- Trung tâm dạy nghề nhân đạo, tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam (Trung tâm Linh Quang) ở một lối sâu hun hút của ngõ Linh Quang, phố Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội. Trung tâm là nơi học tập, sinh hoạt của hơn 130 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Nhân dịp tết Nhâm thìn đại diện báo VietNamNet đã đến trao quà tết và động viên những học trò đặc biệt ở đây.
Tin bài liên quan:
Ba tháng trước, Sùng A Pháo và Sùng A Lử vẫn là những đứa trẻ “người rừng”. Cha chúng có mặc cảm “mênh mông” với người đời và cuộc sống ngoài đời. Chúng ăn ở dưới vách đá, A Pháo trần truồng còn A Lử rách rưới… Cuộc sống của Pháo, Lử và người cha già như tách biệt khỏi thế giới văn minh.
Khi nghe tin về những con người khốn khổ ấy ông Trần Duyên Hải - Giám đốc Trung tâm đã quyết định đón Pháo, Lử và cha của các em về trung tâm chăm nom. Ngày mới đến, hai em trần truồng như nhộng, không biết nói được tiếng Kinh, nhìn cái gì cũng sợ… chỉ sau hơn 2 tháng ở Trung Tâm của thầy Hải thì Pháo và Lử đã biết nói, biết hát, sống hòa đồng với mọi người.
Sùng và Lử chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được đón về trung tâm. Cũng theo ông Hải thì tại trung tâm hiện nay còn có khoảng 130 trường hợp là các em nhỏ bị khuyết tật vận động, khuyết tật thần kinh, trẻ lang thang, trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cha mẹ ruồng bỏ đang học nghề, học chữ và sinh hoạt … Tết này có em ăn tết ở trung tâm, có em xin về nhà. Trung tâm có nguyện vọng tổ chức cho các em một cái tết đầy đủ.
Để trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đón một cái tết ấm, Báo VietNamNet đã quyết định trích từ Quỹ hỗ trợ bạn đọc 10 triệu đồng để trao quà cho trẻ nơi đây. Nhận được món quá này, ông Trần Duyên Hải bồi hồi nói: Từ trước đến nay Trung tâm và báo chí có sự hỗ trợ rất lớn qua nhau. Sự qua lại này như ân tình sâu nặng mà ông chỉ có thể nói cảm ơn và ghi nhớ trong lòng.
Khi đến trung tâm, chúng tôi thấy nhiều điều bất ngờ như một cái níu tay rất mạnh từ đứa trẻ 2 tuổi đòi được bế, những tiếng hát trẻ thơ ngây thơ loạn nhạc, những cái nhìn chăm chú với sự quan tâm của xã hội, những câu nói tủi phận được an ủi… bất ngờ ấy chúng tôi mang theo như nhắc nhớ đến những số phận đặc biệt cần được chia sẻ.
Tin bài liên quan:
Nhịn ăn sáng để dành tiền cứu người
"Tết này cha con tui đã có được bữa no"
Bác sĩ cho nghỉ ăn Tết mà không có Tết
Bạn đọc chia sẻ: Tôi mang ơn họ suốt đời
"Tết này cha con tui đã có được bữa no"
Bác sĩ cho nghỉ ăn Tết mà không có Tết
Bạn đọc chia sẻ: Tôi mang ơn họ suốt đời
Ba tháng trước, Sùng A Pháo và Sùng A Lử vẫn là những đứa trẻ “người rừng”. Cha chúng có mặc cảm “mênh mông” với người đời và cuộc sống ngoài đời. Chúng ăn ở dưới vách đá, A Pháo trần truồng còn A Lử rách rưới… Cuộc sống của Pháo, Lử và người cha già như tách biệt khỏi thế giới văn minh.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet trao tiền hỗ trợ trung tâm từ Quỹ hỗ trợ bạn đọc báo VietNamNet. |
Sùng và Lử chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được đón về trung tâm. Cũng theo ông Hải thì tại trung tâm hiện nay còn có khoảng 130 trường hợp là các em nhỏ bị khuyết tật vận động, khuyết tật thần kinh, trẻ lang thang, trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cha mẹ ruồng bỏ đang học nghề, học chữ và sinh hoạt … Tết này có em ăn tết ở trung tâm, có em xin về nhà. Trung tâm có nguyện vọng tổ chức cho các em một cái tết đầy đủ.
Các ca sĩ nhí của Trung tâm trổ tài ca hát… Em Sùng (7 tuổi, phía bên trái) nay đã được sống như người thường. |
Để trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đón một cái tết ấm, Báo VietNamNet đã quyết định trích từ Quỹ hỗ trợ bạn đọc 10 triệu đồng để trao quà cho trẻ nơi đây. Nhận được món quá này, ông Trần Duyên Hải bồi hồi nói: Từ trước đến nay Trung tâm và báo chí có sự hỗ trợ rất lớn qua nhau. Sự qua lại này như ân tình sâu nặng mà ông chỉ có thể nói cảm ơn và ghi nhớ trong lòng.
Khi đến trung tâm, chúng tôi thấy nhiều điều bất ngờ như một cái níu tay rất mạnh từ đứa trẻ 2 tuổi đòi được bế, những tiếng hát trẻ thơ ngây thơ loạn nhạc, những cái nhìn chăm chú với sự quan tâm của xã hội, những câu nói tủi phận được an ủi… bất ngờ ấy chúng tôi mang theo như nhắc nhớ đến những số phận đặc biệt cần được chia sẻ.
- T. Phan