- Sự lưỡng lự giữa thái cực lịch sử và hư cấu khiến câu chuyện tranh đoạt bức huyết thư tiết lộ sự thật vụ án Lệ Chi viên chưa thật trọn vẹn. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì là đạo diễn Victor Vũ đã làm được một phim võ hiệp kỳ tình “made in Vietnam” tốt nhất trong khả năng hiện có của điện ảnh Việt.
Ngay khi tung ra những hình ảnh và đoạn phim quảng cáo đầu tiên, “Thiên mệnh anh hùng” đã không ngừng khuấy động tò mò của công chúng, bởi phim…đẹp quá, bay nhảy không thua kém gì các phim cùng thể loại của điện ảnh Hoa ngữ. Từ cú máy lao đi trên mặt nước xanh biếc, ẩn hiện những lao xao nguy hiểm dưới đáy, đến những sát thủ bịt mặt phi thân trên mái ngói hay vách tường rêu phong.
Giấc mơ đẹp về võ hiệp
Cách biểu đạt thẩm mỹ như vậy không nằm ngoài giấc mơ, sự tưởng tượng của những khán giả chìm đắm trong thế giới võ hiệp kỳ tình qua các tác phẩm văn học hay điện ảnh Hoa ngữ. Thậm chí, còn đạt được sự gần gũi lạ lùng bởi lần đầu tiên nó xảy ra ngay trong bối cảnh văn hóa – lịch sử Việt, với những nhân vật pha trộn giữa lịch sử có thật và hư cấu thuần túy.
Cũng không nằm ngoài mặc tưởng của số đông, thế giới võ hiệp của đạo diễn Victor Vũ có những cô gái giỏi võ nhưng không quên mình là phận nữ nhi, phải giữ phép “nam nữ thụ thụ bất thân”. Ngay cả khi bị trúng mũi tên tẩm độc. Có những cô gái lầu xanh thời Đại Việt (?) vẫy khăn mời gọi khách giang hồ. Có vị tôn sư võ công cao cường, náu thân nơi cửa Phật để lánh đi những hỗn mang của trần thế. Có phận nam tử phải đứng lên nhận lãnh số mệnh đã được định đoạt và cuối cùng lựa chọn thế đứng về phía lợi ích cộng đồng…
Để thổi vào bộ phim hơi thở võ hiệp, đạo diễn đã sử dụng phần lớn số tiền đầu tư kỷ lục 25 tỷ đồng cho việc hóa trang, đạo cụ, phục trang, kỹ xảo…để dàn dựng rất nhiều cuộc chiến đấu trải dài đầy gay cấn từ đầu đến kết phim. Dưới chỉ đạo hành động của Johnny Trí Nguyễn, dàn diễn viên trẻ tỏ ra rất nỗ lực và lăn xả cho lần đầu đóng phim võ hiệp.
Có thể nói, những màn võ thuật, bay nhảy khá đẹp và bắt mắt, cuốn hút người xem về tổng thể. Nhưng vì nghiêng về cách này nên bộ phim đã bỏ qua nỗ lực phối nhịp hài hòa với các cận cảnh va chạm vật lý để chúng trở nên đáng tin hơn. Đạo diễn đã thuê rất nhiều diễn viên quần chúng đóng vai quân lính để tạo chiều sâu cho những cảnh chiến đấu, nhưng phần lớn công việc của họ chỉ là đứng đúng chỗ và… quan sát.
Thận trọng với lịch sử
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất ở “Thiên mệnh anh hùng” là cách nó đã xây dựng câu chuyện phiêu lưu võ hiệp kỳ tình thuần túy hư cấu bằng cách vịn vào một sự kiện lịch sử có thật về thảm án Lệ Chi viên. Tiểu thuyết “Nguyễn Trãi tập 2 – Bức huyết thư” của nhà văn Bùi Anh Tấn đã cung cấp một ý tưởng tuyệt vời về câu chuyện hư cấu đi tìm lời giải đáp: Đâu là sự thật trong cái chết của vua Lê Thái Tông, dẫn tới án tru di tam tộc gia đình Nguyễn Trãi.
Đặt bối cảnh vào những năm sau vụ án Lệ Chi viên (năm 1442), bộ phim kể câu chuyện về chàng trai Nguyên Vũ (Huỳnh Đông đóng), một hậu duệ còn sống sót của gia tộc Nguyễn Trãi lên đường đi tìm sự thật đằng sau vụ án để minh oan cho dòng họ. Kịch bản do bộ ba Hồng Phúc, Đoàn Nhật Nam và Victor Vũ chắp bút cho thấy sự cố gắng cân bằng giữa một bên là sự trung thành với sự kiện lịch sử nổi tiếng, nhiều kỳ bí và kịch tính,;và một bên là thủ pháp hư cấu để bộ phim có được chất phiêu lưu, võ hiệp kỳ tình.
