- “Tôi tin rằng trong tim mỗi người đều có hình ảnh và tình yêu dành cho biển đảo quê hương…đó là điều thôi thúc tự nhiên”, ca sĩ Đức Tuấn.
Sinh ra và lớn lên ở miền sông nước An Giang, ký ức đầu tiên về biển của nam ca sĩ sinh năm 1980 là vào năm 3 tuổi, được cha mẹ dắt đi chơi. “Cảm giác vừa rất sợ vừa thích thú. Kể từ đó, biển luôn là nơi tôi thích đến. Tôi yêu biển vì nó mang lại nhiều cảm xúc”, giọng ca nổi tiếng ở dòng nhạc pop mang phong cách bán cổ điển chia sẻ với VietNamNet.
Điều thôi thúc tự nhiên
Đĩa nhạc mới nhất của anh “Bây giờ…biển mùa đông” mang chủ đề về biển. Tình yêu với biển là cơ duyên đưa anh tới đĩa nhạc này?
- Khi nhạc sĩ Dương Thụ đề nghị với tôi một đĩa hát nhạc của ông và biển là một trong những chủ đề, tôi gật đầu ngay. Đĩa nhạc là sự dung hòa cảm xúc giữa ba con người: nhạc sĩ sáng tác Dương Thụ - nhạc sĩ hòa âm Anh Quân và tôi. Giống như biển, âm nhạc của ông có nhiều cảm xúc ẩn giấu. Chẳng hạn như bài hát chủ đề “Bây giờ…biển mùa đông” với ca từ và giai điệu rất đẹp. Tôi thích nó vì sự lãng mạn, sâu thẳm về một tình yêu đẹp vừa mất đi, nhưng không phải mất tất cả, mà khiến chúng ta biết sống tốt hơn, không bế tắc và tuyệt vọng.
Trong bối cảnh cả nước cùng hướng về biển, đảo quê hương trong tiếng gọi bảo vệ sự toàn vẹn cương thổ, cảm xúc của anh thế nào?
- Vấn đề này đang nóng hổi. Là một ca sĩ thuộc thế hệ 8X, tôi đang cảm nhận người Việt chưa bao giờ đoàn kết và yêu nước đến vậy. Không chỉ nghệ sĩ, tôi tin trong tim mỗi người đều có hình ảnh và tình yêu dành cho biển đảo quê hương. Tôi muốn được góp phần nào đó cho việc xây dựng biển đảo quê hương. Đó là điều thôi thúc tự nhiên, bởi đã là công dân Việt Nam, ai cũng đều muốn làm việc này. Khi còn là sinh viên, tôi hoạt động công tác xã hội và các chiến dịch tình nguyện rất nhiều. Giờ đã là ca sĩ chuyên nghiệp, bằng chuyên môn của mình, tôi đã và sẽ vẫn sẵn sàng tham gia các chương trình nhằm khơi dậy tình yêu biển đảo bằng âm nhạc.
Sau chặng đường với nhạc sĩ Dương Thụ và đĩa nhạc về biển, anh có thể cho biết về con đường âm nhạc sắp tới của anh?
- Năm nay, tôi sẽ làm một đĩa tổng hợp, gồm những ca khúc tôi đã hát bên ngoài rất nhiều theo yêu cầu nhưng chưa một lần ghi âm, cũng như một số bài mới. Chẳng hạn như bài Sắc màu của nhạc sĩ Trần Tiến, tôi đã hát từ thời sinh viên. Hay bài Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng, tôi hát trên truyền hình trước khi thành ca sĩ chuyên nghiệp. Rồi bài Xanh bạc mái đầu, tôi hát trong nhạc phim Áo lụa Hà Đông. Tôi cũng sẽ hệ thống và phát hành lại những đĩa trước đây của tôi với chất lượng cao hơn, coi như kỷ niệm 10 năm đi hát. Ngoài ra là CD và liveshow nhạc Phạm Duy.
Con đường âm nhạc bán cổ điển
Mười năm ca hát, anh đã có 12 đĩa nhạc đặt lên kệ. Với anh, chúng nhiều hay ít?
- Tôi chỉ làm cái tôi thích, nên nếu xét về phương diện thị trường, có thể là nhiều, nhưng để thỏa mãn cho bản thân thì chưa đủ. Mười năm rất lạ, tôi sẽ kiên định theo con đường classic pop mà không bàn cãi gì. Trong đầu, tôi hiện đã biên tập và lên ý tưởng thiết kế cho ít nhất 10 đĩa nhạc nữa, trong đó có một đĩa nhạc Trịnh.
Anh sẽ nói gì khi ai đó cho rằng anh đang ăn theo những hào quang cũ để tạo danh tiếng cho mình. Chẳng hạn như việc hát nhạc Phạm Duy, có người nói anh chưa đủ trải nghiệm để hát lên những ca từ sâu sắc của ông?
