. Bên cạnh đó, bộ trang phục dân tộc "Long vũ khúc" của Nguyễn Thị Loan cũng đang phải đối diện luồng dư luận không tốt khi nhiều người nhận xét nó rườm rà với quá nhiều lớp lang.

{keywords}

Bộ trang phục dân tộc "Long vũ khúc" của Nguyễn Thị Loan do Võ Việt Chung thiết kế bị cho là quá rườm rà.

Võ Việt Chung là một nhà thiết kế khá có tên tuổi của Việt Nam. Những chiếc áo dài anh thiết kế cho các người đẹp dự thi các cuộc cạnh tranh nhan sắc thế giới giá thực có lên tới con số tiền tỉ như chiếc dài với tên gọi "Báu vật của đại dương" mà Hoa hậu Đặng Thu Thảo mặc trong phần thi Trang phục dân tộc tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2014 được tiết lộ là 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền đầu tư cho trang phục nhiều hay ít không quá quan trọng. Vấn đề là nó được mọi người và bạn bè ghi nhận ra sao.

Sơn Hà