Tại Mỹ, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp thời gian mất 12 tháng, tại Việt Nam mất 18 tháng. Với ngần ấy thời gian thì các mẫu mã đã được sản xuất đại trà, thậm chí là đã lạc mốt, vậy nên việc bảo hộ là vô nghĩa.
Tranh cãi quanh 5000 USD/1 sản phẩm Việt
Giữa tháng 6 vừa qua, tại Beverly Hills, Mỹ, Đỗ Mạnh Cường cho ra mắt BST Xuân - Hè 2015 với tên gọi La Vie En Rose (Cuộc sống màu hồng) thu hút hơn 400 khách mời.
Tại đây, những mẫu thiết kế vẫn đang gây tranh cãi trong BST này đã bán lên đến con số 5000$ cho một sản phẩm, một dạng made-to-measure, gây ra tranh cãi nhiều cho làng thời trang manh mún trong nước. Thậm chí, nhiều người đặt ra câu hỏi, Local brands (thương hiệu trong nước) có đang dần chiếm thị trường thời trang cao cấp hay không? Nhất là khi kinh tế ngày càng khó khăn, người người có tinh thần “người Việt ủng hộ hàng Việt”?
Bà H.N, giám đốc điều hành thương hiệu thời trang cao cấp thế giới tại Việt Nam cho hay: Những mặt hàng cao cấp như Dior, Chanel, Elie Saab, Oscar De La Renta… đều có lượng khách hàng nhất định và số lượng khách hàng ý không nhiều. Ở Hà Nội có khoảng 20, 30 người và Sài Gòn cũng chỉ có bằng đó con số khách hàng. Họ là những người dùng ready-to-wear, và các thương hiệu cao cấp này không cạnh tranh với local brands.
Sự giống nhau giữa mẫu thiết kế của Đỗ Mạnh Cường với các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới |
Cũng có một số khách hàng từng dùng đồ thương hiệu thời trang cao cấp thế giới sau đó chuyển sang dùng local brands, nhưng họ không phải là khách hàng VIP. Nên cạnh tranh với local thì chỉ khoảng 20% - 30%, nhưng cạnh tranh về mẫu mã mới là đau đầu.
Cạnh đó, doanh thu của các thương hiệu lớn trong nước có thể đi xuống là do nền kinh tế chung chứ không phải do đối thủ local brands chiếm hữu thị trường. Nhưng tôi thấy local brands sẽ ảnh hưởng đến các nhãn hàng trung bình trong nước. Ví dụ khách mua Dior hay Saab giá lên đến hàng trăm triệu đồng nhưng local brands trong nước chỉ 5 triệu đến 7 triệu và chỉ ảnh hưởng đến nhãn hàng bậc trung mà thôi.
Bản thân ông Nguyễn Vũ Anh, Chủ tịch HĐQT của thương hiệu IVY Moda cũng cho mình không bị ảnh hưởng bởi dòng sản phẩm của nhà thiết kế, ông cho hay IVY Moda chỉ ở tầm trung so với Việt Nam, thấp so với thế giới, vì thương hiệu này hướng tới số đông, chứ không phải là số ít như local brands.
Đỗ Mạnh Cường có thể đặt giá sản phẩm cả tỉ đô
Phân tích sâu hơn về giá cả của local brands, cụ thể là một sản phẩm gây tranh cãi gần đây của NTK Đỗ Mạnh Cường, bà H.N cho hay: “Nếu chiếc váy thiết kế Đỗ Mạnh có giá lên đến 5000$, thì một người khác chỉ cần thêm 2000$ nữa họ có thể sở hữu một chiếc váy Dior, chứ không phải một sản phẩm copy rồi. Trước đây, tôi rất muốn dùng hàng local Việt vì nghĩ mình là người Việt, nhưng đúng là sức sáng tạo lại tùy thuộc từng người, nên cũng tùy thuộc khách hàng lựa chọn.
Bà H.N tỉ mỉ chia nhóm khách hàng của NTK này thành 3 nhóm. “Nhóm một, như là một kiểu PR cho NTK, ví dụ một chiếc váy giá 6000$ nhưng với khách hàng X chỉ lấy giá 2000$, khi đưa ra giá trên mặt báo vẫn là con số 6000$.
Nhóm thứ 2 là khách hàng được mời đi xem show, mời ghế hàng đầu, nên nếu Cường mời họ mưa chiếc váy giá cao ngay tại sân khấu, họ vẫn mua.
Nhưng nhóm thứ 3 là những khách hàng như fan cuồng của Cường, họ có thể không dám mua Dior và kêu mắc nhưng họ mua những 20 chiếc váy cùng một mẫu. Có những khách hàng mua đến 1, 2 tỉ đồ của Đỗ Mạnh Cường. Không nói đâu xa, chính diễn viên Diễm My cũng là fan của Cường, và gần như là event nào cũng thấy chị diện đầm Đỗ Mạnh Cường.”