- Tôi không quan tâm. Nếu chăm bẵm việc hát theo những gì mà người khác muốn nghe, tức là tôi đã không chân thật với mình. Còn về trải nghiệm, tuổi 30 bây giờ rất khác với tuổi 30 ngày xưa bởi cuộc sống nhanh hơn rất nhiều, cảm nhận khác, sự rung động cũng khác. Nên thật vô lý khi nói thế. Có khán giả chọn nghe Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy và cũng có khán giả lại chọn tôi để nghe nhạc của ông. Hơn nữa, nhạc Phạm Duy rất phù hợp với phong cách mà tôi lựa chọn, bởi ca từ đẹp, sâu sắc, tính kịch trong âm nhạc cao.
Bản thân tôi chưa bao giờ giới hạn mình ở dòng nhạc hay âm nhạc của nhạc sĩ nào. Nhưng khi đã chọn, chắc chắn tôi sẽ hát một cách “rất Đức Tuấn”. Tôi không bảo thủ mà thích sự giao thoa, mà cụ thể là sự giao thoa giữa dàn nhạc cổ điển với những yếu tố đương đại trong cách hát, cách dàn dựng âm nhạc… rất thú vị, mang tính giải trí cao.
Có vẻ anh là ca sĩ biết cách tiếp thị âm nhạc của mình…
- Tôi lựa chọn âm nhạc không theo thị trường nhưng tôi biết làm cho thị trường thích sản phẩm tôi làm ra. Nhưng vấn đề là tôi cần làm những người đồng cảm với âm nhạc của tôi biết tới sản phẩm đó. Tôi nói thẳng, nếu không biết cách tiếp thị sản phẩm của mình, đó là một nghệ sĩ lỗi thời. Nghệ thuật phải có người thưởng thức. Tôi không chạy theo số đông, nhưng tôi biết khán giả của mình ở đâu và tìm đến họ để chia sẻ. Do vậy, tôi coi âm nhạc cũng là một sản phẩm theo cơ chế thị trường. Mà thị trường thì rộng lắm, quá rộng so với một mức cung. Tôi xác định được cái tôi thích và tôi làm điều mình thích.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Khải Trí
Ảnh: Đại Ngô
Đức Tuấn bức xúc vì bị mạt sát bất ngờ
Đức Tuấn vừa khóc vừa hát nhạc Phạm Duy
Đức Tuấn: Người đàng hoàng chẳng ai ghét tôi!
Đức Tuấn không nổi đóa khi bị nghi ngờ giới tính
“Việt Nam muôn năm” - Bản hùng ca vang vọng mãi
Từ đảo xa cất lên tiếng gọi "Việt Nam ơi"
Đức Tuấn vừa khóc vừa hát nhạc Phạm Duy
Đức Tuấn: Người đàng hoàng chẳng ai ghét tôi!
Đức Tuấn không nổi đóa khi bị nghi ngờ giới tính
“Việt Nam muôn năm” - Bản hùng ca vang vọng mãi
Từ đảo xa cất lên tiếng gọi "Việt Nam ơi"
Sinh ra và lớn lên ở miền sông nước An Giang, ký ức đầu tiên về biển của nam ca sĩ sinh năm 1980 là vào năm 3 tuổi, được cha mẹ dắt đi chơi. “Cảm giác vừa rất sợ vừa thích thú. Kể từ đó, biển luôn là nơi tôi thích đến. Tôi yêu biển vì nó mang lại nhiều cảm xúc”, giọng ca nổi tiếng ở dòng nhạc pop mang phong cách bán cổ điển chia sẻ với VietNamNet.
Điều thôi thúc tự nhiên
Đĩa nhạc mới nhất của anh “Bây giờ…biển mùa đông” mang chủ đề về biển. Tình yêu với biển là cơ duyên đưa anh tới đĩa nhạc này?
- Khi nhạc sĩ Dương Thụ đề nghị với tôi một đĩa hát nhạc của ông và biển là một trong những chủ đề, tôi gật đầu ngay. Đĩa nhạc là sự dung hòa cảm xúc giữa ba con người: nhạc sĩ sáng tác Dương Thụ - nhạc sĩ hòa âm Anh Quân và tôi. Giống như biển, âm nhạc của ông có nhiều cảm xúc ẩn giấu. Chẳng hạn như bài hát chủ đề “Bây giờ…biển mùa đông” với ca từ và giai điệu rất đẹp. Tôi thích nó vì sự lãng mạn, sâu thẳm về một tình yêu đẹp vừa mất đi, nhưng không phải mất tất cả, mà khiến chúng ta biết sống tốt hơn, không bế tắc và tuyệt vọng.
Trong bối cảnh cả nước cùng hướng về biển, đảo quê hương trong tiếng gọi bảo vệ sự toàn vẹn cương thổ, cảm xúc của anh thế nào?
