- "Thưa ngài triệu phú, tôi có một ý tưởng mà tôi tin rằng sẽ giúp ông tiết kiệm được nhiều thời giờ quý báu".

ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN

Tại sao ngôi sao giải trí được yêu hơn nhà khoa học?
Dấu ấn văn hóa Việt vẫn là cái gì đó rất xa xưa!

Oprah Winfrey đã phải xin lỗi như thế nào?

Việt Nam trong tác phẩm du ký kinh điển
Cô gái thất học và triết gia lãng mạn
Bánh mì trời hay bánh mì trần thế?
Em 13 tuổi, và em bị bán


Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton từng thổ lộ trong cuốn hồi kí rằng, hồi trẻ ông chịu ảnh hưởng sâu về quản lý thời gian từ người viết cuốn sách "How to get control of your time and your life" (1973).  Tác giả Alan Lakein nói:  "Thời gian = Cuộc đời. Do đó, lãng phí thời gian đồng nghĩa với lãng phí cuộc đời; còn làm chủ thời gian đồng nghĩa với làm chủ cuộc đời".

Có hai phát biểu cực kì phổ biến trong xã hội hiện đại nhưng cũng cực kì mâu thuẫn.  Ta thường xuyên nghe ai đó nói rằng họ đang làm một việc chỉ để "giết thời gian". Và cũng chính những người này, trong một thời khắc khác lại than thở, ước gì một ngày có 48 giờ.

Với thời gian, mọi người đều công bằng, dù là người giàu nhất hay người nghèo nhất, người bận rộn hay người thảnh thơi, người giỏi chuyên môn hay người đang lăn lộn học tập....Không ai được ban tặng nhiều hơn 24 giờ mỗi ngày. Nhưng sự khác biệt về cách sử dụng thời gian là một nguyên nhân quan trọng để có người cực kì thành đạt, có người mãi mãi không có được một thành tựu nào đáng kể trong suốt cuộc đời.

*Những trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn sách "Mỗi ngày tiết kiệm một giờ" (NXB Trẻ - 2012) của tác giả người Mỹ Michael Heppell.


"In Time" - Một bộ phim sản xuất năm 2011 nói về sự quý báu của thời gian

Vào cuối thế kỉ trước, Charles Shwab chính là người giàu nhất hành tinh. Một ngày nọ, một chàng trai đến gặp ông và nói:

"Thưa ông Shwab, tôi có một ý tưởng mà tôi tin rằng sẽ giúp ông mỗi ngày tiết kiệm được nhiều thời giờ quý báu. Tôi tin ý tưởng này rất hay đến nỗi tôi muốn trao nó cho ông, và tất cả những gì tôi yêu cầu chỉ là ông hãy dùng nó trong một tháng, rồi sau đó hãy trả cho tôi số tiền mà ông nghĩ rằng xứng đáng với giá trị của nó".

Charles Schwab chấp nhận lời đề nghị, và một tháng sau ông trả cho người thanh niên kia 100.000 đô la!

Bạn có muốn biết ý tưởng đó là gì không?

Nó thật đơn giản nhưng lại cực kì uy lực

*Vào cuối mỗi ngày hãy viết ra 5 THỨ QUAN TRỌNG NHẤT cần làm vào ngày hôm sau*

*Vào cuối mỗi ngày hãy viết ra 5 THỨ QUAN TRỌNG NHẤT cần làm vào ngày hôm sau*

Tôi xin được thêm một vài từ để giúp nó thật sự rõ ràng: VÀ THỰC HIỆN CHÚNG.

Tôi hiểu lúc này bạn đang nghĩ "Chỉ có thế thôi hả?". Một ý tưởng nhiều triệu đô la mà đơn giản tới mức một đứa nhóc 5 tuổi cũng nghĩ ra được? Tôi không trách bạn, bởi chính tôi cũng nghĩ vậy khi lần đầu tiên nghe cái ý tưởng 100.000 đô la này. Thế rồi tôi thử áp dụng đó.

