- Cùng một cuốn sách nhưng có tới hai công ty của Việt Nam mua dịch, và được đối tác Trung Quốc cam đoan về một sự "độc quyền".
Hai công ty VN tranh chấp một tác phẩm dịch
Ngày 6/2 vừa qua, Công ty sách Đinh Tị gửi thông cáo báo chí đến một số tờ báo, thông tin về việc cuốn sách "Hủ nữ Gaga" được đơn vị này mua bản quyền từ Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang, Bắc Kinh - đã được Công ty cổ phần XYZ dịch và phát hành ra thị trường Việt Nam đầu tháng 2, mua bản quyền từ một công ty khác của Trung Quốc.
Tác phẩm tranh chấp bản quyền cùng phát hành ra thị trường vào tháng 2/2012 với 2 phiên bản - phiên bản của Đinh Tị (bên trái) vừa ra mắt vào ngày mùng 8, do NXB Văn học cấp phép, trong khi phiên bản của XYZ (bên phải) có mặt từ ngày 3/2, do NXB Hồng Đức cấp phép.
Đại diện phía Đinh Tị trong nỗ lực giành lại bản quyền phát hành cuốn sách này đã đưa ra Hợp đồng bản quyền kèm theo giấy uỷ quyền có chữ kí của tác giả Shuilan Jiao De Miao viết ngày 12/10/2011. Văn bản cho biết, tác giả đã kí độc quyền với đơn vị Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang kể trên, có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Như vậy có nghĩa là Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang là đơn vị duy nhất được phát hành và bán bản quyền cuốn sách ra nước ngoài, cụ thể là Việt Nam - và công ty Đinh Tị là đơn vị duy nhất tại VN được phép phát hành cuốn sách trong khoảng thời gian này.
Tuy nhiên khi phóng viên báo VietNamNet tiếp cận với phía Công ty cổ phần XYZ, công ty này cũng đưa ra một bản Hợp đồng tương tự, được kí với Công ty TNHH Beijing YueDuLi Culture từ ngày 24/12/2010.
Ông Nguyễn Đức Vinh, giám đốc điều hành XYZ khẳng định: "Sau khi nhận được thông tin qua điện thoại từ phía Đinh Tị, chúng tôi đã kiểm tra phía đối tác Trung Quốc và được họ cung cấp về thông tin ủy quyền của tác giả và cũng là độc quyền. Chúng tôi đã phát hành cuốn sách trong vòng 18 tháng kể từ ngày kí hợp đồng, đúng với các điều khoản đã nêu. Hợp đồng bản quyền của Đinh Tị còn được kí sau chúng tôi gần 1 năm. Như vậy chúng tôi rất đàng hoàng trong việc xuất bản cuốn sách".
Ông Vinh cho biết thêm, "Ngoài việc thông báo qua điện thoại, công ty Đinh Tị chưa hề có bất kì văn bản chính thức nào gửi sang phía XYZ mà chỉ gửi công văn sang NXB Hồng Đức, là đơn vị cấp phép phát hành. Vì vậy, cho đến hôm nay chúng tôi cũng chưa cần có trả lời chính thức nào dành cho họ, nếu có vấn đề về kiện cáo".
"Tai nạn thường tình khi làm việc với đối tác Trung Quốc"?
Ông Bùi Việt Bắc, - GĐ NXB Hồng Đức trần tình: "Trong sự việc này, có lẽ hai công ty VN đều là nạn nhân của phía đối tác Trung Quốc. Hợp đồng bản quyền và các hóa đơn chứng từ phía XYZ gửi đầy đủ nên việc cấp phép phát hành cuốn sách là đúng thủ tục pháp lý. Đối với sự việc như thế này, giải pháp tốt nhất cho 2 công ty VN là thương lượng".
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nếu có sai phạm từ phía đối tác Trung Quốc thì đơn vị nào sẽ bảo vệ quyền lợi cho các công ty sách Việt Nam trong việc mua bán bản quyền, ông Bắc nói: "Trách nhiệm này thuộc về phía Cục bản quyền. Tuy nhiên hiện tại các bên mua bản quyền tại Việt Nam chưa chịu ngồi với nhau để nhìn ra chân tướng sự việc thì rất khó có hướng giải quyết rõ ràng được."
