– Thần tượng của nhiều nhạc sĩ trong nước và quốc tế đã có mặt tại Hà Nội, ráo riết chuẩn bị cho buổi biểu diễn thứ 2 của ông tại VN sau 7 năm - với tên gọi “Quê nhà”.
“Đây là nghệ sĩ thần tượng của Huy Tuấn và nhiều nghệ sĩ khác!”
Nhạc sĩ Huy Tuấn đã nói về Nguyên Lê như thế trong buổi giới thiệu đêm nhạc “Quê nhà” tại RoofTop sẽ diễn ra vào ngày 12&13/7/2011.
Toàn bộ các nghệ sĩ có mặt và tham gia vào chương trình này như nhạc sĩ Huy Tuấn, ca sĩ Tùng Dương, Vân Ánh - nghệ sĩ chơi đàn tranh và các nhạc cụ dân tộc hiện đang sống tại Mỹ, Khắc Quân - nghệ sĩ violin, con trai của NSƯT Khắc Huề, hiện đang sống tại Mỹ và các thành viên ban nhạc Anh Em đều hướng về Nguyên Lê với lòng ngưỡng mộ và niềm mong mỏi được hợp tác với ông.
Nói về bậc thầy của Jazz, nghệ sĩ Vân Ánh xúc động chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 tôi được làm việc với Nguyên Lê, hạnh phúc hơn nữa là lại được chơi nhạc tại Hà Nội – cũng là nơi quê nhà của tôi. Nhiều năm theo nhạc của anh, tôi tìm thấy tiếng nói chung, tìm thấy kỹ thuật âm nhạc và cả lối suy nghĩ. Là một nghệ sĩ sống ở nước ngoài, tôi mong muốn làm sao giới thiệu được âm nhạc Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Thứ âm nhạc đó phải đậm chất Việt Nam, đậm chất thế kỉ 21 – nơi mình đang sống. Không chỉ có vậy, để phát triển hơn lên, nó phải mang được hơi thở mới, phải cuốn hút được khán giả trẻ để họ nuôi nấng và phát triển nền âm nhạc ấy”.
Ca sĩ Tùng Dương thì cho rằng âm nhạc của Nguyên Lê làm “trỗi dậy bản năng phiêu lưu” của anh. “Ông sử dụng Jazz làm gốc nhưng pha trộn rất nhiều nền âm nhạc dân tộc, rất rộng mở, như một chuyến đi không có hồi kết”.
Cùng với ê kip ban nhạc Anh Em, nhạc sĩ Huy Tuấn cũng cho biết việc tập luyện trước và sau khi NS Nguyên Lê có mặt tại VN rất vất vả. Bởi riêng với Nguyên Lê, Jazz của ông không phải là sự ngẫu hứng mà rất phức tạp. Ông trung thành với bản phối và tổng phổ của mình.
Lần đầu tiên biểu diễn tại Việt Nam, violinist Khắc Quân cũng tỏ ra vô cùng háo hức và có sự chuẩn bị kĩ càng cho lần ra mắt của anh.
NS Huy Tuấn – NS Nguyên Lê – ca sĩ Tùng Dương
Êkip tham gia biểu diễn: Vilonist Khắc Quân, ban nhạc Anh Em, NS Nguyên Lê, ca sĩ Tùng Dương, nghệ sĩ Vân Ánh
Nguyên Lê: “Tôi chỉ nghe mà không nói được tiếng Việt”
Nghệ sỹ Nguyên Lê sinh ra tại Paris, là con trai của nhà sử học Lê Thành Khôi. Từ nhỏ, ông đã được nghe những bài ru và dân ca từ mẹ ông, cũng là một trí thức Hà Thành. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu học chơi trống, sau đó chuyển sang chơi guitar, và ông thừa nhận rằng guitar là niềm đam mê lớn của mình. Tốt nghiệp ngành Nghệ thuật Thị giác và Triết, ông đi theo con đường âm nhạc, lập nhóm Ultramarine để ra đĩa Dé, được báo Libération chọn là đĩa World Music hay nhất năm 1989 tại Pháp.