Và đây là những lý do nó thực sự xuất sắc:

Nó thể hiện sự ưu tiên: Bạn cho phép bao nhiêu đầu việc xuất hiện trên danh sách của mình? Chỉ có 5. Đừng bao giờ nhiều hơn 5, và phải là 5 thứ quan trọng nhất. Không phải 5 thứ dễ nhất, nhanh nhất, hay gấp nhất!

Nó cho phép sự gia hạn: Giả sử bạn có 1 ngày thật bận rộn, và khi nhìn lại "danh sách Top 5", bạn thấy mình chỉ mới hoàn thành 3 trong số đó. Bạn có chán, nản hay bực không? Không cần đâu. Thật ra bạn còn có thể hơi mừng vì tối nay mình đã biết đầu việc số 1 và 2 trong danh sách là gì!

Nó đòi hỏi hành động: Vì bạn đang sử dụng danh sách "5 việc quan trọng nhất" làm nền tảng cho những hành động của mình vào ngày hôm sau, và chúng cực kì rõ ràng.

*

Hãy biết yêu cái thùng rác.


"Ôm" quá nhiều thứ sẽ khiến bạn trở nên chậm chạm. "Ôm" quá nhiều thứ sẽ ngốn mất của bạn nhiều giây phút quý giá. "Ôm" quá nhiều thứ sẽ tạo ra nhiều năng lượng xấu.


Sự lộn xộn làm mất thời gian nhiều hơn

Hãy vứt bỏ những đồ sành sứ cũ - những món đồ vẫn bị nhét bên dưới những bát đĩa "thực thụ" mà bạn vẫn dùng hàng ngày.

Tôi biết là lúc này bạn đang tự nhủ: "Lỡ mình vứt thứ gì đó mình cần thì sao?", "Lỡ hôm nay mình vứt con ốc này, nhưng mai mình bỗng nhiên cần một con giốngy như vậy?", hoặc "Vứt hết đi như thế này thì tội lỗi quá!"

Vậy thì đây là một số ý kiến có thể tạo động lực cho bạn.

Thứ nhất, bạn chẳng cần con ốc, đoạn dây, cái túi cũ, báo cũ, thiệp cũ, cái ca mẻ, cục pin chết, mảnh thảm dơ, cái hộp đựng bàn ủi bạn đã mua lần trước, cái thùng đựng rượu còn dư, sách hướng dẫn, lọ hoa nứt....

Và nếu xảy ra một tình huống hiếm hoi khiến bạn cần đến chúng, bạn cũng chẳng thể nhớ nổi đã cất chúng ở nơi nào, và sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm, chưa kể bạn sẽ dễ nổi khùng trong quá trình đó.

Tôi có thói quen giữ lại sách hướng dẫn sử dụng của mọi thứ trên đời, dồn đống lại, nhét đầy tủ, và tạo ra một mớ hỗn độn đến phát khiếp. Thế rồi tôi phát hiện ra Google! Cứ thử tìm các hướng dẫn sử dụng cho hầu như mọi thứ trong nhà hay trong công ty mà xem, bạn sẽ tìm thấy.

Thứ hai, nếu phải cảm thấy "tội lỗi", đó là tội lỗi vì bạn đang không làm những điều trong danh sách những việc quan trọng đối với bản thân. Có thể suy nghĩ này sẽ cho bạn đủ động lực để dọn dẹp vào thứ vớ vẩn.

Việc dọn dẹp những đống lộn xộn chính là điều mấu chốt để giành thêm được 1 giờ mỗi ngày, nên hãy quyết định và theo đến cùng.

Trong lúc đó bạn cũng đừng quên một số "điểm nóng" khác: chiếc xe, cặp táp, túi xách, bàn làm việc, email, máy tính....

Rồi lại còn các ngăn kéo, nhà kho, kệ sách, và đừng bắt tôi phải nhắc đến cái tủ ở dưới gầm cầu thang đấy nhé!

Vân Sam