- Có hiệu lực từ tháng 7/2005 nhưng mới qua 7 năm mà nhiều điều khoản trong Luật Xuất Bản đã bộc lộ những bất cập và không theo kịp sự phát triển của thị trường xuất bản. Mới trình kỳ họp Quốc hội trước nhưng dự thảo Luật Xuất Bản sửa đổi đã được phê chuẩn ngay ở kỳ họp vừa rồi.



Thị trường xuất bản được kỳ vọng sđược kiểm soát mạnh hơn sau khi Luật được sửa đổi.

Trong phiên họp ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao vì nhiều ý kiến góp ý cho Luật Xuất bản tại kỳ họp thứ 3 đã được tiếp thu. Ngày 20/11, Quốc hội đã thông qua Luật Xuất bản (sửa đổi) nhanh chóng với 92,37 số phiếu tán thành. Phạm vi điều chỉnh của Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản, in, phát hành; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, in, phát hành.

Luật Xuất bản sửa đổi gồm 6 chương và 59 điều, thêm 1 chương về Xuất bản phẩm điện tử nhưng bỏ các quy định về thời hạn giấy phép, bổ sung quy định về các trường hợp cấp đổi hoặc thu hồi giấy phép hoạt động. Theo Luật mới, các đơn vị liên kết xuất bản được chính thức cho phép tham gia vào khâu biên tập bản thảo, tuy nhiên các biên tập viên làm việc cho các nhà xuất bn phải có chứng chỉ hành nghề và sẽ bthu hồi chứng chỉ biên tập nếu xuất bản phẩm (do mình biên tập) bị thu hồi.

Càng nở rộ càng khó kiểm soát

Xuất bản vốn được coi là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm bởi nó làm ảnh hưởng đến không chỉ một mà nhiều người đọc, thậm chí nhiều thế hệ. Một cuốn sách nhiều lỗi, nội dung lệch lạc, không kiểm soát được về mặt nội dung khi đưa ra thị trường, với hàng ngàn, thậm chí hàng vạn bản được in ra sẽ có tác động không nhỏ tới cả một cộng đồng rộng lớn.

Sự nở rộ của thị trường xuất bản, với sự ra đời của hàng ngàn nhà in, vô số nhà xuất bản, các ấn phẩm ra lò dưới hình thức liên kết xuất bản cho người đọc nhiều cơ hội tiếp cận hơn với kho tri thức khổng lồ của nhân loại, với nhiều đầu sách phong phú thuộc nhiều thể loại.

Tuy nhiên, cũng chính vì sự cởi mở đối với lĩnh vực xuất bản cùng những lỗ hổng trong Luật Xuất Bản 2004 đã bộc lộ những điểm yếu đòi hỏi phải lấp đầy để đưa hoạt động xuất bản trở lại đúng quỹ đạo của nó.

Là cơ quan quản lý ngành xuất bản, cũng là cơ quan từng đứng ra soạn thảo Luật Xuất Bản năm 2004 nhưng lãnh đạo Cục Xuất Bản đã sớm nhận thấy những hạn chế của Luật cũ, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát các nhà xuất bản, các xuất bản phẩm cũng như các nhà in và đã dốc tổng lực để lập dự án Luật Xuất bản (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3, tháng 5/2012.

Quản lý xuất bản phẩm thời đại s

Bộ Thông tin và Truyền thông, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã giao cho Cục Xuất Bản lập dự án chi tiết Luật Xuất bản (sửa đổi), thay đổi và bổ sung các điều khoản mới để đáp ứng những đòi hỏi từ thực tế.

Những hạn chế của Luật 2004 được nghiêm túc nhìn nhận. Nhiều điểm mới được bổ sung để theo kịp sự phát triển quá nhanh của thị trường xuất bản nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng đầu ra của các xuất bản phẩm, quy rõ trách nhiệm của những người liên quan, nhằm mang tới người đọc những ấn phẩm chất lượng.

