- Lần đầu tiên xuất hiện, nhạc kịch tưởng tượng (lyric fantasy) đã trở thành món ăn tinh
thần độc đáo cho người mê thanh nhạc cổ điển, nhất là khi thể
loại opera vốn hiếm khi được biểu diễn ở Việt Nam.
TIN BÀI KHÁC
Biểu diễn đặc biệt vở opera Đứa bé và những đồ vật bị phù phép (L’Enfant et les Sortilèges) của nhà soạn nhạc Maurice Ravel đã nhận được những tràng pháo tay giòn giã của tất cả người xem - đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi - nhờ hình ảnh phong phú, cách kể chuyện tinh tế và âm nhạc được chơi rất toàn vẹn.
Đây là một buổi diễn có quy mô khá đồ sộ gồm gần 100 người đến từ nước Pháp, gồm dàn nhạc,12 nghệ sỹ hát chính và 65 đội viên hợp xướng - trong đó có những nghệ sĩ Pháp nổi tiếng, như: Sebastien Surel (violin), Marc Vieillefon (violin), Armelle Khourdoian (giọng nữ cao - vai Ngọn lửa), Rosalie Dubois (giọng nữ trung - vai bà mẹ), Alix Le Saux (giọng nữ trung - vai đứa trẻ), Medhi Hennad (giọng nam cao - vai chiếc tủ đồng hồ).
"Đứa bé và những đồ vật bị phù phép" là một vở nhạc kịch tưởng tượng hai phần được Maurice Ravel sáng tác từ năm 1919 đến 1925, hợp tác với Colette – người sau đó đã viết nên cuốn sách với tên gọi ban đầu là Divertissement pour ma fille. Đây là tác phẩm nhạc kịch tưởng tượng thứ hai và cũng là cuối cùng của Ravel, sau tác phẩm Giờ Tây Ban Nha (1907).
Buổi biểu diễn được mở màn bằng một loạt các tác phẩm khí nhạc của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp này trước khi bước vào phần opera chính. Khó có thể nói phần khí nhạc tuyệt vời hơn hay phần opera tuyệt vời hơn. Marc Vieillefon - nghệ sĩ vĩ cầm chơi solo đã thể hiện gần như hoàn hảo trong bản Sonata dành Violin và Piano cung Sol trưởng. Ông chơi tinh tế, sạch sẽ và kiêu hãnh như thể không vướng bụi, khiến người nghe nhớ lại cách chơi đàn của Hilary Hahn - nghệ sĩ vĩ cầm tài ba từng có mặt tại Việt Nam năm 2005.
Vở nhạc kịch tưởng tượng là một món ăn lạ mà nhóm làm việc người Pháp đã mang đến Việt Nam. Cần có một khối lượng nhân sự đồ sộ cho vở nhạc kịch này, thêm vào đó là trang phục và bối cảnh hết sức cầu kì. Là một vở nhạc kịch dành cho trẻ em, Ravel đã khiến nó trở thành một bài học kì diệu trong đôi mắt trẻ thơ với những đồ vật biến nói, những con vật sống động. Không chỉ có thế, "Đứa bé và những đồ vật bị phù phép" còn chứa đựng những ý nghĩa nhân văn, khi mà sự trừng phạt đáp trả lại cách cư xử tồi đứa trẻ chính đến từ những sinh vật và đồ vật xung quanh nó, chứ không phải từ sự tức giận của người lớn.
Bối cảnh thần kì của câu chuyện
Giọng nữ cao Armelle Khourdoian trong vai Ngọn lửa
TIN BÀI KHÁC
Những nghệ sĩ vừa chụp vừa giấu máy ảnh
Chuyện rùng rợn về cuốn sách bọc da người
Cổ vật triệu đô bốc hơi ở bảo tàng
Adele lọt top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới
Chuyện rùng rợn về cuốn sách bọc da người
Cổ vật triệu đô bốc hơi ở bảo tàng
Adele lọt top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới
Biểu diễn đặc biệt vở opera Đứa bé và những đồ vật bị phù phép (L’Enfant et les Sortilèges) của nhà soạn nhạc Maurice Ravel đã nhận được những tràng pháo tay giòn giã của tất cả người xem - đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi - nhờ hình ảnh phong phú, cách kể chuyện tinh tế và âm nhạc được chơi rất toàn vẹn.