Với tâm thế thận trọng với lịch sử để tránh đi những tranh cãi, bộ phim kể lại một phần những gì mà lịch sử đã viết về vụ án. Sức ép (vô hình) của dư luận đối với phim có yếu tố lịch sử rõ ràng chưa cho phép người làm phim có thể sáng tạo một tưởng tượng bay bổng kiểu như Tào Tháo dám mạo hiểm cơ đồ của mình chỉ vì một chén trà của Tiểu Kiều… mà điện ảnh Hoa ngữ đã làm. Nhưng cũng chính tâm thế này đã hạn chế khá nhiều sức mạnh hư cấu. Cuộc tranh đoạt bức huyết thư – được đồn là do một vị thái giám hầu vua viết về sự thật vụ án trước khi chết – không giàu chất trinh thám như mong đợi. Những gì được viết trong bức thư rõ ràng đến mức sau rất nhiều gian khổ để đoạt được, Nguyên Vũ chẳng buồn bận tâm mở ngay ra xem.
Khi bức huyết thư gần như không đóng vai trò “tiết lộ sự thật” mà được sử dụng một công cụ quan trọng cho việc tranh giành và trấn giữ quyền lực, cuộc phiêu lưu của Nguyên Vũ khá lạc lối và chẳng biết phải làm gì kế tiếp. Do vậy, sự lựa chọn cuối cùng của nhân vật dù gửi đi thông điệp “oan oan tương báo, dĩ hận miên miên” rất rõ ràng, nhưng hơi thiếu thuyết phục.
Dù còn những yếu tố chưa thật trọn vẹn như trên, nhưng trên tất cả, có lẽ cần phải ghi nhận nỗ lực của đạo diễn Victor Vũ và ekip làm phim đã sáng tạo một bộ phim tử tế, sạch sẽ và đúng chất võ hiệp. Gần 100 ngày quay cho khoảng 100 phút phim là điều mà đến nay chưa phim Việt nào làm được. Victor Vũ đã chắt lọc những gì tốt nhất mà anh có thể. Bằng chứng là gần 30 phút phim, tương đương với khoảng 2 tuần quay, bị cắt bỏ để bộ phim xúc tích, hấp dẫn và nổi bật chủ đề hơn.
Minh Chánh
Cận cảnh siêu phẩm 25 tỷ “Thiên mệnh anh hùng”
“Mâm cỗ” phim Tết: Chiều người lớn, quên trẻ em
Phim Tết: Hết chọc cười lại dọa ma
“Mâm cỗ” phim Tết: Chiều người lớn, quên trẻ em
Phim Tết: Hết chọc cười lại dọa ma
Thắng cảnh Hoa Lư – Ninh Bình đã mang lại cho bộ phim "Thiên mệnh anh hùng" những hình rất đẹp và thuần Việt |
Ngay khi tung ra những hình ảnh và đoạn phim quảng cáo đầu tiên, “Thiên mệnh anh hùng” đã không ngừng khuấy động tò mò của công chúng, bởi phim…đẹp quá, bay nhảy không thua kém gì các phim cùng thể loại của điện ảnh Hoa ngữ. Từ cú máy lao đi trên mặt nước xanh biếc, ẩn hiện những lao xao nguy hiểm dưới đáy, đến những sát thủ bịt mặt phi thân trên mái ngói hay vách tường rêu phong.
Giấc mơ đẹp về võ hiệp
Cách biểu đạt thẩm mỹ như vậy không nằm ngoài giấc mơ, sự tưởng tượng của những khán giả chìm đắm trong thế giới võ hiệp kỳ tình qua các tác phẩm văn học hay điện ảnh Hoa ngữ. Thậm chí, còn đạt được sự gần gũi lạ lùng bởi lần đầu tiên nó xảy ra ngay trong bối cảnh văn hóa – lịch sử Việt, với những nhân vật pha trộn giữa lịch sử có thật và hư cấu thuần túy.
Cũng không nằm ngoài mặc tưởng của số đông, thế giới võ hiệp của đạo diễn Victor Vũ có những cô gái giỏi võ nhưng không quên mình là phận nữ nhi, phải giữ phép “nam nữ thụ thụ bất thân”. Ngay cả khi bị trúng mũi tên tẩm độc. Có những cô gái lầu xanh thời Đại Việt (?) vẫy khăn mời gọi khách giang hồ. Có vị tôn sư võ công cao cường, náu thân nơi cửa Phật để lánh đi những hỗn mang của trần thế. Có phận nam tử phải đứng lên nhận lãnh số mệnh đã được định đoạt và cuối cùng lựa chọn thế đứng về phía lợi ích cộng đồng…
Khương Ngọc và Huỳnh Đông nằm trong dàn diễn viên trẻ rất nỗ lực và lăn xả cho lần đầu đóng phim võ hiệp |
Để thổi vào bộ phim hơi thở võ hiệp, đạo diễn đã sử dụng phần lớn số tiền đầu tư kỷ lục 25 tỷ đồng cho việc hóa trang, đạo cụ, phục trang, kỹ xảo…để dàn dựng rất nhiều cuộc chiến đấu trải dài đầy gay cấn từ đầu đến kết phim. Dưới chỉ đạo hành động của Johnny Trí Nguyễn, dàn diễn viên trẻ tỏ ra rất nỗ lực và lăn xả cho lần đầu đóng phim võ hiệp.
