- Bởi ngôi sao giải trí ru ngủ con người, còn nhà khoa học, nhà triết học đánh thức con người, thách thức sự vươn lên, phản bác những thói hư tật xấu của con người.

ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN

Dấu ấn văn hóa Việt vẫn là cái gì đó rất xa xưa!
Oprah Winfrey đã phải xin lỗi như thế nào?

Việt Nam trong tác phẩm du ký kinh điển
Cô gái thất học và triết gia lãng mạn
Bánh mì trời hay bánh mì trần thế?
Em 13 tuổi, và em bị bán
"Nàng men chàng bóng" dội nước lạnh vào người đồng tính
'Cầu trời cho em rời đi để tôi có thể thở trở lại'
Thiên tài từ túp lều nghèo khó

"Đành rằng ông chủ nhà cần phải biết trước số huê lợi của người mình mướn nhà, coi họ có đủ điều kiện trả tiền tháng cho mình không? Nhưng quan trọng hơn nữa, là phải biết nhân sinh quan của người ấy như thế nào? Một vị tướng trước khi giao chiến đành rằng phải biết tổng số quân của địch, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết trước triết lý về nhân sinh của quân địch như thế nào. Câu nói này thâm thúy vô cùng! Đối với kẻ có một nhân sinh quan như Tào Tháo: "Thà ta phụ người hơn để người phụ ta" thì giao thiệp với con người ấy là điều đáng lo ngại".

Bởi vậy, hiểu biết là quan trọng! Hiểu biết bảo vệ con người và nâng cao con người vượt qua số phận. 

Đối với kẻ có một nhân sinh quan như Tào Tháo: "Thà ta phụ người hơn để người phụ ta" thì giao thiệp với con người ấy là điều đáng lo ngại

Câu chuyện về “giao thiệp với Tào Tháo” là một trong những ý tưởng dẫn giải mà học giả Nguyễn Duy Cần (bút hiệu Thu Giang) đã chia sẻ trong tác phẩm "Tôi tự học", một trong những tác phẩm quan trọng và hiếm có của người Việt viết về phương pháp tự học, từ đào luyện một nền tảng kiến thức, văn hóa vững chắc cho mình. 

Việc hiểu biết về nhân sinh quan của bản thân mình và những người khác, xác định được những chân giá trị.., sẽ khiến con người có được những lựa chọn hợp lý, đỡ hối tiếc hơn trong cuộc đời.  Những năm 20 của thế kỉ trước, thi sĩ Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) đã viết “Dân 25 triệu, ai người lớn, nước 4000 năm vẫn trẻ con”. Làm sao để một công dân qua tuổi 18 bắt đầu đạt được sự trưởng thành về tinh thần? Để có được những điều đó, không có con đường nào khác là học tập. Con đường học tập mà học giả bày ra, là đọc sách và trao cho bản thân người đọc quyền suy ngẫm và hành động.

Cách đây vài tháng, một khảo sát tại Hà Nội với 200 học sinh cấp 2 về cuốn sách các em yêu thích, em Nguyễn Danh Duy, lớp 7H1 trường Trưng Vương đã hỏi: "Làm thế nào để đọc một cuốn sách mà không cảm thấy nhàm chán, không tốn thời gian? Làm thế nào để chọn một cuốn sách bổ ích nhất cho mình?". Thì đây, "Tôi tự học" có thể giải đáp phần nào cho em câu hỏi đó.

*Những trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn sách "Tôi tự học" (NXB Trẻ - 2012) của tác giả Thu Giang - Nguyễn Duy Cần

Học giả Nguyễn Duy Cần (1907 – 1998)

Jules Lemaitre nói: "Đứa học trò hay nhất của tôi là đứa không đồng ý kiến với tôi".

Phải chăng bước đầu tiên của tư tưởng là phải dám đặt nghi vấn trước những vấn đề mà mọi người đều xem thường hay tin tưởng là mình đã hiểu rồi?

Chỉ có những người tự đắc và nông nổi mới dám quả quyết: "Đời đục cả, một mình ta trong. Đời say cả, một mình ta tỉnh". Tự mãn trong sự hiểu biết của mình và tin tưởng rằng không có gì phải suy xét lại nữa là tự hủy hoại con đường tiến thủ tinh thần của ta rồi. 

Vì vậy, theo thiển ý, một trong những "mật pháp" của một nền giáo dục sâu sắc không gì bằng tập cho thanh thiếu niến sớm biết được cái nghệ thuật "tán thưởng". Platon có nói: "Biết ngạc nhiên, đó là nguyên nhân của triết học".
....

Những văn gia đại tài thường là những kẻ biết khêu gợi và làm sống lại những tư tưởng ấp ủ trong lòng người. Họ là những kẻ khéo gieo vào lòng người những câu hỏi, những thắc mắc và cả những nghi vấn. Họ là những kẻ biết "thổi" vào lòng người ngọn gió "hoài nghi", một thứ ngoài nghi triết lý mà André Gide gọi là "hoài nghi phá hoại" làm thay đổi suy nghĩ và tính lười biếng mà người ta đã âm thầm xây dựng trên những thành kiến lâu đời. 

Có thể nói họ là những nhà "đại cách mạng" và giải thoát tâm hồn con người ra khỏi gông xiềng của những tư tưởng hẹp hòi lâu nay đã giam hãm con người trong những giá trị sai lầm, bất động. Thích Ca, Lão Tử hay phải chăng là những nhà đại cách mạng của nhân loại vì họ đã dám phá tan những ảo vọng của con người? Họ là những người làm thức tỉnh chứ không phải là người ru ngủ nhân loại.