Tham khảo thêm ý kiến của một chuyên viên giấu tên làm việc lâu năm trong ngành xuất bản, chị cho biết "Đây là tai nạn thường tình khi làm việc với đối tác Trung Quốc, họ không chuyên nghiệp như các NXB Anh, Pháp, Mỹ... Trước đây, một số công ty sách của VN từng gặp phải rủi ro tương tự và tình trạng này đã không phải chỉ xảy ra một lần".
Với những tranh chấp bản quyền như thế này, sẽ rất thiệt thòi cho các công ty Việt Nam khi mà thị phần - và kèm theo đó là lợi nhuận - dành cho tác phẩm bị buộc phải chia sẻ.
Một cán bộ giấu tên khác làm việc tại Cục bản quyền chia sẻ kinh nghiệm với những trường hợp tương tự đã: "Có thể sai phạm lại nằm ở phía tác giả. Thậm chí có trường hợp chủ thể gốc của tác phẩm lại ủy quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức nào đó bán bản quyền của mình; như vậy là qua tới 2 hoặc 3 khâu, rất phức tạp, thông thường phải có chứng từ ủy quyền để xác minh. Để tránh thiệt thòi, các nhà xuất bản phải rất thận trọng khi kí bản quyền, nhất là các sản phẩm có yếu tố nước ngoài"
Giải thưởng sách Việt Nam 2011: cũ và thiếu sáng tạo!
Sách lậu = ăn cắp công khai giữa ban ngày
Luật sư Trần Đình Triển: Phải xử lý hình sự tội in lậu
Đột phá sào huyệt in lậu giữa Hà Nội
Sách lậu = ăn cắp công khai giữa ban ngày
Luật sư Trần Đình Triển: Phải xử lý hình sự tội in lậu
Đột phá sào huyệt in lậu giữa Hà Nội
Hai công ty VN tranh chấp một tác phẩm dịch
Ngày 6/2 vừa qua, Công ty sách Đinh Tị gửi thông cáo báo chí đến một số tờ báo, thông tin về việc cuốn sách "Hủ nữ Gaga" được đơn vị này mua bản quyền từ Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang, Bắc Kinh - đã được Công ty cổ phần XYZ dịch và phát hành ra thị trường Việt Nam đầu tháng 2, mua bản quyền từ một công ty khác của Trung Quốc.
Tác phẩm tranh chấp bản quyền cùng phát hành ra thị trường vào tháng 2/2012 với 2 phiên bản - phiên bản của Đinh Tị (bên trái) vừa ra mắt vào ngày mùng 8, do NXB Văn học cấp phép, trong khi phiên bản của XYZ (bên phải) có mặt từ ngày 3/2, do NXB Hồng Đức cấp phép.
Hình bìa cuốn sách "Hủ nữ Gaga" của Đinh Tị (bên trái) và của XYZ (bên phải) |
Đại diện phía Đinh Tị trong nỗ lực giành lại bản quyền phát hành cuốn sách này đã đưa ra Hợp đồng bản quyền kèm theo giấy uỷ quyền có chữ kí của tác giả Shuilan Jiao De Miao viết ngày 12/10/2011. Văn bản cho biết, tác giả đã kí độc quyền với đơn vị Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang kể trên, có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Như vậy có nghĩa là Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang là đơn vị duy nhất được phát hành và bán bản quyền cuốn sách ra nước ngoài, cụ thể là Việt Nam - và công ty Đinh Tị là đơn vị duy nhất tại VN được phép phát hành cuốn sách trong khoảng thời gian này.
Hợp đồng của công ty Đinh Tị và Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang, ngày12/10/2011 |
Ủy quyền của tác giả cho Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật mạng Tấn Giang |
Tuy nhiên khi phóng viên báo VietNamNet tiếp cận với phía Công ty cổ phần XYZ, công ty này cũng đưa ra một bản Hợp đồng tương tự, được kí với Công ty TNHH Beijing YueDuLi Culture từ ngày 24/12/2010.