Là một trong những gương mặt quan trọng mang đẳng cấp quốc tế góp phần tạo nên một nền âm nhạc đương đại Pháp, Nguyên Lê đã cho ra đời hàng loạt album nhạc Jazz và World Music cực kì thành công. Trong số đó không thể không kể đến CD Tales from Vietnam (Những câu chuyện kể từ Việt Nam), tác phẩm đã mang lại cho ông tiếng vang lớn trên khắp thế giới và dành những giải thưởng quốc tế danh giá như Diapason d’Or, Choc du Monde de la Musique, Choc de I’année Jazzman, hạng nhì Jazzthing 96…
NS Nguyên Lê trong cuộc trò chuyện với PV VietNamNet
Sinh ra tại Paris, Nguyên Lê nói tiếng Việt đến năm 3 tuổi. Sau đó từ khi đi học, tiếp xúc với bạn bè ở trường ông bắt đầu chỉ nói tiếng Pháp. Vì cha mẹ ông vẫn nói tiếng Việt nên Nguyên Lê vẫn nghe được hội thoại tiếng Việt thông thường, trừ những đề tài khó như chính trị hay nghệ thuật. “Tôi chỉ nghe mà không nói được tiếng Việt” - ông bùi ngùi.
“Đây là sự ngại ngùng rất lớn của tôi – nhạc sĩ tâm sự - vì thế, tôi đi sâu vào âm nhạc Việt Nam để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình”.
Từng phát biểu với giới truyền thông Pháp,“Tôi nghiên cứu và làm nhạc Jazz, song vì Jazz không phải là tài sản của chúng tôi (ý ông đề cập đến nước Pháp và Châu Phi – PV), nên tôi không có nhiệm vụ bảo tồn. Có nghĩa là tôi có quyền dùng Jazz để làm nên thứ của riêng tôi. Chúng ta nên biết cách vượt qua những ranh giới để làm ra thứ âm nhạc chưa biết, chưa từng có trên đời”...
Nhưng khi phóng viên VietNamNet nhắc lại với ông về điều này, và đặt câu hỏi “Vậy ông có tự đặt ra cho mình nhiệm vụ bảo tồn âm nhạc Việt Nam không, mà ông lại đưa vào những sáng tác của mình nhiều âm nhạc Việt Nam đến thế?” Người nghệ sĩ Jazz/Worldmusic nổi tiếng đã mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ bảo tồn âm nhạc Việt Nam”.
Một số tác phẩm của Nguyên Lê:
Nguyên Lê và nghệ sĩ Hương Thanh trong tác phẩm "Fragile Beauty" (Vẻ đẹp mong manh)
Một tác phẩm Jazz của Nguyên Lê - "La Parfum" (trong album Three Trios)
“Đây là nghệ sĩ thần tượng của Huy Tuấn và nhiều nghệ sĩ khác!”
Nhạc sĩ Huy Tuấn đã nói về Nguyên Lê như thế trong buổi giới thiệu đêm nhạc “Quê nhà” tại RoofTop sẽ diễn ra vào ngày 12&13/7/2011.
Toàn bộ các nghệ sĩ có mặt và tham gia vào chương trình này như nhạc sĩ Huy Tuấn, ca sĩ Tùng Dương, Vân Ánh - nghệ sĩ chơi đàn tranh và các nhạc cụ dân tộc hiện đang sống tại Mỹ, Khắc Quân - nghệ sĩ violin, con trai của NSƯT Khắc Huề, hiện đang sống tại Mỹ và các thành viên ban nhạc Anh Em đều hướng về Nguyên Lê với lòng ngưỡng mộ và niềm mong mỏi được hợp tác với ông.
Nói về bậc thầy của Jazz, nghệ sĩ Vân Ánh xúc động chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 tôi được làm việc với Nguyên Lê, hạnh phúc hơn nữa là lại được chơi nhạc tại Hà Nội – cũng là nơi quê nhà của tôi. Nhiều năm theo nhạc của anh, tôi tìm thấy tiếng nói chung, tìm thấy kỹ thuật âm nhạc và cả lối suy nghĩ. Là một nghệ sĩ sống ở nước ngoài, tôi mong muốn làm sao giới thiệu được âm nhạc Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Thứ âm nhạc đó phải đậm chất Việt Nam, đậm chất thế kỉ 21 – nơi mình đang sống. Không chỉ có vậy, để phát triển hơn lên, nó phải mang được hơi thở mới, phải cuốn hút được khán giả trẻ để họ nuôi nấng và phát triển nền âm nhạc ấy”.
Ca sĩ Tùng Dương thì cho rằng âm nhạc của Nguyên Lê làm “trỗi dậy bản năng phiêu lưu” của anh. “Ông sử dụng Jazz làm gốc nhưng pha trộn rất nhiều nền âm nhạc dân tộc, rất rộng mở, như một chuyến đi không có hồi kết”.
