- Trẻ trung, năng động thế nhưng vẫn không làm mất đi những giá trị xưa cũ, đó chính là nét đặc biệt của phố ông đồ giữa lòng thành phố mang tên Bác.


Như mọi năm, CLB Thư pháp chữ Việt (thuộc Cung Văn hóa lao động TP HCM) lại mở ra một đoạn phố ông đồ ngay trước mặt tiền Cung văn hóa lao động với mục đích giao lưu cũng như bán và viết tặng chữ cho người dân dịp Tết Nhâm Thìn.

Dù đã là lần thứ 4 được tổ chức, thế nhưng hoạt động nhiều ý nghĩa này vẫn được đông đảo giới mê "chữ" của CLB ủng hộ nhiệt tình. Đoạn đường dài chưa đầy trăm mét bỗng chốc trở nên vô cùng náo nhiệt với hơn 20 sạp tre được kê cạnh nhau san sát.

Thành phần các "ông đồ" góp mặt nơi đây cũng rất đa dạng. Già có, trẻ có, nam có mà nữ cũng có. Một vài người trong số họ là những bậc tiền bối kỳ cựu, đã có hàng chục năm múa bút mài mực. Phần đông còn lại tương đối trẻ, thậm chí có người còn đang đi học. Tuy nhiên, chẳng vì thể mà giữa họ có sự phân biệt. Đến đây, tất cả đều là ông đồ, đều được thỏa niềm đam mê của mình với thư pháp.

So với phố ông đồ đã tồn tại nhiều năm bên hông Văn Miếu ở Hà Nội thì nơi đây không có được cái vẻ trầm mặc và cổ kính. Thay vào đó, người ta lại có thể dễ dàng cảm nhận thấy một không khí rất trẻ trung, năng động. Và dù trẻ trung, năng động là vậy, thế nhưng vẫn không làm mất đi những giá trị xưa cũ, đó chính là nét đặc biệt của phố ông đồ giữa lòng thành phố mang tên Bác.

Một góc phố ông đồ trước Cung van hóa lao động  
 
Bên cạnh sự có mặt của các "ông đồ" già, đã nhiều năm múa bút mài mực
 
 
Thì nơi đây cũng không thiếu những tay "chơi chữ" trẻ  
Họ tự tin thể hiện mình
Bởi chẳng có niềm đam mê nào bị ảnh hưởng bởi tuổi tác  
 
Nét bút khai xuân của một "ông đồ" trẻ
 
Một nhà cũng sư có mặt ở phố ông đồ 
Không "vẽ" chữ, một vài tay họa sĩ ký họa lại tranh thủ đến đây để kiếm thêm  
Đôi bạn trẻ đi tìm chữ ngày xuân.  
 
Cô gái trẻ háo hức chờ chữ 
 
 
Tin, ảnh: Linh Phạm