- Sáng sớm cuối thu, đọc được bài “Tính cách người Việt hiện đại màu gì?” của anh Lê Thiết Cương, như thấy mình tìm được một người đồng cảm.

Họa sĩ Lê Thiết Cương thì tôi biết tiếng, nhưng cụ thể anh vẽ tranh gì và như thế nào thì cũng không biết. Hôm nay tình cờ đọc được bài này thấy sự đồng cảm và tò mò về anh Lê Thiết Cương hơn.

Về quan điểm người Việt Nam không có triết học, tôi cũng không rõ anh Cương đang muốn hàm ý điều gì ? Người Việt Nam không có triết gia nổi tiếng có tư tưởng có ảnh hưởng rộng lớn, hay là bản thân trong mỗi con người Việt Nam cũng không có triết học? Đây là vấn đề cần trao đổi thật nhiều thì mới có câu trả lời đúng đắn được.

Nụ cười Việt Nam

Gần đây khi thế giới trao giải Nobel, một số bài viết nhắc tới việc tại sao người gốc Do Thái với lượng dân số khoảng 20 triệu mà lại có nhiều giải Nobel đến vậy ? (cứ tạm thời coi giải Nobel là đỉnh cao khoa học của loài người), tại sao lại như vậy? Theo tôi suy đoán thì phải chăng là: do người Do Thái họ có niềm tin và triết học rất rõ ràng.

Họ tin. Và niềm tin không thay đổi hàng nghìn năm. Đó không phải là động lực quá lớn để họ nghiên cứu phát minh và phát hiện ra những khoa học mới hay sao? Vì họ muốn tìm hiểu chúa trời, muốn đến gần với chúa trời.

Về quan điểm của anh Cương: Người Việt chỉ hợp với những gì bé bé, xinh xinh ... tôi cũng chưa rõ anh muốn hàm ý đến một triết học của riêng anh hay là nhận xét chủ quan của anh về người Việt nói chung. Theo tôi nếu nhìn từ thực tế xã hội đương đại bây giờ thì tôi thấy điều anh Cương nói chưa đúng, không đúng ... mặc dù tôi rất muốn xác tín rằng điều anh nói là đúng.

Tôi đã và đang suy nghĩ nhiều về vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam theo hướng nào? Hiện tại, VN chưa có quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp mũi nhọn. Nhà máy, khu công nghiệp thì cứ mọc lên, rồi lấy đất của dân để đấy rất lãng phí nguồn lực, nhưng công nghiệp cũng chưa biết sẽ đi về đâu ?

Sắc màu Việt Nam

Nếu điều anh Cương nói là đúng thì tôi rất mừng, muốn tin là như vậy nhưng chưa tin được. Nếu có thể tôi rất muốn trao đổi với anh Cương về vấn đề này để anh Cương cho tôi niềm tin rằng người Việt chỉ thích hợp với những gì bé bé, xinh xinh. 

Nguyễn Trần Phương (độc giả)

Người Việt có nhiều tính cách nên không thể kể tên hết các màu sắc được. Theo tôi màu của tính cách Việt hầu hết là màu xám nhạt. Màu xám của trời sắp mưa. Màu này hơi lạnh một chút vì người Việt thường có tư tưởng an phận thủ thường nên không thể chọn màu nóng vì chúng có sức ảnh hưởng đến người khác, người Việt không muốn dính vô phiền phức với ai.

Nói như vậy người ta sẽ nói người Việt nên có màu lạnh như màu xanh dương (không thể là màu xanh lá vì màu xanh lá yêu thiên nhiên trong khi nạn trộm chó ở khắp nơi, chim trời thì bị bắt bán tự do, còn một vài cá nhân có ít tiền sang tận Châu Phi cưa sừng tê giác...)

Màu xanh dương ôn hòa hơn yêu hòa bình hơn nhưng là màu sắc của dân chủ, của tiếng nói của một người được nhiều người biết đến, màu xanh của biển là màu xanh của khoan dung rộng lượng của tha thứ và kết nạp mọi thành phần vào trong cuộc sống của mình để cuộc sống đầy đủ và phong phú.

Nhưng chỉ có chưa đến phân nửa người Việt có màu này. Người Việt có màu xanh thường rất ít, họ là những người làm nghệ thuật, những người đồng tính chưa được công nhận, của những người tự do đấu tranh cho công bằng và dân chủ.

Màu của tình yêu và sức lao động

Theo tôi người Việt nên có màu này. Rất ít ai thích màu đỏ chóe vì như những cô cậu xì tin hót boy hot girl thích làm nổi trên đường. Màu đỏ còn là màu của máu của lửa của những đấu tranh trả giá đắt, của hi sinh của sức nóng khiến người ta bị thiêu đốt không thể không khuất phục. Tôi không thích màu đỏ lắm dù nó là màu trên đôi môi cô gái...

Người Việt màu vàng cũng không đúng chỉ có vôi trên những tòa nhà cũ mới màu vàng, màu vàng của chiếc lá mùa thu, của những khô héo đã trôi qua, chờ đợi một mùa xuân mới. Người Việt thực tế có màu xám màu xám lạnh nhạt nhưng khi màu xám đã ra đi giống như trời đổ mưa xong thì màu xanh của nền trời sẽ xuất hiện. Người Việt sẽ yêu màu xanh thôi. Ai ra trước biển nhìn thấy màu xanh mà không đắm mình vào biển chứ...

Đức Tuệ (độc giả)