Ông Nguyễn Đức Vinh, giám đốc điều hành XYZ khẳng định: "Sau khi nhận được thông tin qua điện thoại từ phía Đinh Tị, chúng tôi đã kiểm tra phía đối tác Trung Quốc và được họ cung cấp về thông tin ủy quyền của tác giả và cũng là độc quyền. Chúng tôi đã phát hành cuốn sách trong vòng 18 tháng kể từ ngày kí hợp đồng, đúng với các điều khoản đã nêu. Hợp đồng bản quyền của Đinh Tị còn được kí sau chúng tôi gần 1 năm. Như vậy chúng tôi rất đàng hoàng trong việc xuất bản cuốn sách".
Ông Vinh cho biết thêm, "Ngoài việc thông báo qua điện thoại, công ty Đinh Tị chưa hề có bất kì văn bản chính thức nào gửi sang phía XYZ mà chỉ gửi công văn sang NXB Hồng Đức, là đơn vị cấp phép phát hành. Vì vậy, cho đến hôm nay chúng tôi cũng chưa cần có trả lời chính thức nào dành cho họ, nếu có vấn đề về kiện cáo".
Hợp đồng của công ty XYZ và Công ty TNHH Beijing YueDuLi Culture, ngày 24/12/2010 |
"Tai nạn thường tình khi làm việc với đối tác Trung Quốc"?
Ông Bùi Việt Bắc, - GĐ NXB Hồng Đức trần tình: "Trong sự việc này, có lẽ hai công ty VN đều là nạn nhân của phía đối tác Trung Quốc. Hợp đồng bản quyền và các hóa đơn chứng từ phía XYZ gửi đầy đủ nên việc cấp phép phát hành cuốn sách là đúng thủ tục pháp lý. Đối với sự việc như thế này, giải pháp tốt nhất cho 2 công ty VN là thương lượng".
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nếu có sai phạm từ phía đối tác Trung Quốc thì đơn vị nào sẽ bảo vệ quyền lợi cho các công ty sách Việt Nam trong việc mua bán bản quyền, ông Bắc nói: "Trách nhiệm này thuộc về phía Cục bản quyền. Tuy nhiên hiện tại các bên mua bản quyền tại Việt Nam chưa chịu ngồi với nhau để nhìn ra chân tướng sự việc thì rất khó có hướng giải quyết rõ ràng được."
Tham khảo thêm ý kiến của một chuyên viên giấu tên làm việc lâu năm trong ngành xuất bản, chị cho biết "Đây là tai nạn thường tình khi làm việc với đối tác Trung Quốc, họ không chuyên nghiệp như các NXB Anh, Pháp, Mỹ... Trước đây, một số công ty sách của VN từng gặp phải rủi ro tương tự và tình trạng này đã không phải chỉ xảy ra một lần".
Với những tranh chấp bản quyền như thế này, sẽ rất thiệt thòi cho các công ty Việt Nam khi mà thị phần - và kèm theo đó là lợi nhuận - dành cho tác phẩm bị buộc phải chia sẻ.
Một cán bộ giấu tên khác làm việc tại Cục bản quyền chia sẻ kinh nghiệm với những trường hợp tương tự đã: "Có thể sai phạm lại nằm ở phía tác giả. Thậm chí có trường hợp chủ thể gốc của tác phẩm lại ủy quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức nào đó bán bản quyền của mình; như vậy là qua tới 2 hoặc 3 khâu, rất phức tạp, thông thường phải có chứng từ ủy quyền để xác minh. Để tránh thiệt thòi, các nhà xuất bản phải rất thận trọng khi kí bản quyền, nhất là các sản phẩm có yếu tố nước ngoài"
TS Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền cho biết: "Chúng tôi mới nhận được công văn thông báo về vụ việc từ phía công ty Đinh Tị, trong công văn chưa nêu yêu cầu cụ thể nào nên không thể nói gì trong thời điểm hiện tại." |
- Vân Sam