- Chuyện tưởng chừng như rất không bình thường này vừa
diễn ra tại Hà Nội chiều 21/5 trong một sự kiện long trọng, nơi một khách sạn
thay vì khai trương một nhà hàng, một quầy bar hay một dịch vụ xa xỉ, lại mở cửa
một nơi để tôn vinh quá khứ.
Khám phá hầm bí ẩn trong khách sạn 5 sao
Lối cầu thang xuống căn hầm được gắn biển như một công trình lịch sử. |
Những tấm biển bằng kính với các câu chuyện sống động được gắn trên vách hầm. |
Người ta không còn phải chui xuống hầm qua một chiếc thang kim loại dựng đứng, đi ủng lội nước bì bõm và xách theo những chiếc đèn như trước nữa. Những bức tường ố vàng màu thời gian, những ống nước hoen gỉ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn với một lối đi riêng cùng những biển chỉ dẫn như một bảo tàng sống. Một thế giới hoàn toàn đối lập so với những gì màu mè, lộng lẫy, sang trọng và tiện nghi đang tồn tại phía trên của căn hầm này, nơi tọa lạc một khách sạn 5 sao được phong huyền thoại từng là nơi trú chân của những nguyên thủ, ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới.
Ông
Kai Speth, TGĐ khách sạn Metropole: “Chúng tôi hoàn toàn không biết sẽ tìm thấy gì cho đến khi khoan lỗ khoan đầu tiên qua mái hầm”. |
"Mấy năm qua không có một tuần nào mà khách không hỏi tôi về hầm trú ẩn của khách sạn. Thậm chí có những khách còn nói với tôi là họ đã từng xuống hầm. Điều này làm tôi trăn trở. Và tôi tự hứa với mình rằng nếu có một cơ hội tôi muốn được thử tìm xem căn hầm ở đâu, nhìn thế nào để thoả mãn sự tò mò của mình. Căn hầm có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với khách sạn. Nó đóng vai trò quan trọng với nhiều người trong vòng 10 năm, từ năm 1965 đến năm 1975, thậm chí còn sau cả tháng 4 năm 1975 khi chiến tranh kết thúc. Thế rồi cuối năm ngoái, sau 3 năm chỉ biết nghe khách hỏi về căn hầm trú ẩn, chúng tôi có cơ hội tìm thấy căn hầm khi khách sạn quyết định cải tạo Bamboo Bar. Đó là cơ hội duy nhất để tôi tìm ra câu trả lời.
Khi đang thi công nền móng Bamboo
Bar, chúng tôi quyết định thăm dò, khoan và đào sâu hơn nữa. Vì không có khái
niệm gì về vị trí cụ thể, chúng tôi cứ đào một cách tình cờ. Rồi sau vài lần,
cuối cùng chúng tôi tìm thấy căn hầm. Tôi rất bất ngờ vì căn hầm khá rộng, ban
đầu bị ngập nước đến tận nóc, chúng tôi đã tháo nước ra trong một tuần và đào
một đường xuống hầm. Rồi đến một việc khó khăn nữa là làm thế nào để mang căn
hầm trở lại. Chưa bao giờ tôi từ bỏ ý định này. Tôi tin căn hầm là một phần của
lịch sử khách sạn và chúng tôi phải nỗ lực làm nó sống lại, mở cửa căn hầm như
một đài tưởng niệm để chúng tôi được chia sẻ câu chuyện lịch sử với khách", ông
Kai Speth, TGĐ khách sạn chia sẻ.
Bob Devereaux cho hay ông chính là người đã khắc tên mình trên bức tường của căn hầm vào hồi tháng 8 năm 1975, khi chiến tranh đã kết thúc, mặc dù ông không hoàn toàn nhớ vì sao mình đã làm vậy. |
Bob Devereaux là một trong những vị khách đầu tiên thăm quan căn hầm. |
Ông trở thành một trong những
nhân vật được cánh phóng viên săn đón nhiều nhất với những hồi ức sống động
trong quá khứ. "Thời điểm tôi đến Hà Nội, thành phố như vẫn còn trong giai đoạn
chiến tranh và được gác bởi súng trường. Văn phòng ĐSQ Úc nằm trong khách sạn
Metropole và nhân viên sứ quán được phát một tập phiếu lương thực cho các bữa ăn
từ khách sạn. Vì không có phòng trống nên tôi dùng căn hầm này để chứa đồ. Tôi
còn giữ cả rượu Úc ở đó. Căn hầm tối, ảm đạm và hay bị ngập nước. Tôi không nhớ
là mình đã khắc tên lên vách hầm. Tôi cũng tò mò muốn xuống hầm để xem lại dòng
chữ của mình khi đó và cố nhớ lại một thời đã qua".
