TIN BÀI KHÁC
Sân khấu không thể “đĩ” trong tên kịch?
Đoàn kịch NSND Lan Hương bị hủy diễn ở phía Nam
Nhà hát Kịch VN: Lê Hùng về hưu, rồi sao nữa?
Sinh viên “sốt xình xịch” vì nhạc kịch “Góc tối”
Nữ nhà văn Minh Ngọc theo kịch vì Lưu Quang Vũ
Đoàn kịch NSND Lan Hương bị hủy diễn ở phía Nam
Nhà hát Kịch VN: Lê Hùng về hưu, rồi sao nữa?
Sinh viên “sốt xình xịch” vì nhạc kịch “Góc tối”
Nữ nhà văn Minh Ngọc theo kịch vì Lưu Quang Vũ
Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, đến nay đã có 20 đơn vị, trường nghệ thuật trong cả nước đăng ký tham gia với 26 vở diễn.
Nhà hát Tuổi trẻ góp vào liên hoan với 2 vở diễn: Nhà có năm anh em trai kịch bản Nguyễn Thu Phương dựa theo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, đạo diễn NSƯT Anh Tú. Vở này công diễn năm ngoái, đã ra mắt khán giả phía Nam đầu năm nay và cũng được sự đón nhận nhiệt tình của khán giả và được đánh giá là ít nhiều chạm được những góc khuất của đời sống hiện đại.
Cảnh trong vở Bến và bờ dự liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2012 (Ảnh: Tình Lê) |
Vở Đàn ông cũng khóc vốn là kịch bản của tác giả Lê Chí Trung. Vở này đã được công chiếu và rất ăn khách ở phía Nam. Sau đó, NSƯT Tuấn Hải đã sửa lại kịch bản chút ít cho phù hợp với kịch Bắc, NSƯT Chí Trung (trưởng đoàn kịch II, nhà hát Tuổi Trẻ) dựng lại.
Nhà hát Kịch Việt Nam mang đi 2 vở diễn không mới, vốn là những kịch bản đã dàn dựng từ những năm trước: Đi tìm điều không mất , tác giả Lê Quý Hiền, NSƯT Đỗ Kỷ dựng năm 2003. Chia tay hoàng hôn tác giả Sĩ Hanh, NSƯT Tuấn Hải dựng năm 2007. Ngoài ra còn là sự góp mặt của Nhà hát Quân đội, Đoàn kịch nói Công an nhân dân, CLB Sân khấu của ĐH Sân khấu & Điện ảnh...
Ngoài ra, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cũng góp một vở khá hay Bến và bờ (hay còn gọi là Quyền lực và tội ác) vào liên hoan này. Vở diễn do NSƯT Tuấn Hải làm đạo diễn đã ra mắt khán giả thủ đô từ ngày 4/7 và thu hút được rất đông khán giả, vở chính luận nhưng không giáo điều. Vở diễn quy tụ nhiều tên tuổi nổi tiếng trong làng kịch nghệ như, NSƯT Trần Nhượng, NSƯT Thu Hà, NSƯT Lệ Ngọc, NSƯT Hoàng Lan...
Có thể thấy, năm nay, ngoài thế hệ đạo diễn “tre già” như NSND Doãn Hoàng Giang thì đa phần góp mặt vào Liên hoan là lớp nghệ sĩ trẻ . Ở mùa liên hoan trước, người ta vẫn thấy các vở diễn có mảng miếng na ná giống nhau bởi có những đạo diễn chỉ đạo cả 2, 3 vở còn năm nay, hy vọng những gương mặt đạo diễn trẻ sẽ làm nên một diện mạo mới của sân khấu kịch phía Bắc.
Trong khi kịch Bắc rộn ràng chuẩn bị mang tác phẩm đi “thi thố” thì sân khấu TP.HCM - được xem là năng động nhất nước - dường như lại không mấy mặn mà. Trong số các đơn vị nghệ thuật ở TP.HCM đã đăng ký tham gia có: Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần, Sân khấu kịch Sài Gòn Phẳng, Kịch Sài Gòn, Nhà hát Thế Giới Trẻ - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh TP.HCM, Sân khấu Kịch Nụ Cười Mới… Còn lại rất nhiều sân khấu của các nhóm kịch tư nhân thì cho biết sẽ không tham gia vì lý do không có kinh phí. Bởi theo như kế hoạch, khi dự liên hoan mỗi đơn vị nghệ thuật sẽ được ban tổ chức hỗ trợ kinh phí dựng vở khoảng 50 triệu đồng. Nhưng số tiền này chỉ đủ dựng vở. Vì vậy, nếu tham gia liên hoan các đoàn sẽ phải tự lo chi phí đi lại, ăn ở… nên sân khấu kịch tư nhân rất "ngại” dự liên hoan. Bởi nếu tính toán chi tiết, nếu các đơn vị kịch xã hội hóa tham dự liên hoan, ngoài việc phải lo kinh phí ăn ở, đi lại cho toàn bộ ê kíp (có khi lên tới hàng trăm triệu đồng), đó là chưa kể, trong thời gian diễn ra liên hoan, các sân khấu kịch lại phải bỏ khoảng 10 suất diễn. |
Tình Lê