Trong thời gian Luật Xuất bản được thực thi, các xuất bản phẩm điện tử đã xuất hiện dưới nhiều hình thức đa dạng (trên internet, điện thoại di động, máy tính bảng, các thiết bị đọc sách...) trong khi Luật Xuất Bản 2004 chỉ dành 1 Điều để cập đến việc xuất bản xuất bản phẩm trên Internet. Chính vì vậy, Luật mới đã được điều chỉnh, thậm chí dành hẳn 1 Chương lớn cho các xuất bản phẩm điện tử (Chương V. XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM ĐIỆN TỬ). Đây được đánh giá là bước tiến lớn đối với Luật Xuất bản sửa đổi kỳ này.


Sách điện tđưc tiếp thđến tận trẻ em trong ngày hội sách và văn hóa đọc 2012.

Cơ sở in hết thời làm loạn

Đặc biệt, lĩnh vực in vốn được coi là lĩnh vực khó quản lý nhất thời gian qua bởi chỉ có khoảng 400/1500 cơ sở in chịu sự điều chỉnh của Luật Xuất Bản và Nghị định số 105/2007/NĐ-CP của Chính phủ (tức là ngoài việc đăng ký kinh doanh theo pháp luật doanh nghiệp, cơ sở in còn phải có giấy phép hoạt động in khi tham gia in xuất bản phẩm, báo chí tem chống giả.

Chính điều này đã tạo nên kẽ hở lớn, dẫn đến việc buông lỏng quản lý 1100 cơ sở in còn lại và không kiểm soát được nội dung các xuất bản họ đưa ra thị trường. Tuy nhiên, ở Luật Xuất bản (sửa đổi), hoạt động của các nhà in sẽ bị kiểm soát mạnh hơn với những điều khoản nghiêm ngặt, từ giấy phép đến nội dung các xuất bản phẩm sẽ in tới điều kiện thu hi giấy phép hoạt động. Đây chính là cơ sở quan trọng để kiểm soát thị trường sách lậu. 

Tư nhân chưa được lập nhà xuất bản

Mặc dù có một số đại biểu nêu ý kiến nên mở rộng cho tư nhân đứng ra thành lập các NXB nhưng Luật Xuất Bản sửa đổi lần này vẫn chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản do hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa - tư tưởng. Hiện nay, cả nước có 64 nhà xuất bản nhưng con số có đủ điều kiện, năng lực và tầm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa đọc cũng như thị trường xuất bản chưa vượt quá con số 10.

Đặc biệt, trong 64 nhà xuất bản thì có tới 70% các nhà xuất bản có vốn chỉ ở mức 2 tỉ đồng, doanh thu của 64 nhà xuất bản (NXB) lớn trên cả nước năm vừa qua mới chỉ đạt hơn 40 tỷ đồng. Trung bình các nhà xuất bản thực hiện mỗi năm hơn 22.000 cuốn sách với trên 265 triệu bản in. Trong đó, tính trung bình số sách liên kết xuất bản chiếm khoảng 51%, cá biệt có nhiều NXB số sách liên kết chiếm 90% - 100% số sách xuất bản.

Do yếu kém về năng lực, thiếu nhân lực, nhiều nhà xuất bản buông lỏng quản lý, không tuân thủ đúng quy trình biên tập đọc và duyệt bản thảo, duyệt phát hành. Một số nhà xuất bản không đủ sức giám sát đối tác liên kết, thậm chí là phó thác hoàn toàn sản phẩm liên kết cho đối tác quyết định và chủ yếu sống nhờ vào việc bán giấy phép xuất bản.

Cũng chính vì các nhà xuất bản không kiểm soát được, nên các đối tác đã tự tăng số lượng in, không nộp lưu chiểu, thậm chí thay đổi tên và nội dung bản thảo, dẫn đến tình trạng không ít xuất bản phẩm kém chất lượng.

Do vậy Luật sửa đổi cũng đã bổ sung quy định rõ những trường hợp bị đình chỉ hoạt động xuất bản, thu hồi giấy phép thành lập hoặc bị giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật, nhằm chấn chỉnh việc cho thành lập nhà nhà xuất bản không đủ các điều kiện, bảo đảm kỷ cương, góp phần nâng cao chất lượng công tác xuất bản.

Có thể nói, sự làm việc nghiêm túc của ban soạn thảo không chỉ hoàn thiện Luật Xuất Bản (sửa đổi) mà còn góp phần kiểm soát và cải thiện chất lượng thị trường xuất bản hiện nay.

Bài, ảnh Hoàng Vy