Cùng với ê kip ban nhạc Anh Em, nhạc sĩ Huy Tuấn cũng cho biết việc tập luyện trước và sau khi NS Nguyên Lê có mặt tại VN rất vất vả. Bởi riêng với Nguyên Lê, Jazz của ông không phải là sự ngẫu hứng mà rất phức tạp. Ông trung thành với bản phối và tổng phổ của mình.
Lần đầu tiên biểu diễn tại Việt Nam, violinist Khắc Quân cũng tỏ ra vô cùng háo hức và có sự chuẩn bị kĩ càng cho lần ra mắt của anh.
NS Huy Tuấn – NS Nguyên Lê – ca sĩ Tùng Dương
Êkip tham gia biểu diễn: Vilonist Khắc Quân, ban nhạc Anh Em, NS Nguyên Lê, ca sĩ Tùng Dương, nghệ sĩ Vân Ánh
Nguyên Lê: “Tôi chỉ nghe mà không nói được tiếng Việt”
Nghệ sỹ Nguyên Lê sinh ra tại Paris, là con trai của nhà sử học Lê Thành Khôi. Từ nhỏ, ông đã được nghe những bài ru và dân ca từ mẹ ông, cũng là một trí thức Hà Thành. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu học chơi trống, sau đó chuyển sang chơi guitar, và ông thừa nhận rằng guitar là niềm đam mê lớn của mình. Tốt nghiệp ngành Nghệ thuật Thị giác và Triết, ông đi theo con đường âm nhạc, lập nhóm Ultramarine để ra đĩa Dé, được báo Libération chọn là đĩa World Music hay nhất năm 1989 tại Pháp.
Là một trong những gương mặt quan trọng mang đẳng cấp quốc tế góp phần tạo nên một nền âm nhạc đương đại Pháp, Nguyên Lê đã cho ra đời hàng loạt album nhạc Jazz và World Music cực kì thành công. Trong số đó không thể không kể đến CD Tales from Vietnam (Những câu chuyện kể từ Việt Nam), tác phẩm đã mang lại cho ông tiếng vang lớn trên khắp thế giới và dành những giải thưởng quốc tế danh giá như Diapason d’Or, Choc du Monde de la Musique, Choc de I’année Jazzman, hạng nhì Jazzthing 96…
NS Nguyên Lê trong cuộc trò chuyện với PV VietNamNet
Sinh ra tại Paris, Nguyên Lê nói tiếng Việt đến năm 3 tuổi. Sau đó từ khi đi học, tiếp xúc với bạn bè ở trường ông bắt đầu chỉ nói tiếng Pháp. Vì cha mẹ ông vẫn nói tiếng Việt nên Nguyên Lê vẫn nghe được hội thoại tiếng Việt thông thường, trừ những đề tài khó như chính trị hay nghệ thuật. “Tôi chỉ nghe mà không nói được tiếng Việt” - ông bùi ngùi.
“Đây là sự ngại ngùng rất lớn của tôi – nhạc sĩ tâm sự - vì thế, tôi đi sâu vào âm nhạc Việt Nam để bù đắp cho sự thiếu hụt của mình”.
Từng phát biểu với giới truyền thông Pháp,“Tôi nghiên cứu và làm nhạc Jazz, song vì Jazz không phải là tài sản của chúng tôi (ý ông đề cập đến nước Pháp và Châu Phi – PV), nên tôi không có nhiệm vụ bảo tồn. Có nghĩa là tôi có quyền dùng Jazz để làm nên thứ của riêng tôi. Chúng ta nên biết cách vượt qua những ranh giới để làm ra thứ âm nhạc chưa biết, chưa từng có trên đời”...
Nhưng khi phóng viên VietNamNet nhắc lại với ông về điều này, và đặt câu hỏi “Vậy ông có tự đặt ra cho mình nhiệm vụ bảo tồn âm nhạc Việt Nam không, mà ông lại đưa vào những sáng tác của mình nhiều âm nhạc Việt Nam đến thế?” Người nghệ sĩ Jazz/Worldmusic nổi tiếng đã mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ bảo tồn âm nhạc Việt Nam”.
Một số tác phẩm của Nguyên Lê:
Nguyên Lê và nghệ sĩ Hương Thanh trong tác phẩm "Fragile Beauty" (Vẻ đẹp mong manh)
Một tác phẩm Jazz của Nguyên Lê - "La Parfum" (trong album Three Trios)
• Hồ Hương Giang
Ảnh: Minh Trần