Vì thế, họ thường là những người bị kẻ cùng thời đối đãi có khi hằn học hay lạnh lùng, nếu họ không bị đem lên cây thập ác mà hành hình như đức Da Tô. Trái lại, một Francoise Sagan, một James Deans... lại được phần đông thanh niên sùng bái như một vị thần. Đó là chỗ phân biệt những bậc vĩ nhân, thứ chân và thứ giả.

*

Cần đọc những sách cao hơn tầm hiểu biết của mình.

Không cố gắng không sao tiến bộ được.

Có người quá thận trọng, quá rụt rè không dám đọc những sách cao quá trình độ hiểu biết của mình. Đọc sách cùng một trình độ tư tưởng của ta cũng như đọc những sách cùng đồng một chí hướng với ta chẳng khác nào kết bạn với những bậc ngang hàng, chỉ được có người tán tụng phụ họa mà không có người nâng đỡ hoặc giúp ta đặt lại vấn đề, cùng suy nghĩ thêm nhiều khía cạnh bất ngờ khác.

Những sách cùng một trình độ với mình sẽ ít tác dụng, vì họ chỉ mang lại cho ta có cái tiếng dội của những ý kiến của ta mà thôi. Tác giả không cao hơn ta sẽ không giúp ích gì cho ta là mất. Tuy lắm khi mình không theo kịp họ, nhưng cũng có lúc mình cũng lấn họ, và nếu cần, cũng "chống lại" với họ.

Làm bạn thì nên làm bạn với những kẻ cao hơn mình về tài đức, đọc sách nên đọc những quyển sách cao hơn trình độ tư tưởng của mình thì mới mong tiến bộ mau trên con đường trí thức.

*

Đọc sách mà tin cả sách, cũng như đọc sách mà bất cứ câu nào cũng phản đối là hai thái độ không nên có của một người đứng đắn. 

Đọc sách mà phản ứng lại với sách là cái quyền, hơn nữa, là phận sự của mỗi người. Nhưng, ta chỉ có cái quyền đó, cái phận sự đó khi nào ta đã làm hết sức ta để đứng theo quan niệm của tác giả.

Nên nhớ kỹ: Phản đối, chống lại tác giả không phải là bảo tác giả phải bỏ quan niệm của họ để nhìn nhận quan niệm của mình, mà trái lại, chỉ cho tác giả biết, đứng trong trường hợp của tác giả, tác giả phải nên có quan niệm như thế nào để khỏi phải có sự mâu thuẫn, phải lẽ hơn hoặc hay hơn mà tôi. 

Những kẻ có tính ưa phản đối, công kích để phản đối công kích mà thôi, thì thật là khả ố. Họ lầm lẫn óc phê bình với óc phản bác. Hai thái độ ấy khác nhau rất xa. Nhưng kẻ đụng đâu phê bình đó, không kể gì đến liêm sỉ, thường lại được bọn người vô học ưa thích, vì họ lầm tưởng hạng người ấy là hạng người đại tài, bởi có tài mới phê bình kẻ khác một cách dễ dàng được. Đứng về phương diện tâm lý mà xét thì phần đông kẻ có óc phản bác (hay ưa nói nghịch), đều có lẽ vì bị cái "tâm cảm tự ti": họ dìm kẻ khác để nâng cao mình lên. Ngoài ra, họ không còn có phương tiện gì khác để nâng cao giá trị của họ cả.

*

Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn. Có cao, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. 

Người có văn hóa cao là người mà tâm hồn thật cao rộng, dung nạp được tất cả mọi ý kiến dị đồng, không có những thành kiến hay tư tưởng một chiều, bao giờ cũng nhìn thấy tất cả mọi bề mặt và bề trái của sự đời. Kẻ nào tin tưởng một cách quả quyết rằng chỉ có mình nắm được chân lý tuyệt đối là kẻ không thể có lòng khoan dung rộng rãi. Nhất là không thể là một nhà tâm lý sâu sắc được.

Học rộng sẽ giúp ta đi từ "tuyệt đối luận" qua "tương đối luận", biết vượt lên trên những lập trường eo hẹp hạn định của một hệ thống tư tưởng hợp với mình để thông cảm với những hệ thống tư tưởng khác không hợp với lòng ưa thích của mình. Người học thức rộng là người biết thưởng thức tất cả mọi hình thức văn hóa bất luận đông tây hay kim cổ.

Đầu óc hẹp hòi, hay suy nghĩ có một chiều, nên dễ sinh ra cuồng tín. Cuồng tín là tai họa ghê gớm nhất của thời đại, bất cứ là thời đại nào. Trừ bớt được nó chút nào, may ra chỉ có văn hóa. Như vậy, phải chăng văn hóa là phương tiện tranh đấu duy nhất để đem lại tình thương và hòa bình cho nhân loại? Đó là mục tiêu cao nhất của văn hóa: Làm cho con người hoàn toàn sứ mạng của con người. 

Học giả Nguyễn Duy Cần (Thu Giang) là một nhà nhà biên khảo và trước tác nổi tiếng của Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông viết nhiều cuốn sách quan trọng có giá trị được nhiều người biết đến tận ngày nay như "Cái cười của Thánh nhân", "Cái dũng của Thánh nhân", "Dịch học tinh hoa", "Nhập môn Triết học Đông phương", "Toàn chân triết luận" (1936), "Óc sáng suốt" (1952), "Thuật xử thế của người xưa" (1954), "Văn minh Tây phương và Đông phương" (1957)... Tác phẩm"Tôi tự học" (1960), một cuốn sách quan trọng được xem là giải đáp cho cách thức học tập và đọc sách của ông, vừa được tái bản sau nhiều năm

  •   Vân Sam