Đây là một buổi diễn có quy mô khá đồ sộ gồm gần 100 người đến từ nước Pháp, gồm dàn nhạc,12 nghệ sỹ hát chính và 65 đội viên hợp xướng - trong đó có những nghệ sĩ Pháp nổi tiếng, như: Sebastien Surel (violin), Marc Vieillefon (violin), Armelle Khourdoian (giọng nữ cao - vai Ngọn lửa), Rosalie Dubois (giọng nữ trung - vai bà mẹ), Alix Le Saux (giọng nữ trung - vai đứa trẻ), Medhi Hennad (giọng nam cao - vai chiếc tủ đồng hồ).
Đứa trẻ giận dữ và hành hạ đồ vật xung quanh |
"Đứa bé và những đồ vật bị phù phép" là một vở nhạc kịch tưởng tượng hai phần được Maurice Ravel sáng tác từ năm 1919 đến 1925, hợp tác với Colette – người sau đó đã viết nên cuốn sách với tên gọi ban đầu là Divertissement pour ma fille. Đây là tác phẩm nhạc kịch tưởng tượng thứ hai và cũng là cuối cùng của Ravel, sau tác phẩm Giờ Tây Ban Nha (1907).
Buổi biểu diễn được mở màn bằng một loạt các tác phẩm khí nhạc của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Pháp này trước khi bước vào phần opera chính. Khó có thể nói phần khí nhạc tuyệt vời hơn hay phần opera tuyệt vời hơn. Marc Vieillefon - nghệ sĩ vĩ cầm chơi solo đã thể hiện gần như hoàn hảo trong bản Sonata dành Violin và Piano cung Sol trưởng. Ông chơi tinh tế, sạch sẽ và kiêu hãnh như thể không vướng bụi, khiến người nghe nhớ lại cách chơi đàn của Hilary Hahn - nghệ sĩ vĩ cầm tài ba từng có mặt tại Việt Nam năm 2005.
|
Ngọn lửa từ bếp lò tức giận vì bị hành hạ |
Vở nhạc kịch tưởng tượng là một món ăn lạ mà nhóm làm việc người Pháp đã mang đến Việt Nam. Cần có một khối lượng nhân sự đồ sộ cho vở nhạc kịch này, thêm vào đó là trang phục và bối cảnh hết sức cầu kì. Là một vở nhạc kịch dành cho trẻ em, Ravel đã khiến nó trở thành một bài học kì diệu trong đôi mắt trẻ thơ với những đồ vật biến nói, những con vật sống động. Không chỉ có thế, "Đứa bé và những đồ vật bị phù phép" còn chứa đựng những ý nghĩa nhân văn, khi mà sự trừng phạt đáp trả lại cách cư xử tồi đứa trẻ chính đến từ những sinh vật và đồ vật xung quanh nó, chứ không phải từ sự tức giận của người lớn.
Bối cảnh thần kì của câu chuyện
Chiếc ghế cử động |
|
Đồng hồ nổi loạn |
Hai nghệ sĩ cử động uyển chuyển trong vai mèo |
Đầm lầy với những chú ếch nhỏ |
Loài bướm, chuồn chuồn và sóc con |
Giọng nữ cao Armelle Khourdoian trong vai Ngọn lửa
Trong một ngôi nhà cũ kĩ ở vùng quê, vào giữa
buổi chiều, một cô bé bảy tuổi đang ngồi, gắt gỏng, trước đống bài tập
về nhà. Bà mẹ vào phòng và tức giận vì sự lười biếng của con gái mình.
Bị phạt, cô bé nổi cơn giận dữ: ném chiếc sứ chén Trung Hoa và ấm trà, tra tấn con sóc trong lồng, kéo đuôi con mèo ; và nó lấy que cời lò ngoáy than đang cháy, dốc ngược ấm đun nước ; nó xé quyển sách, bóc giấy dán tường, phá hỏng chiếc đồng hồ cũ. "Tôi tự do, tự do, tàn ác và tự do! ..." Kiệt sức, nó thả mình vào chiếc ghế bành cũ... nhưng chiếc ghế bành từ chối. Và câu chuyện tưởng tượng bắt đầu. Lần lượt, những đồ vật và con thú trở nên sống động, nói và đe dọa đứa trẻ đang hóa đá. Trong ngôi nhà, rồi trong khu vườn, các sinh vật lần lượt thể hiện sự bất bình và ham muốn trả thù. Khi đứa bé gọi mẹ, tất cả các sinh vật nhảy vào nó để trừng phạt. Nhưng rồi xảy ra những cuộc trò chuyện và thích thú, đứa trẻ đã chăm sóc một chú sóc bị thương trong sự náo loạn. Những sinh vật tha thứ cho nó và cùng đồng thanh gọi mẹ nó để giúp nó trở lại với mẹ mình. |
Vân Sam - Lương Lý
Ảnh: Angellittlefire
Ảnh: Angellittlefire