Ông Nguyễn Vũ Anh lại có một góc nhìn khác hơn, anh cho rằng: “Đỗ Mạnh Cường có quyền đặt giá sản phẩm của cậu ta lên tới 1 triệu đô, hay 1 tỉ đô cho 1 sản phẩm mà cậu ấy thiết kế. Cậu ấy có quyền làm thế nếu thị trường chấp nhận cái giá đó, thì có nghĩa là cậu ấy thành công. Còn thị trường không chấp nhận, thì cậu ấy thất bại. Đấy là câu chuyện của Đỗ Mạnh Cường với thị trường. Nên 5000 $ đã là cái gì đâu.
Tất nhiên, sẽ có nhiều bạn phản đối, có điên mà mua sản phẩm ấy với giá đó, nhưng cũng sẽ có người "điên" đấy, dám bỏ 5000$ sở hữu 1 sản phẩm của Đỗ Mạnh Cường hoặc của nhà thiết kế khác. Thị trường là thứ rất khó đoán, tưởng thế mà không thế, không thế mà lại thế.”
Nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường (Ảnh: internet) |
Thực chất, local brands của Công Trí, Chung Thanh Phong, Lý Quý Khánh đến Hà Linh Thư, Quỳnh Paris ít nhiều có ảnh hưởng bởi các xu hướng thời trang lớn trên thế giới. Ông Nguyễn Vũ Anh diễn giải: “Bản đồ thời trang thế giới đã được vẽ và định hình hàng trăm năm nay. Theo đó, chỉ có một số hãng thời trang đàn anh, có xuất xứ từ Ý, Pháp, Anh là tạo ra xu hướng. Còn lại, hàng ngàn các hãng khác đều phải chạy theo xu hướng ấy, nếu không muốn bị phá sản. Nó là qui luật, không đi ngược lại.
Việc đi theo các hãng đàn anh là một việc nên làm và buộc phải làm nếu muốn tồn tại. Thông thường các hãng ra bộ sưu tập trước khoảng một mùa. Trong thời gian ấy, các hãng, các nhà thiết kế ăn theo, thậm chí có hãng lớn, có danh thu bậc nhất thế giới, còn copy nguyên xi cả hoạ tiết hoa văn lẫn kiểu dáng. Và gần như không thể bảo hộ được, nếu xét dưới góc độ pháp luật.”
Bảo hộ thời trang là vô nghĩa
Tại Mỹ, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp thời gian mất 12 tháng, tại Việt Nam mất 18 tháng. Với ngần ấy thời gian thì các mẫu mã đã được sản xuất đại trà, thậm chí là đã lạc mốt, vậy nên việc bảo hộ là vô nghĩa.
Xét dưới góc độ pháp luật, việc copy kiểu dáng trong thời trang là không sai. Không được copy thương hiệu và các dấu hiệu riêng của thương hiệu đã bảo hộ, vì như vậy là thành hàng giả, hàng nhái. Nên câu chuyện còn lại là: Các nhà thiết kế ăn theo có đủ năng lực, trình độ xây dựng cho mình một nhóm khách hàng sẵn sàng trả giá cao bằng giá sản phẩm của các “anh lớn” trên thế giới hay không ?
Nếu có nói Đỗ Mạnh Cường nhái hay copy hay bị ảnh hưởng thì NTK này buộc phải theo xu hướng. Anh ta không thể đi ngược lại bản đồ thời trang thế giới nếu như muốn mình không “chết”.
Bà H.N lại không đồng tình, bà khẳng định La Vie En Rose có nhiều mẫu mã copy 70% mẫu mã từ Dior, D&G… từ chất liệu, mầu sắc, mẫu hoa hồng. Tất nhiên BTS ra mắt có người khen và chê nhưng tại sao lại để nhiều người nói BST của mình giống mẫu mã các hãng lớn đến thế cũng cần phải xem lại. mỹ cao. Cậu ấy đã làm 1 show hoành tráng tại nước ngoài nhưng lại diễn đồ copy.
Bà cho hay, thị trường Việt Nam quá nhỏ để các hãng thời trang nhìn đến, nhưng nếu một ngày nào đó tình trạng copy xảy ra tràn lan, các nhãn hàng Dior, Chanel, D&G lên tiếng thì sẽ có kiện tụng.
Thực chất, Đỗ Mạnh Cường cũng từng khẳng định trên FB cá nhân của mình với đại ý, anh không mang chuông đi đánh xứ người, anh chỉ muốn mang BST sang Mỹ, nơi cộng đồng người Việt sinh sống để phục vụ họ.
Nếu thử nhìn lại nền thời trang đang ở mức sơ khai của Việt Nam thời gian qua, thỉnh thoảng cũng một vài nhà thiết kế được mang áo dài, áo dân tộc đi trình diễn ở nước ngoài dưới góc độ giao lưu văn hoá nhưng lại hay ầm ĩ lên là mang được thời trang Việt Nam ra thế giới.
Ông Vũ Anh cho hay, bao giờ áo dài của các vị ấy bán được trên Đại lộ 5 ở NewYork, và phụ nữ trên thế giới đổ xô mặc áo dài Việt Nam thì ấy mới là mang thời trang Việt Nam ra thế giới. Thời trang Việt Nam đang ở vùng trũng, thậm chí không có tên trên bản đồ thời trang thế giới, thì phải biết học hỏi chứ (?)”
• Từ Nữ