- Vấn đề này đang nóng hổi. Là một ca sĩ thuộc thế hệ 8X, tôi đang cảm nhận người Việt chưa bao giờ đoàn kết và yêu nước đến vậy. Không chỉ nghệ sĩ, tôi tin trong tim mỗi người đều có hình ảnh và tình yêu dành cho biển đảo quê hương. Tôi muốn được góp phần nào đó cho việc xây dựng biển đảo quê hương. Đó là điều thôi thúc tự nhiên, bởi đã là công dân Việt Nam, ai cũng đều muốn làm việc này. Khi còn là sinh viên, tôi hoạt động công tác xã hội và các chiến dịch tình nguyện rất nhiều. Giờ đã là ca sĩ chuyên nghiệp, bằng chuyên môn của mình, tôi đã và sẽ vẫn sẵn sàng tham gia các chương trình nhằm khơi dậy tình yêu biển đảo bằng âm nhạc.
Sau chặng đường với nhạc sĩ Dương Thụ và đĩa nhạc về biển, anh có thể cho biết về con đường âm nhạc sắp tới của anh?
- Năm nay, tôi sẽ làm một đĩa tổng hợp, gồm những ca khúc tôi đã hát bên ngoài rất nhiều theo yêu cầu nhưng chưa một lần ghi âm, cũng như một số bài mới. Chẳng hạn như bài Sắc màu của nhạc sĩ Trần Tiến, tôi đã hát từ thời sinh viên. Hay bài Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng, tôi hát trên truyền hình trước khi thành ca sĩ chuyên nghiệp. Rồi bài Xanh bạc mái đầu, tôi hát trong nhạc phim Áo lụa Hà Đông. Tôi cũng sẽ hệ thống và phát hành lại những đĩa trước đây của tôi với chất lượng cao hơn, coi như kỷ niệm 10 năm đi hát. Ngoài ra là CD và liveshow nhạc Phạm Duy.
Con đường âm nhạc bán cổ điển
Mười năm ca hát, anh đã có 12 đĩa nhạc đặt lên kệ. Với anh, chúng nhiều hay ít?
- Tôi chỉ làm cái tôi thích, nên nếu xét về phương diện thị trường, có thể là nhiều, nhưng để thỏa mãn cho bản thân thì chưa đủ. Mười năm rất lạ, tôi sẽ kiên định theo con đường classic pop mà không bàn cãi gì. Trong đầu, tôi hiện đã biên tập và lên ý tưởng thiết kế cho ít nhất 10 đĩa nhạc nữa, trong đó có một đĩa nhạc Trịnh.
Anh sẽ nói gì khi ai đó cho rằng anh đang ăn theo những hào quang cũ để tạo danh tiếng cho mình. Chẳng hạn như việc hát nhạc Phạm Duy, có người nói anh chưa đủ trải nghiệm để hát lên những ca từ sâu sắc của ông?
- Tôi không quan tâm. Nếu chăm bẵm việc hát theo những gì mà người khác muốn nghe, tức là tôi đã không chân thật với mình. Còn về trải nghiệm, tuổi 30 bây giờ rất khác với tuổi 30 ngày xưa bởi cuộc sống nhanh hơn rất nhiều, cảm nhận khác, sự rung động cũng khác. Nên thật vô lý khi nói thế. Có khán giả chọn nghe Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy và cũng có khán giả lại chọn tôi để nghe nhạc của ông. Hơn nữa, nhạc Phạm Duy rất phù hợp với phong cách mà tôi lựa chọn, bởi ca từ đẹp, sâu sắc, tính kịch trong âm nhạc cao.
Bản thân tôi chưa bao giờ giới hạn mình ở dòng nhạc hay âm nhạc của nhạc sĩ nào. Nhưng khi đã chọn, chắc chắn tôi sẽ hát một cách “rất Đức Tuấn”. Tôi không bảo thủ mà thích sự giao thoa, mà cụ thể là sự giao thoa giữa dàn nhạc cổ điển với những yếu tố đương đại trong cách hát, cách dàn dựng âm nhạc… rất thú vị, mang tính giải trí cao.
Có vẻ anh là ca sĩ biết cách tiếp thị âm nhạc của mình…
- Tôi lựa chọn âm nhạc không theo thị trường nhưng tôi biết làm cho thị trường thích sản phẩm tôi làm ra. Nhưng vấn đề là tôi cần làm những người đồng cảm với âm nhạc của tôi biết tới sản phẩm đó. Tôi nói thẳng, nếu không biết cách tiếp thị sản phẩm của mình, đó là một nghệ sĩ lỗi thời. Nghệ thuật phải có người thưởng thức. Tôi không chạy theo số đông, nhưng tôi biết khán giả của mình ở đâu và tìm đến họ để chia sẻ. Do vậy, tôi coi âm nhạc cũng là một sản phẩm theo cơ chế thị trường. Mà thị trường thì rộng lắm, quá rộng so với một mức cung. Tôi xác định được cái tôi thích và tôi làm điều mình thích.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Khải Trí
Ảnh: Đại Ngô