Có thể nói, những màn võ thuật, bay nhảy khá đẹp và bắt mắt, cuốn hút người xem về tổng thể. Nhưng vì nghiêng về cách này nên bộ phim đã bỏ qua nỗ lực phối nhịp hài hòa với các cận cảnh va chạm vật lý để chúng trở nên đáng tin hơn. Đạo diễn đã thuê rất nhiều diễn viên quần chúng đóng vai quân lính để tạo chiều sâu cho những cảnh chiến đấu, nhưng phần lớn công việc của họ chỉ là đứng đúng chỗ và… quan sát.
Thận trọng với lịch sử
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất ở “Thiên mệnh anh hùng” là cách nó đã xây dựng câu chuyện phiêu lưu võ hiệp kỳ tình thuần túy hư cấu bằng cách vịn vào một sự kiện lịch sử có thật về thảm án Lệ Chi viên. Tiểu thuyết “Nguyễn Trãi tập 2 – Bức huyết thư” của nhà văn Bùi Anh Tấn đã cung cấp một ý tưởng tuyệt vời về câu chuyện hư cấu đi tìm lời giải đáp: Đâu là sự thật trong cái chết của vua Lê Thái Tông, dẫn tới án tru di tam tộc gia đình Nguyễn Trãi.
Gần 100 ngày quay cho khoảng 100 phút phim, đạo diễn Victor Vũ và ekip làm phim đã có nhiều nỗ lực để cho ra đời một bộ phim tử tế, sạch sẽ |
Đặt bối cảnh vào những năm sau vụ án Lệ Chi viên (năm 1442), bộ phim kể câu chuyện về chàng trai Nguyên Vũ (Huỳnh Đông đóng), một hậu duệ còn sống sót của gia tộc Nguyễn Trãi lên đường đi tìm sự thật đằng sau vụ án để minh oan cho dòng họ. Kịch bản do bộ ba Hồng Phúc, Đoàn Nhật Nam và Victor Vũ chắp bút cho thấy sự cố gắng cân bằng giữa một bên là sự trung thành với sự kiện lịch sử nổi tiếng, nhiều kỳ bí và kịch tính,;và một bên là thủ pháp hư cấu để bộ phim có được chất phiêu lưu, võ hiệp kỳ tình.
Với tâm thế thận trọng với lịch sử để tránh đi những tranh cãi, bộ phim kể lại một phần những gì mà lịch sử đã viết về vụ án. Sức ép (vô hình) của dư luận đối với phim có yếu tố lịch sử rõ ràng chưa cho phép người làm phim có thể sáng tạo một tưởng tượng bay bổng kiểu như Tào Tháo dám mạo hiểm cơ đồ của mình chỉ vì một chén trà của Tiểu Kiều… mà điện ảnh Hoa ngữ đã làm. Nhưng cũng chính tâm thế này đã hạn chế khá nhiều sức mạnh hư cấu. Cuộc tranh đoạt bức huyết thư – được đồn là do một vị thái giám hầu vua viết về sự thật vụ án trước khi chết – không giàu chất trinh thám như mong đợi. Những gì được viết trong bức thư rõ ràng đến mức sau rất nhiều gian khổ để đoạt được, Nguyên Vũ chẳng buồn bận tâm mở ngay ra xem.
Khi bức huyết thư gần như không đóng vai trò “tiết lộ sự thật” mà được sử dụng một công cụ quan trọng cho việc tranh giành và trấn giữ quyền lực, cuộc phiêu lưu của Nguyên Vũ khá lạc lối và chẳng biết phải làm gì kế tiếp. Do vậy, sự lựa chọn cuối cùng của nhân vật dù gửi đi thông điệp “oan oan tương báo, dĩ hận miên miên” rất rõ ràng, nhưng hơi thiếu thuyết phục.
Dù còn những yếu tố chưa thật trọn vẹn như trên, nhưng trên tất cả, có lẽ cần phải ghi nhận nỗ lực của đạo diễn Victor Vũ và ekip làm phim đã sáng tạo một bộ phim tử tế, sạch sẽ và đúng chất võ hiệp. Gần 100 ngày quay cho khoảng 100 phút phim là điều mà đến nay chưa phim Việt nào làm được. Victor Vũ đã chắt lọc những gì tốt nhất mà anh có thể. Bằng chứng là gần 30 phút phim, tương đương với khoảng 2 tuần quay, bị cắt bỏ để bộ phim xúc tích, hấp dẫn và nổi bật chủ đề hơn.
Minh Chánh