Gemma Cruz Araneta cho biết bà sẽ viết tiếp tập 2 cuốn Nhật ký Hà Nội với những câu chuyện dành riêng cho khách sạn Metropole và căn hầm trú ẩn lịch sử sau chuyến đi này. |
Cùng có mặt trong lễ khai trương căn hầm trú ẩn lịch sử này còn có Gemma Cruz Araneta, Hoa hậu quốc tế 1964, người đã từng có mặt khách sạn Metrople năm 1968. Trở lại Hà Nội sau 44 năm, Gemma Teresa Cruz Araneta mang theo cuốn hồi ký về Hà Nội mang tên "Hanoi Diary: The Excerpts" (Nhật ký Hà Nội: Những trích đoạn) mới xuất bản với những hồi tưởng của một vị khách du lịch nước ngoài khi tới Hà Nội. Cuốn hồi ký này cũng có nhắc đến căn hầm trú ẩn trong lòng khách sạn Metropole ở trích đoạn mang tên "Báo động! Báo động!".
"Nơi trú ẩn của khách sạn là căn
phòng bê tông dài và hẹp, nơi mà tôi tưởng tượng có thể dựng thành một vũ trường
hợp thời. Căn phòng được xếp những chiếc ghế gỗ màu xanh lá cây và mặc dù không
có điện, tôi vẫn nhìn thấy một chiếc quạt máy đang chạy. Thật tình, người Việt
Nam là những vị chủ nhà ân cần và chu đáo". Bà Gemma Cruz Araneta viết rằng nhân
viên khách sạn thường xuyên đi tuần tra với súng trường trên tay và mũ bảo hiểm
trên đầu, "và họ thuyết phục các vị khách khác vào hầm trú ẩn".
Bà Gemma Cruz Araneta gần như còn
nhớ như in ký ức về căn hầm trú ẩn, nơi bà đã bước vào cách nay tròn 44 năm.
"Ngay khi đặt chân đến khách sạn vào ngày thứ Sáu, 17/5, chúng tôi nhìn thấy một
số tấm biển ghi “abri” – hầm trú ẩn và mũi tên hướng dẫn tới vị trí căn hầm. Tôi
đã hi vọng là mình sẽ không bao giờ phải sử dụng “abri”. Thế nhưng chúng tôi đã
phải lao tới hầm trú ẩn hai lần: một lần vào lúc 2h30 chiều ngày 24/55 khi tiếng
còi báo động kinh hoàng rú lên trên toàn bộ thành phố".
Bob Devereaux đứng bên bức tường lưu lại tên ông trong căn hầm lịch sử. |
Cùng tham quan căn hầm trú ẩn
Những cánh cửa hoen gỉ đi vào từng phòng
Phòng trú ẩn nhìn từ ngoài vào
Căn phòng nhìn từ trong ra
Chiếc bóng đèn đã nhuốm màu thời gian còn nguyên vẹn
Nước từ ngoài vẫn nhỏ giọt vào căn hầm
Cánh cửa gỗ và ống nước cũ.
Lối cầu thang lên thẳng khách sạn nay đã bị bịt, nước từ trên bậc tràn xuống nền của căn hầm
Sàn hầm luôn bị ngập nước dù đã được hút và sửa chữa.
Những ô cửa le lói nhìn xuyên qua các căn phòng.
Những bảng điện hoen gỉ nay không còn được sử dụng nhưng vẫn được giữ nguyên vẹn như hơn 40 năm trước.
Những cánh cửa mọc rêu trắng.
Mọi chi tiết trong hầm vẫn được giữ lại nguyên vẹn.
Một đui đèn nay đã không còn được sử dụng
Bức tường nhuốm màu và bóng loáng do hơi ẩm.
Chiếc chốt cửa vào các phòng của căn hầm
Hạnh Phương - Nguyễn Hoàng