– NSƯT Mạnh Tường, BTV Nhật Lệ đại diện cho các thế hệ những người làm truyền hình đã có những tâm sự về quãng thời gian làm việc vừa gian khổ mà cũng đầy từ hào của mình.

Trong chương trình Bữa trưa vui vẻ kỷ niệm 45 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, những thế hệ kỳ cựu gắn bó với truyền hình đã có dịp cùng hội ngộ. Họ chia sẻ về những kỷ niệm ngày đầu về đài, về những khó khăn gian nan đã trải qua khi bắt đầu mang những chương trình truyền hình đầu tiên tới khán giả.

{keywords}
Phát thanh viên Bích Ngọc, Nhật Lệ, Mạnh Tường.

NSƯT Mạnh Tường, giọng đọc nổi tiếng của VTV bày tỏ sự xúc động khi có cơ hội được trò chuyện với khán giả, “Có thể nói đây là những giờ phút thiêng liêng nhất với những người làm công tác Truyền hình chúng tôi. Nhớ lại thuở ban đầu, có thể nói rằng đó là một khoảng thời gian nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng với một tình yêu với sự nghiệp truyền hình, anh em chúng tôi với tinh thần đồng cam cộng khổ luôn cố gắng hoàn thành được nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng nên một Đài Truyền hình Việt Nam mà 45 năm sau được như bây giờ.”

{keywords}
BTV Nhật Lệ, NSƯT Mạnh Tường chia sẻ với các khán giả và các MC thế hệ sau của VTV như Quang Minh, Hạnh Phúc.

NSƯT Mạnh Tường sinh ra trong một gia đình không có truyền thông nghệ thuật nhưng lại được thừa hưởng một chất giọng đẹp. Ông nguyên là một diễn viên hát của Đoàn văn công Quân chủng Phòng không - Không quân. Tuy từ nhỏ, ước muốn của ông là được đi theo con đường ca hát, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ, ông phải tạm gác lại niềm đam mê của mình và quay trở về. Đúng lúc đó Đài Truyền hình Việt Nam (khi ấy là Ban vô tuyến truyền hình của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam) đang có nhu cầu cần tuyển phát thanh viên. Với giọng nói bẩm sinh là một diễn viên hát, NSƯT Mạnh Tường đã gặp thuận lợi và được trúng tuyển.

Nói về những khó khăn ngày đầu, NSƯT Mạnh Tường chia sẻ rằng đôi khi cảm thấy thèm khi thấy những tiến bộ kỹ thuật của ngày hôm nay. Bởi lúc ấy cơ sở vật chất kỹ thuật của truyền hình Việt Nam chưa có gì cả, điều kiện rất vất vả.

“Lúc bấy giờ, khi làm chương trình, cần rất nhiều đèn rọi xung quanh. Nhưng chúng tôi phải dùng ánh sáng cực nóng mà không có các thiết bị điều hòa nhiệt độ. Khi lên hình, bên ngoài mặc comple, bên trong là áo sơ mi pha nilon sơ vin trong quần. Tới lúc giải lao, phải cởi vội chiếc áo vest bên ngoài ra, bỏ sơ vin thì mồ hôi chảy rào rào như tắm. Ai không biết thì thấy lạ nhưng đối với anh em trong nghề chúng tôi, đó là chuyện quá đỗi bình thường.”

Tham gia chương trình còn có BTV Nhật Lệ. Khởi đầu với vị trí là một phát thanh viên, giọng đọc ấm áp, truyền cảm của chị đã để lại ấn tượng với đông đảo khán giả xem truyền hình.

Về quãng thời gian từ một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học mới chân ướt chân ráo vào nghệ, BTV Nhật Lệ chia sẻ, “Từ tháng 10/1989 cho đến nay đã được gần 25 năm. Hồi đó có một cuộc thi tuyển rộng rãi. Chúng tôi thi tuyển với tâm trạng vô cùng háo hức với ước mơ được trở thành một phát thanh viên của Đài Truyền hình Việt Nam. Đó là một ước mơ của phần đông các bạn trẻ thời bấy giờ. Nhưng cho tới bây giờ, khi thấy các bạn trẻ ra trường cũng vẫn mang theo ước mơ của mình khi đó, chúng tôi càng cảm thấy tự hào hơn vì đã chọn đúng nghề, đúng nơi công tác, càng thêm tự hào về cơ quan, về Đài Truyền hình Việt Nam của mình".

Nhớ lại thời gian đầu khi mới bắt đầu vào làm phát thanh viên, cũng còn có rất nhiều hạn chế. Trường quay Thời sự rất đơn sơ, không có gì ngoài một chiếc phông xanh. Nhiều khi chúng tôi còn phải chạy ra đuổi cho gà đỡ gáy ầm lên thì mới có thể lên hình được. Đấy là những kỷ niệm rất vui.

Hồi đó còn chưa có đèn lanh, đèn nóng rực. Nếu như hôm nào mà chẳng hạn như các anh chị như anh Mạnh Tường, anh Minh Trí, chị Kim Tuyến lên hình, có những chỉ thị, thông cáo báo chí dài tầm 20-25 trang, cứ ngẩng lên cúi xuống như thế thì đèn nóng rực đến toát mồ hôi, mà mỗi khi như vậy đèn chói còn bị mất dòng.”

{keywords}
BTV Nhật Lệ.

Đánh giá về sự phát triển của truyền hình Việt Nam, chị miêu tả tốc độ đó “như một giấc mơ”. Trước đây chỉ có khoảng 4-5 trường quay và trường quay thời sự thì vô cùng nhỏ và khiêm tốn. Cho tới bây giờ, chúng ta đã có mười mấy trường quay. Có những trường quay ngoài trời có sức chứa đến 500 người, những trường quay như S9 cũng có thể chứa tới 300 khách mời, điều đó rất thuận lợi cho việc làm những chương trình lớn. Nói đến trường quay Thời sự, chị đùa rằng lứa các chị vô cùng ghen tỵ vì các bạn trẻ bây giờ được thụ hưởng công nghệ cũng như điều kiện rất tốt. Bên cạnh đó, nhân lực của VTV bây giờ cũng là đội ngũ các bạn có năng lực, giỏi giang và ham học hỏi.

 Mai Nguyễn